TIN LIÊN QUAN | |
Đề xuất tăng cường quản lý hoạt động sản xuất đồ uống có cồn thủ công | |
Sử dụng đồ uống có cồn: Cấm chứ không hạn chế |
Đó là chia sẻ của TS. Bundit Sornpaisarn - Phó Tổng Giám đốc điều hành, Quỹ Nâng cao sức khỏe Thái Lan tại Hội thảo cung cấp thông tin về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế tổ chức, sáng 8/6, tại Hà Nội.
Tại hội thảo, đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Y tế đã khẳng định, việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động, cần phải được kiểm soát chặt chẽ để giảm mức tiêu thụ.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông. (Ảnh: TL) |
Cũng theo đại diện Bộ Y tế, bằng chứng từ các nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy, sử dụng rượu, bia của Việt Nam đang ở mức báo động và có xu hướng gia tăng nhanh qua các năm, thể hiện qua 3 tiêu chí: mức tiêu thụ số lít cồn nguyên chất bình quân/người/năm nhất là với nam giới, tỷ lệ người dân có uống rượu, bia và tỷ lệ người uống rượu, bia ở mức nguy hại.
Theo báo cáo thực trạng toàn cầu về ĐUCC và sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2014 và WHO 2018, về mức độ tiêu thụ rượu, bia, nếu quy đổi ra số lít cồn nguyên chất thì bình quân/người (trên 15 tuổi)/năm ở Việt Nam đã tăng từ 3,8 lít (giai đoạn 2003 – 2005) lên 6,6 lít (giai đoạn 2008 - 2010) và lên tới 8,3 lít (năm 2016), tức là đã tăng tới 118% và tăng 30 bậc theo xếp loại của WHO từ vị trí 94 lên vị trí 64/194 quốc gia. Trong đó, tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh hơn từ rượu nên tác hại do sử dụng bia cũng đang ngày càng gia tăng. Báo cáo cũng cho thấy, năm 2017, sản lượng bia của Việt Nam là 4,006 tỷ lít.
Về mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất thế giới và tỷ lệ uống rượu bia ở cả hai giới đang ngày càng tăng. Theo báo cáo điều tra các yếu tố nguy cơ với sức khỏe STEPS 2015 của Bộ Y tế, năm 2015, tỷ lệ nam giới sử dụng rượu, bia đã tăng lên ở mức tương ứng là 80,3%.
Và theo báo cáo thực trạng toàn cầu về chất có cồn và sức khỏe của WHO năm 2014, Việt Nam xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, xếp thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng ĐUCC. Cũng theo khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO, tỷ lệ này sẽ còn gia tăng trong những năm tới nếu không có các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ để kịp thời điều chỉnh.
Nghiêm trọng hơn, tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại đang là thách thức lớn ở Việt Nam. Đại diện Bộ Y tế cho biết, năm 2015, có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (tức là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên). Tỷ lệ này ở nam giới đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm (25,1% năm 2010 lên 44,2% năm 2015). Hầu hết các hộ gia đình (88,5%) đều có người uống rượu, bia trong 12 tháng qua, 80% có người uống rượu, bia trong 30 ngày qua, đặc biệt, có 46% hộ gia đình có ít nhất một người uống ở mức nguy hại.
TS. Bundit Sornpaisarn - Phó Tổng Giám đốc điều hành, Quỹ Nâng cao sức khỏe Thái Lan trình bày tham luận tại hội thảo. (Ảnh: TL) |
Trình bày tại hội thảo, đại diện Quỹ nâng cao sức khỏe Thái Lan cũng chia sẻ những điểm chính trong Luật kiểm soát ĐUCC tại Thái Lan như: Cấm bán ở một số địa điểm công cộng, cấm bán vào một số khung giờ trong ngày (6h tối - 11h trưa hôm sau), cấm bán cho người dưới 20 tuổi, cấm quảng cáo (sử dụng hình ảnh ĐUCC, thông điệp thuyết phục uống), cấm khuyến mại bán ĐUCC dưới mọi hình thức...
Sau 10 năm ban hành luật (từ 2008), Thái Lan đã đạt được những kết quả ấn tượng: Người tiêu dùng tuân thủ tốt hơn quy định của luật về không mua ĐUCC tại những nơi cấm bán (93% không mua ở điểm tín ngưỡng, 96% không mua ở công viên, điểm công cộng...), giảm 7% mua hàng trong khung giờ cấm bán, hoạt động khuyến mại quảng cáo giảm 43%...
Bên cạnh đó, Thái Lan còn thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe, nguồn tài chính cho quỹ hoạt động được thu từ các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, bia, rượu (2%). Quỹ này được WHO và Chính phủ Thái Lan đánh giá là minh bạch, hiệu quả và có tác động đáng kể đến việc giảm hút thuốc lá, uống rượu và chấn thương đường bộ.
Đặc biệt, hiệu quả hoạt động của quỹ này cũng được WHO đánh giá rằng, mỗi một USD đầu tư vào việc giảm sử dụng rượu có hại sẽ mang lại lợi ích là 9,13 USD.
Cũng tại hội thảo, đại diện Quỹ Nâng cao sức khỏe Thái Lan cũng đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam như: ĐUCC không phải là hàng hóa thông thường, cần được kiểm soát, cần ban hành chính sách pháp luật về kiểm soát ĐUCC.
TS. Bundit Sornpaisarn cũng khẳng định, các chính sách, pháp luật này cần thiết và sẽ hiệu quả khi Việt Nam nâng cao sự tuân thủ của người dân bằng các quy định về thời gian và địa điểm cấm bán, quy định về độ tuổi được mua; giảm tính có sẵn; giảm tiếp xúc với quảng cáo và các hoạt động khuyến mại...
Uống rượu bia vừa phải giúp sống lâu và tránh mất trí khi về già Một nghiên cứu mới đã khẳng định rằng những người trưởng thành thường xuyên tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức độ vừa phải ... |
Thị trường rượu bia Việt Nam "hút" nhà đầu tư ngoại Dân số trẻ và nền kinh tế phát triển nhanh của Việt Nam đang tạo ra thị trường hấp dẫn đối với các nhà cung ... |
Nhiều nước ASEAN hạn chế đồ uống có cồn Một số quốc gia Đông Nam Á đang thắt chặt luật về việc bán và tiêu thụ đồ uống có cồn. |