Chuyên gia Mỹ: Hãy đối xử với AI như vũ khí sinh học, không phải bom hạt nhân!

Hạ Nhi
Mới đây, trang Gizmodo.com, một trang web về công nghệ thông tin chuyên cập nhật những tin tức nóng hổi về các xu hướng công nghệ nổi tiếng thế giới đã có bài phân tích về cách mà con người nên đối xử với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia Mỹ: Hãy đối xử với AI như vũ khí sinh học, không phải bom hạt nhân! (Nguồn: gizmodo.com)
Hình ảnh minh họa cho lời kêu gọi đối xử với AI như vũ khí sinh học. (Nguồn: gizmodo.com)

Trong bài viết Hãy đối xử với AI như vũ khí sinh học, không phải vũ khí hạt nhân của Emilia Javorsky, nhà khoa học-bác sĩ, Giám đốc Viện Tương lai cuộc sống (Mỹ), tác giả cho rằng, bất chấp việc gần đây thế giới liên tục so sánh AI với bom hạt nhân, có một cách tiếp cận khác phù hợp hơn, đó là điều chỉnh loại công nghệ này như vũ khí sinh học hay công nghệ sinh học.

Tin liên quan
Sắp nhận vũ khí Mỹ, Saudi Arabia bàn chuyện gì với Nga? Sắp nhận vũ khí Mỹ, Saudi Arabia bàn chuyện gì với Nga?

Theo tác giả, AI có lẽ là loại công nghệ mạnh mẽ nhất trong lịch sử nhân loại mà con người ngày nay đang phát triển. Tác hại của AI, bao gồm phân biệt đối xử, đe dọa tính dân chủ và tập trung ảnh hưởng, đã được ghi chép lại đầy đủ.

Tuy nhiên, các công ty AI hàng đầu vẫn đang chạy đua để xây dựng các hệ thống AI ngày càng mạnh mẽ, làm leo thang rủi ro với tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử loài người.

Khi lãnh đạo các nước vật lộn tìm cách ngăn chặn, kiểm soát sự phát triển của AI cũng như các rủi ro liên quan, họ cần xem xét những điều chỉnh và tiêu chuẩn mà trước đó nhân loại đã tận dụng để sáng tạo nó trong quá khứ.

Điều chỉnh và đổi mới có thể cùng tồn tại song song, đặc biệt là khi cuộc sống con người đang bị đe dọa.

Lời cảnh tỉnh từ công nghệ hạt nhân

Mặc dù năng lượng hạt nhân an toàn hơn dầu mỏ đến hơn 600 lần nếu xét về tỷ lệ tử vong và có hiệu suất khổng lồ, nhưng ít quốc gia động đến nó vì những hậu quả mà họ thấy được từ cách tiếp cận lâu nay về hạt nhân.

Thế giới biết về công nghệ hạt nhân dưới dạng bom nguyên tử và bom khinh khí. Với những loại vũ khí này, lần đầu tiên trong lịch sử, con người phát triển một công nghệ có khả năng chấm dứt nền văn minh nhân loại, là sản phẩm của một cuộc chạy đua vũ trang ưu tiên tốc độ và đổi mới sáng tạo hơn là sự an toàn và kiểm soát.

Những thất bại tiếp theo về an toàn kỹ thuật và quản lý rủi ro, nổi tiếng là nguyên nhân dẫn đến thảm họa hạt nhân tại Chernobyl và Fukushima, phá hủy mọi cơ hội khiến con người có thể chấp nhận mặt tích cực của năng lượng hạt nhân.

Bất chấp việc đánh giá rủi ro tổng thể của năng lượng hạt nhân vẫn rất thuận lợi và thời gian hàng thập kỷ các nhà khoa học vẫn nỗ lực để thuyết phục thế giới về khả năng tồn tại của nó, khái niệm 'hạt nhân' vẫn bị …vấy bẩn.

Khi một công nghệ gây ra tác hại trong các giai đoạn mới hình thành, nhận thức xã hội và phản ứng thái quá theo đó có thể làm hạn chế vĩnh viễn lợi ích tiềm năng của nó. Do những bước đi sai lầm ban đầu với năng lượng hạt nhân, con người đã không thể tận dụng nguồn năng lượng sạch, an toàn của nó, đồng thời tính trung hòa carbon và ổn định năng lượng vẫn là một giấc mơ khá viển vông.

Cách tiếp cận đúng của công nghệ sinh học

Dù vậy, trong một số lĩnh vực, con người đã làm đúng. Công nghệ sinh học là một lĩnh vực như vậy, được khuyến khích phát triển nhanh chóng trong bối cảnh nhiều bệnh nhân đang phải chịu đựng và nhiều cái chết vẫn diễn ra hàng ngày vì những căn bệnh không có phương pháp điều trị.

Đặc điểm của nghiên cứu này không phải là 'di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ', mà là đổi mới nhanh nhất và an toàn nhất có thể. Con người giới hạn tốc độ đổi mới trong lĩnh vực này bởi một hệ thống quy định, đạo đức và chuẩn mực nhằm bảo phúc lợi của xã hội và cá nhân, đồng thời bảo vệ ngành công nghiệp này khỏi bị tê liệt bởi những phản ứng dữ dội có thể dẫn đến thảm họa.

Khi cấm vũ khí sinh học tại Công ước vũ khí sinh học trong Chiến tranh Lạnh, các siêu cường đối lập nhau đã thống nhất rằng việc tạo ra những vũ khí này không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai. Các nhà lãnh đạo thấy rằng không nên coi những công nghệ khó kiểm soát nhưng rất dễ tiếp cận này là cơ chế để giành chiến thắng trong chạy đua vũ trang mà là mối đe dọa đối với chính nhân loại.

Emilia Javorsky là một trong những nhà khoa học gần đây đã ký vào bức thư ngỏ ủng hộ việc tạm dừng phát triển AI trong sáu tháng. Cô cũng ký vào tuyên bố cảnh báo rằng, AI gây ra “nguy cơ tuyệt chủng” cho nhân loại.

Việc tạm dừng chạy đua vũ khí sinh học cho phép con người nghiên cứu phát triển nó với tốc độ có trách nhiệm. Các nhà khoa học và cơ quan quản lý áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với bất kỳ cải tiến mới nào có khả năng gây hại cho con người.

Những điều chỉnh này đã không phải trả giá mà còn thiết lập một nền kinh tế sinh học, với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực từ năng lượng sạch đến nông nghiệp.

Trong đại dịch Covid-19, các nhà sinh học đã áp dụng công nghệ mRNA, để cho ra đời những loại vaccine hiệu quả với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người.

Một cuộc khảo sát gần đây của các nhà nghiên cứu AI cho thấy, 36% người tham gia cảm thấy rằng AI có thể gây ra thảm họa cấp độ hạt nhân. Mặc dù vậy, phản ứng của các chính phủ và các điều chỉnh đang diễn ra khá chậm. Tốc độ này không phù hợp với tốc độ áp dụng công nghệ, điển hình là ứng dụng ChatGPT hiện đã vượt quá 100 triệu người dùng.

Bối cảnh rủi ro khi AI “leo thang” nhanh chóng đã khiến 1.800 CEO và 1.500 giáo sư ở Mỹ gần đây đã ký một lá thư kêu gọi tạm dừng phát triển AI trong sáu tháng, khẩn trương bắt tay vào quá trình điều chỉnh và giảm thiểu rủi ro. Việc tạm dừng này sẽ giúp cộng đồng toàn cầu có thời gian để hạn chế những tác hại do AI gây ra và ngăn chặn nguy cơ có thể gây thảm họa không thể đảo ngược đối với xã hội của chúng ta.

Khi đánh giá rủi ro và tác hại tiềm tàng của AI, chúng ta đồng thời phải tính toán, tránh để mất những tiềm năng tích cực của công nghệ này. Nếu phát triển AI một cách có trách nhiệm ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ khai thác được những lợi ích đáng kinh ngạc từ công nghệ này. Ví dụ, lợi ích của việc áp dụng AI trong khám phá và phát triển thuốc, cải thiện chất lượng và chi phí chăm sóc sức khỏe, đồng thời tăng khả năng tiếp cận bác sĩ và điều trị y tế.

DeepMind của Google đã chỉ ra rằng AI có khả năng giải quyết các vấn đề cơ bản trong sinh học mà từ lâu con người đã né tránh. Theo nghiên cứu, AI có thể đẩy nhanh việc đạt được mọi Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đưa nhân loại hướng tới một tương lai mà ở đó sức khỏe, công bằng, thịnh vượng và hòa bình được cải thiện.

Đây là thời điểm để cộng đồng toàn cầu xích lại gần nhau, giống như cách đây 50 năm tại Công ước vũ khí sinh học, để bảo đảm sự phát triển AI là an toàn và có trách nhiệm. Nếu không hành động sớm, chúng ta có thể sẽ hủy diệt tương lai tươi sáng với AI cũng như xã hội hiện tại của chính chúng ta.

Nga tung quyết định táo bạo về vũ khí hạt nhân, EU vội gióng chuông cảnh báo, Ukraine cậy nhờ HĐBA, Mỹ nói gì?

Nga tung quyết định táo bạo về vũ khí hạt nhân, EU vội gióng chuông cảnh báo, Ukraine cậy nhờ HĐBA, Mỹ nói gì?

Liên minh châu Âu (EU), Đức, Mỹ và Ukraine đã lên tiếng về tuyên bố mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc ...

Chủ tịch Triều Tiên nói 'không bao giờ được hài lòng' về vũ khí hạt nhân, Mỹ khẳng định quyết tâm không lay chuyển

Chủ tịch Triều Tiên nói 'không bao giờ được hài lòng' về vũ khí hạt nhân, Mỹ khẳng định quyết tâm không lay chuyển

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, ngày 27/3, Chủ tịch nước này Kim Jong-un đã kêu gọi quân đội tăng cường ...

AI nỗi lo mất việc của nhiều người lao động Mỹ

AI nỗi lo mất việc của nhiều người lao động Mỹ

AI đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nơi làm việc, nó mang đến nhiều lợi ích cho cả tổ chức lẫn nhân ...

AI trở thành điểm sáng trên thị trường việc làm ảm đạm của Trung Quốc

AI trở thành điểm sáng trên thị trường việc làm ảm đạm của Trung Quốc

Những công việc liên quan đến lĩnh vực AI dành cho tân cử nhân đang tăng vọt và trở thành điểm sáng hiếm hoi trên ...

Tổng thống Mỹ gặp Thủ tướng Anh: Kiên định với Ukraine, sẽ 'cứng tay' với Nga, Tuyên bố Đại Tây Dương 'chưa từng có'

Tổng thống Mỹ gặp Thủ tướng Anh: Kiên định với Ukraine, sẽ 'cứng tay' với Nga, Tuyên bố Đại Tây Dương 'chưa từng có'

Ngày 8/6, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak đang ở thăm Washington D.C.

(lược dịch)

Đọc thêm

Vietlott 2/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 2/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 2/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 2/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 2/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 2/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 2/5/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 2/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 2/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 2/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 2/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận nhanh nhất hôm nay - XSBTH 2/5/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình ...
XSTN 2/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 2/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 2/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 2/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay - XSTN 2/5/2024. KQXSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ số Tây ...
Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 ghi nhận thị trường thế giới lao dốc không phanh, trong nước cầm chừng.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động