Chuyên gia Pháp chia sẻ kinh nghiệm phát triển tinh thần liêm chính trong cộng đồng khoa học

Nga Đỗ
Từ kinh nghiệm của nước Pháp, GS Olivier Le Gall, Chủ tịch Hội đồng liêm chính học thuật Pháp (CoFIS) cho rằng, để thực sự phát triển tinh thần liêm chính trong cộng đồng khoa học, cần phải có nỗ lực từ nhiều phía, ở cả ba cấp độ: cơ sở nghiên cứu, quốc gia và quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những thách thức mà xã hội loài người phải đối diện ở buổi đầu thiên niên kỷ thứ III, điển hình như dịch bệnh toàn cầu Covid-19 đang diễn ra hiện nay, tiếng nói của khoa học ngày càng cần được lắng nghe.

Thế nhưng, phương pháp khoa học có thực sự phù hợp trong mắt công chúng và nhà chức trách? Họ tin tưởng khoa học đến đâu? Niềm tin ấy có bị những vụ bê bối gian lận ầm ĩ làm hoen ố đi hay không?

Ý thức được hiện tượng “con voi chui lọt lỗ kim” trong thời gian gần đây, nền khoa học Pháp đang từng bước xây dựng cho mình một hệ thống củng cố tinh thần liêm chính học thuật.

Tại Hội thảo trực tuyến “Truth isn't truth: Liêm chính học thuật vì một nền khoa học có trách nhiệm” do Hiệp hội Đại học Pháp ngữ (AUF) tổ chức mới đây, GS Olivier Le Gall, Chủ tịch Hội đồng liêm chính học thuật Pháp (CoFIS) sẽ đưa ra câu trả lời sáng rõ cho một số vấn đề lâu nay đang bị xem là “vùng xám” ở một số quốc gia, thực ra vốn là “vùng tối” về mặt liêm chính học thuật ở góc nhìn quốc tế.

Chuyên gia Pháp chia sẻ về phát triển tinh thần liêm chính trong cộng đồng khoa học
Hội thảo trực tuyến “Truth isn't truth: Liêm chính học thuật vì một nền khoa học có trách nhiệm” do AUF tổ chức mới đây. (Nguồn: AUF)

Theo GS Le Gall, liêm chính học thuật không phải là một “vấn đề”, mà là một ý niệm tích cực về cách thức và phương pháp mà nhà khoa học cần tuân thủ để đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với hoạt động nghiên cứu.

Tuy vậy, trong thực tế đó cũng là một thách thức vì trong xã hội có thể tồn tại những quan điểm trái ngược về “sự thật” khoa học.

Đối với nhà nghiên cứu, cần phải ý thức rõ ràng rằng khoa học không phải là quan điểm hay ý kiến, mà là phương pháp lập luận khách quan, độc lập và kiểm chứng được. Một nhà khoa học muốn được xã hội tôn trọng thì trước tiên cần phải chứng tỏ mình xứng đáng được tôn trọng.

Một trong những cách thức đảm bảo sự tôn trọng phương pháp khoa học, đó là đánh giá công trình nghiên cứu thông qua cơ chế bình duyệt (peer-review). Đây là điểm khác biệt giữa khoa học so với nhiều lĩnh vực khác của xã hội, giúp bảo đảm tính khách quan và xác thực của các khám phá khoa học, hoặc kiểm chứng những kết quả bất thường, thiếu tính thuyết phục.

Nhưng cũng chính trong cơ chế bình duyệt này vẫn có những lỗ hổng khiến cho chất lượng bình duyệt không phải lúc nào cũng đạt được mức độ kì vọng.

Nhiều hình thức gian lận tinh vi trong chế biến dữ liệu, ngụy tạo kết quả, đạo văn khoa học… đã xuất hiện và vẫn đang tồn tại dai dẳng trong cộng đồng khoa học.

GS Le Gall cho rằng, để xây dựng một nền khoa học có trách nhiệm, cần phải quan tâm đầy đủ đến cả 3 trụ cột: đạo đức nghiên cứu khoa học, tính liêm chính của nhà khoa học, và đạo đức nghề nghiệp của viên chức nghiên cứu. Như một chiếc ghế ba chân, bất cứ chân nào yếu đều có thể làm chiếc ghế đổ sụp.

Các nguyên lí đạo đức nghiên cứu do cộng đồng khoa học và cộng đồng xã hội định ra. Các quy tắc liêm chính học thuật do mỗi nhà nghiên cứu thực hành vận dụng trong công việc của mình.

Và các quy định đạo đức nghề nghiệp dùng để kiểm soát và phòng ngừa các mối xung đột lợi ích có thể nảy sinh khi viên chức nghiên cứu thực hiện hoạt động khoa học đồng thời với nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau.

Trong 3 trụ cột đó, tính liêm chính của cá nhân nhà nghiên cứu biểu hiện qua 4 tiêu chí: độ tin cậy (reliability), tính trung thực (honesty), sự tôn trọng (respect) và tính trách nhiệm (accounability).

Đây là các nguyên tắc cốt lõi của Bộ Quy tắc ứng xử châu Âu về liêm chính trong nghiên cứu khoa học, ban hành lần đầu vào năm 2005.

Nếu như đạo văn khoa học, giả mạo và ngụy tạo dữ liệu là các hành vi sai phạm hiển nhiên, thì trong thực tế hiện nay tồn tại một “vùng xám” có biên độ khá rộng, bao gồm hàng loạt các vi phạm về tính trung thực, độ tin cậy, sự tôn trọng hoặc khả năng truy xuất nguồn gốc kết quả nghiên cứu.

Các hành vi sai phạm phổ biến nhất là xé lẻ kết quả nghiên cứu (salami-slicing), tô hồng kết quả (beautification), lạm dụng chữ kí (undue signatures), trích dẫn thiên vị (biased references), che giấu dữ liệu (withholding results), dùng sai dữ liệu thống kê (statistical misuse)...

Chia sẻ về việc xây dựng hệ thống phát triển liêm chính học thuật tại Pháp, GS Le Gall cho rằng chính nước Pháp đã đi sau so với nhiều nước khác, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ và Bắc Âu. Nhưng nhờ sự kiên trì và những nỗ lực bền bỉ suốt từ năm 2010, quốc gia này đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực này.

Trong đó, đáng kể nhất là việc thành lập Văn phòng Liêm chính Học thuật Pháp (OFIS) và xây dựng mạng lưới các cán bộ đại diện liêm chính tại các trường đại học và viện nghiên cứu.

Đồng thời, nền tảng pháp lý cũng được hoàn thiện nhằm điều tiết tốt hơn các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo tiến sĩ, đạo đức nghề nghiệp của viên chức nghiên cứu và các bộ quy tắc ứng xử hay thoả ước về liêm chính trong nghiên cứu khoa học.

Từ kinh nghiệm của nước Pháp, GS Le Gall cho rằng để thực sự phát triển tinh thần liêm chính trong cộng đồng khoa học, cần phải có nỗ lực từ nhiều phía, ở cả ba cấp độ: cơ sở nghiên cứu, quốc gia và quốc tế.

Trong đó, vai trò quan trọng và thiết yếu đầu tiên vẫn là cá nhân nhà nghiên cứu. Vì dù mỗi cơ sở nghiên cứu và mỗi nhà nghiên cứu có thể có những định hướng chuyên môn khác nhau, nhưng tất cả đều có những nguyên tắc chung về phương pháp cần tuân thủ, nhằm không ngừng đóng góp cho xã hội những khám phá, hiểu biết khoa học mới có giá trị.

GS Le Gall nhấn mạnh, giá trị cốt lõi nhất mà nhà khoa học cần đảm bảo trong công việc của mình là tính trung thực. Tập trung vào chất lượng tự thân trong công việc nghiên cứu, đòi hỏi cao ở chính bản thân về sự liêm chính, không thoả hiệp với những hành vi gian dối khi xuất bản kết quả nghiên cứu, đó chính là lời khuyên dành cho mọi nhà nghiên cứu trẻ muốn phát triển và củng cố tinh thần liêm chính học thuật của mình.

GS. TS. Lê Huy Bắc: Khoa học xã hội của Việt Nam không kém, sao lại 'hạ chuẩn' tiến sĩ?

GS. TS. Lê Huy Bắc: Khoa học xã hội của Việt Nam không kém, sao lại 'hạ chuẩn' tiến sĩ?

Trước một số ý kiến cho rằng quy chế mới về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD&ĐT nhằm ‘hạ chuẩn’ cho các nghiên cứu ...

Khoa học phát hiện thêm 3 triệu chứng quan trọng của Covid-19

Khoa học phát hiện thêm 3 triệu chứng quan trọng của Covid-19

Các nhà khoa học cho biết, viêm họng, đau nhức cơ và sổ mũi là những triệu chứng phổ biến của Covid-19 hiện nay.

(theo AUF)

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1 đồng USD được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh.
'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

Baoquocte.vn. Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là 'mỏ vàng' về năng lượng tái tạo.
Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ quốc gia của Ukraine vào cuối năm 2024 đã lên tới 7 nghìn tỷ Hryvnia (khoảng 165,1 tỷ USD), tương đương 92% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Hình ảnh đám cháy lớn thiêu rụi 5 lán nhà tạm tại Hà Nội

Hình ảnh đám cháy lớn thiêu rụi 5 lán nhà tạm tại Hà Nội

Khoảng 20h12 ngày 9/1, tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội xảy ra một vụ hỏa hoạn.
Trận Arsenal vs MU sử dụng quả bóng đặc biệt Ultimax Pro

Trận Arsenal vs MU sử dụng quả bóng đặc biệt Ultimax Pro

Trận đại chiến giữa Arsenal và MU tại vòng 3 FA Cup sẽ sử dụng quả bóng Ultimax Pro phiên bản đặc biệt.
Mức phạt lỗi chuyển làn đường không đúng quy định năm 2025

Mức phạt lỗi chuyển làn đường không đúng quy định năm 2025

Mức phạt mới nhất đối với lỗi chuyển làn đường không đúng quy định sẽ áp dụng theo nội dung quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động