Nhỏ Bình thường Lớn

Chuyên gia Nga: 30% dân số toàn cầu có thể phải di cư vì biến đối khí hậu

Biến đổi khí hậu đã khiến nhiệt độ tại một số vùng ở Nga như Krasnodar lên tới hơn 40 độ C vào mùa Hè, khiến nơi này không còn phù hợp cho một bộ phận người cao tuổi.
(07.02) Nhiệt độ tăng cao vào mùa Hè tại Krasnodar do biến đổi khí hậu có thể khiến nơi đây không còn phù hợp với một bộ phận người cao tuổi ở Nga - Ảnh minh họa. (Nguồn: iStock)
Nhiệt độ tăng cao vào mùa Hè tại Krasnodar do biến đổi khí hậu có thể khiến nơi đây không còn phù hợp với một bộ phận người cao tuổi ở Nga - Ảnh minh họa. (Nguồn: iStock)

Ngày 2/7, nhà khí hậu học người Nga Alexei Kokorin nhận định trong trường hợp xấu nhất, biến đổi khí hậu có thể khiến gần 3 tỷ người - tương đương khoảng 30% dân số thế giới - vào cuối thế kỷ này. Trong kịch bản tốt nhất, ông cho rằng con số này sẽ ở mức 10%.

Chuyên gia Kokorin cho rằng nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được mức trung hòa carbon sẽ giúp tránh được kịch bản tiêu cực. Tuy nhiên, ngay cả khi mọi thứ diễn ra thuận lợi, một phần dân số thế giới sẽ buộc phải di cư do thiếu nước sạch.

Tin liên quan
Xung đột Nga-Ukraine đe dọa bí mật Xung đột Nga-Ukraine đe dọa bí mật 'Cổng vào thế giới ngầm'

Ông Kokorin cũng cho rằng người Nga về hưu bắt đầu tính đến biến đổi khí hậu khi chọn nơi sinh sống. Ông chỉ ra rằng những người từ Chukotka trước đây thường cố gắng đến vùng Krasnodar khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, họ lại đến các tỉnh Omsk và Novosibirsk, bởi Krasnodar giờ đây đã quá nóng đối với họ. Điều đó cho thấy con người đã điều chỉnh nơi cư trú của họ vì khí hậu.

Theo ông Kokorin, nhiệt độ mùa Hè ở Krasnodar có thể tăng lên trên 40°C, mức có hại cho người lớn tuổi đã sống ở miền Bắc trong nhiều năm.

Trung hòa carbon là một trong những điều kiện để thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (COP). Hiện Mỹ và thành viên Liên minh châu Âu (EU) dự định đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Mốc thời gian này với Nga và Trung Quốc là vào năm 2060, còn Ấn Độ là năm 2070.

Tháng Sáu vừa qua, Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc dự báo rằng trong 5 năm, nhiệt độ toàn cầu có thể đạt mức kỷ lục. Điều này là do hoạt động phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và sự thay đổi pha của dòng hải lưu từ La Nina sang El Nino.

Việt Nam ủng hộ nỗ lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đối với hoà bình và an ninh quốc tế

Việt Nam ủng hộ nỗ lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đối với hoà bình và an ninh quốc tế

Việt Nam khẳng định HĐBA LHQ, với trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cần tiếp tục thúc đẩy chương trình ...

New Zealand chốt thỏa thuận quốc phòng mới với một quốc đảo Thái Bình Dương

New Zealand chốt thỏa thuận quốc phòng mới với một quốc đảo Thái Bình Dương

Ngày 14/6, New Zealand và Fiji đã ký kết thỏa thuận quốc phòng, trong bối cảnh thách thức tại khu vực ngày càng gia tăng, ...

Canada mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Canada mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 14/6, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang đã tiếp bà Catherine Stewart, Đại sứ ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp ước tài chính toàn cầu mới: Chia sẻ tầm nhìn chung tăng trưởng bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp ước tài chính toàn cầu mới: Chia sẻ tầm nhìn chung tăng trưởng bền vững

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định, việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh ...

Tăng cường hợp tác hơn nữa giữa AFD và Việt Nam trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng

Tăng cường hợp tác hơn nữa giữa AFD và Việt Nam trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị AFD tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các dự án giảm ...

(theo TTXVN)