Chuyện những người gieo mầm tiếng Việt

Những chia sẻ chân thực của các thầy cô tại tọa đàm “Trao đổi thực trạng dạy và học Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và các giải pháp” vừa được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức ngày 22/8 đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về công cuộc “gieo mầm tiếng Việt” nơi xứ người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Lễ bế giảng năm học tiếng Việt đầu tiên tại Belarus
chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Nỗi trăn trở mang tên tiếng Việt

Là chương trình đặc biệt của Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt 2017 cho giáo viên kiều bào, buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo học viên về từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Mỗi câu chuyện được thảo luận tại đây không phải với mục đích kêu khổ hay kể khó mà đều thể hiện tâm huyết vì sự nghiệp chung. Họ chia sẻ để tìm tiếng nói chung và cùng nhau tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất cho lĩnh vực công tác mà Nhà nước và Chính phủ ta luôn chú trọng và ưu tiên cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN).

chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet
Các giáo viên tiếng Việt tại buổi Tọa đàm. (Ảnh: H.T)

Bức tranh nhiều điểm sáng

Dạy và học tiếng Việt là nhu cầu thiết yếu của cộng đồng NVNONN. Do điều kiện khách quan và chủ quan, công tác này đang diễn ra với các mức độ và kết quả khác nhau, tùy thuộc từng địa bàn. Tuy nhiên, trước thực trạng phần lớn các cơ sở dạy tiếng Việt chỉ ở quy mô nhỏ, mang tính tự phát và không có tài trợ thường xuyên, phong trào này vẫn có những điểm sáng nhờ nỗ lực vượt bậc của các thầy cô và bà con kiều bào...

Không phải là giáo viên chuyên nghiệp, nhưng cô Bùi Thị Oanh (Nhật Bản) đã đến với nghề dạy tiếng Việt chỉ duy nhất bằng tâm huyết. Cũng chỉ vì tấm lòng dành cho con em kiều bào mà hơn một năm nay, cô đã cùng các giáo viên tự bỏ kinh phí cá nhân để thuê lớp học và soạn giáo trình cho các em trên tình thần hoàn toàn tự nguyện. Được sự trợ giúp của Hội Hữu nghị Việt - Nhật, cô đã tổ chức được lớp học đầu tiên tại Nhật Bản với sự tham gia của 30 em học sinh. Mỗi tuần dù chỉ học một buổi nhưng lớp vẫn được duy trì đều đặn trong hoàn cảnh thiếu thốn sách vở và trang thiết bị giảng dạy.

Lâu nay, việc học tiếng Việt gặp nhiều bất cập với thế hệ trẻ người Việt lớn lên ở Pháp, nhưng cô Nguyễn Thị Sông Hương cảm thấy vui mừng vì hiện nay một số hệ thống đào tạo chính quy của Pháp như Ban Việt học Khoa ngôn ngữ và Văn minh Á của trường Đại học Paris VII, Viện nghiên cứu quốc gia về ngôn ngữ và văn minh phương Đông (INALCO), Trường trung học Jean de La Fontaine ở quận XVI Paris... cũng mở các lớp tiếng Việt.

Không chỉ ở trường, theo cô Hương, để học tốt thì tiếng Việt cần phải có chỗ đứng quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của các em tại gia đình. Chia sẻ kinh nghiệm dạy học cho con, cô kể: "Con trai tôi dù được nghe bố mẹ nói tiếng Việt thường xuyên nhưng con vẫn không phát âm chuẩn. Vào năm 2009, khi tôi cho con về Việt Nam và được cô giáo đến nhà dạy, sau 16 buổi cháu đã đánh vần thành thạo và có thể đọc hết bộ truyện tranh Việt Doremon. Điều này cho thấy, tạo cho con cái một môi trường thuần Việt khi học tiếng Việt, các chuyến về thăm quê hương sẽ rất hữu ích và đạt hiệu quả cao".

Tại Kuala Lumpur (Malaysia), lớp tiếng Việt của cô Phạm Thị Trinh đã khai giảng cách đây gần một năm bắt đầu từ ý tưởng và sự nhiệt tình gây dựng của một số thành viên câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia. Hiện nay, lớp học đã có hơn 25 em học sinh tham dự, được chia làm hai nhóm: nhóm lớp 1 dạy các em chữ cái và ghép vần, nhóm lớp 2 luyện kĩ năng hiểu, đọc, viết văn bản. Mặc dù còn non trẻ nhưng lớp đã và đang hoạt động đều đặn hàng tuần, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức và cộng đồng người Việt sinh sống tại đây.

Gian nan vẫn kiên trì  "bám lớp"

Thành phố Zurich (Thụy Sỹ) - nơi sinh sống của cô Vũ Thị Thu Hà có số lượng người Việt rất ít. Vì vậy, để có thể tìm thấy khoảng 10-15 em học sinh kiều bào tham gia vào lớp học là chuyện không hề dễ dàng. Hiện tại, các giáo viên phải tự nghiên cứu và soạn giáo án, sáng tạo sao cho phù hợp với sự nhận biết, tiếp thu của học sinh ở Thụy Sỹ và hoạt động hoàn toàn tình nguyện vì cộng đồng. Ngày thường, các cô vẫn phải làm việc mưu sinh nên việc dành thời gian để chuẩn bị giáo án, lên giáo trình và di chuyển đến chỗ dạy cũng là sự cố gắng lớn.

Có kinh nghiệm giảng dạy bốn năm tại hơn 10 trường tiểu học, một số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm gia đình tân di dân và hai trường đại học cộng đồng, cô Đồng Thị Dung (Đài Loan, Trung Quốc) vẫn phải tự xoay xở trước thực trạng ở sở tại, có lớp chỉ được mở theo khóa học ngắn hạn, kết thúc một học kỳ hoặc một kế hoạch sẽ dừng lại. Một số trường có tổ chức lớp học dài hạn nhưng số học sinh tham gia chưa cao.Thậm chí, nhiều học sinh còn đưa ra câu hỏi "học tiếng Việt để làm gì? học tiếng Anh mới có tương lai"... Vì vậy, thử thách với giáo viên là phải tự lên kế hoạch dạy để có thể lôi cuốn học sinh. Cô Dung chia sẻ cô cảm thấy được động viên khi số lượng học sinh đăng kí tham gia ngày một đông hơn.

Những hy vọng mới

Đồng cảm với những trăn trở trên của các giáo viên, ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT cho biết, Chính phủ đã phê duyệt ba đề án để tập trung nguồn lực đầu tư cho việc dạy tiếng Việt cho NVNONN. Bên cạnh bộ sách Tiếng Việt vui, Quê Việt và xây dựng một số chương trình dạy tiếng Việt trên truyền hình, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án Dạy tiếng Việt online, đồng thời xây dựng một cổng thông tin giúp người Việt Nam học tiếng Việt trực tuyến, tạo công cụ để bà con có thể học tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi.

Ông Nguyễn Công Hinh chia sẻ thêm một thông tin vui là sắp tới, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tổ chức cuộc thi viết sách giáo khoa trên toàn thế giới. Các thầy, cô giáo có thể viết những bộ sách phù hợp với địa bàn mình đang giảng dạy. Những bộ đạt giải sẽ được công khai và cho sử dụng miễn phí.

Đánh giá cao nhiệt huyết và nỗ lực của các giáo viên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Lương Thanh Nghị cũng nêu rõ về các chương trình, hoạt động mà sắp tới Ủy ban cùng các cơ quan khác thực hiện để hỗ trợ cộng đồng NVNONN trong dạy và học tiếng Việt như: tổ chức thêm các chương trình Trại Hè Việt Nam; hỗ trợ sách giáo khoa, giáo viên dạy tiếng Việt; vận động chính quyền các nước sở tại hỗ trợ các cơ sở dạy tiếng Việt của kiều bào và từng bước đưa tiếng Việt vào hệ thống giáo dục của nước bạn… Đặc biệt, đối với một số địa bàn khó khăn, Ủy ban sẽ tiếp tục hỗ trợ cũng như vận động các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ kinh phí xây dựng hoặc sửa chữa cải tạo các điểm trường, lớp học tiếng Việt cho cộng đồng.

Một hy vọng nữa là tại tọa đàm, các giáo viên cũng đã được nghe PGS. TS Nguyễn Chí Hòa - giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội giới thiệu về Đề án xây dựng chương trình tiếng Việt sáu bậc. Nếu được thực hiện, phương pháp sư phạm này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho việc giảng dạy tiếng Việt cho đồng bào xa Tổ quốc.

chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Tổng kết một năm dậy và học tiếng Việt tại Kobe (Nhật Bản)

Ngày 14/5, Chi hội người Việt Nam tại thành phố Kobe, tỉnh Hyogo, trực thuộc Hội người Việt Nam tại khu vực Kansai, Nhật Bản ...

chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Lớp học tiếng Việt tại Daejeon

Một lớp dạy tiếng Việt tình nguyện cho trẻ gia đình đa văn hóa đã được mở tại thành phố Daejeon (Hàn Quốc) giúp các ...

chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Đẩy mạnh dạy và học tiếng Việt ở Ukraine

Từ lâu, nhu cầu về dạy và học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt thành thạo cho thế hệ thứ 2, thứ 3 của cộng ...

HẢI THANH

Đọc thêm

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon Web Services (AWS) mở rộng sang Đông Nam Á, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu an toàn và hiệu suất cao cho khách hàng trong khu vực.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động