Tổng thống Brazil thăm Trung Quốc: Cách tiếp cận thực dụng và toàn diện

Hạnh Lê
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sẽ tới thăm Bắc Kinh từ ngày 12-15/4, với hy vọng hâm nóng mối quan hệ chính trị và thương mại lâu đời giữa hai nước, sau giai đoạn lạnh nhạt dưới thời người tiền nhiệm Jair Bolsonaro (2019-2022).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Brazil: Một bước tiến gần hơn tới Bắc Kinh
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva thăm Thượng Hải và Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 12-15/4. (Nguồn: Getty Images)

Đây là chuyến thăm chính thức thứ ba của Tổng thống Lula da Silva tới Trung Quốc. Trước đây, ông từng kéo Brasilia lại gần Bắc Kinh, thông qua hai chuyến thăm cấp nhà nước trong nhiệm kỳ tổng thống từ năm 2003-2010.

Ban đầu, chuyến thăm dự tính bắt đầu vào ngày 25/3 nhưng bị hoãn lại vì lý do sức khỏe của Tổng thống Brazil. Tuy nhiên, ngay khi ông Lula da Silva vừa bình phục, chuyến công du được lên lịch trở lại, thể hiện mong muốn thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc của quốc gia châu Mỹ này.

Theo một số chuyên gia, chuyến thăm Trung Quốc diễn ra chỉ hai tháng sau cuộc gặp của ông Lula và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng cho thấy “chính sách đối ngoại thực dụng” của Brazil, khi cố gắng cân bằng quan hệ với các đối tác thương mại hàng đầu, dù căng thẳng Mỹ-Trung đang ngày càng gia tăng.

Hợp tác thương mại là trọng tâm

Mối quan hệ thương mại của Trung Quốc với Brazil là trọng tâm của chuyến công du lần này, thể hiện qua việc một phái đoàn gồm 240 đại diện doanh nghiệp sẽ cùng ông Lula đến Bắc Kinh.

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đối tác thương mại hàng đầu của Brazil trong 14 năm qua. Đáng chú ý, năm 2022, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã lên đến 150 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc đạt 89 tỷ USD.

Các chuyên gia nhận định, Trung Quốc đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực ở Brazil và mong muốn khai thác nguồn tài nguyên phong phú và quy mô thị trường của quốc gia Nam Mỹ này.

Bà Margaret Myers, Giám đốc Chương trình châu Á và châu Mỹ Latinh tại Đối thoại liên Mỹ cho rằng, Brazil có rất nhiều nguồn cung mà Trung Quốc quan tâm, đặc biệt là đậu nành.

Theo bà, do quy mô lớn và đầy thu hút của thị trường Brazil, đây sẽ là một trong những điểm đến đầu tiên ở Mỹ Latinh của các công ty Trung Quốc. Trước đây, vào năm 2010, chính quyền ông Lula từng đón nhận những cam kết và đầu tư của Trung Quốc, tạo động lực phát triển quan hệ song phương.

Các nhà phân tích khác cũng chỉ ra rằng, chuyến đi của Tổng thống Lula còn nhằm mục đích thuyết phục Trung Quốc đầu tư nhiều hơn nữa vào Brazil, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.

Giáo sư Evandro Menezes de Carvalho (Đại học FGV, Brazil) cho biết, nước này đang hy vọng sẽ thu hút các công ty Trung Quốc giúp Brazil thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực như ô tô và năng lượng xanh.

Xây dựng quan hệ kinh doanh nông nghiệp

Nông nghiệp cũng dự kiến sẽ là một lĩnh vực được nhắc đến nhiều trong chuyến đi của ông Lula. Trong đó, ngành thịt Brazil đặc biệt mong muốn được tiếp cận nhiều hơn với thị trường Trung Quốc.

Theo ông Leland Lazarus, chuyên gia từ Đại học quốc tế Florida (Mỹ), Trung Quốc coi Brazil là một trụ cột quan trọng trong việc tăng cường can dự tại Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, ông Lula có thể sẽ cố gắng cân bằng giữa việc ưu tiên thu hút thương mại và đầu tư của Trung Quốc, và đưa ra lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh khi bàn đến các vấn đề môi trường.

Chuyên gia Lazarus khẳng định: “Ông Lula sẽ tiếp tục tìm cách thúc đẩy xuất khẩu thịt bò đông lạnh, đậu nành, quặng sắt và dầu thô sang thị trường rộng lớn của Trung Quốc.

Đồng thời, Tổng thống Lula có thể kêu gọi Bắc Kinh hành động nhiều hơn để giảm phát thải khí nhà kính và yêu cầu các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Brazil phải chịu trách nhiệm cho những tổn hại đến môi trường nước này”.

Tương lai của BRICS

Trong cuộc gặp giữa hai người đứng đầu Brazil và Trung Quốc, bên cạnh các vấn đề thương mại song phương, những câu chuyện về địa chính trị cũng quan trọng không kém.

Vì cả hai nước đều là thành viên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), một số chuyên gia mong chờ Chủ tịch Tập Cận Bình và người đồng cấp Lula da Silva thảo luận về tình hình hiện nay và triển vọng tương lai của tổ chức này.

Bà Margaret Myers hy vọng các cuộc thảo luận trong tương lai của hai nhà lãnh đạo sẽ đề cập xung đột Nga-Ukraine, "theo hướng thực dụng hơn, bao gồm các khía cạnh liên quan đến BRICS và tác động của cuộc xung đột đối với nhóm".

Trong khi đó, chuyên gia Lazarus cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Lula sẽ ca ngợi BRICS như là “một khuôn khổ thành công cho hợp tác Nam bán cầu”. Trong khi ông Tập Cận Bình tìm cách thể hiện vai trò lãnh đạo kinh tế của BRICS, “ông Lula có thể sẽ khẳng định vai trò đi đầu trong việc chống biến đổi khí hậu”.

Theo Giáo sư về chính trị quốc tế Dawisson Lopes (Đại học Liên bang Minas Gerais), Brazil với vai trò chủ chốt ở Nam Mỹ có thể mang lại tác động cân bằng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ. Và "điều quan trọng đối với cả Trung Quốc và Mỹ là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với quốc gia lớn nhất ở Nam Mỹ".

Brazil tuyên bố quyết không chọn bên, 'không sợ nước lớn' trước thềm chuyến thăm của Tổng thống tới Trung Quốc

Brazil tuyên bố quyết không chọn bên, 'không sợ nước lớn' trước thềm chuyến thăm của Tổng thống tới Trung Quốc

Ngày 24/3, theo cựu Ngoại trưởng Brazil Celso Amorim, hiện là cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Luiz Inacio Lula ...

Lý do Tổng thống Brazil hoãn chuyến thăm Trung Quốc

Lý do Tổng thống Brazil hoãn chuyến thăm Trung Quốc

Cơ quan chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Brazil Inacio Lula da Silva khuyến nghị “hoãn chuyến thăm Trung Quốc cho đến khi chu ...

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 10/4-16/4

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 10/4-16/4

Tổng thống Brazil công du Trung Quốc, Tổng thống Mỹ thăm Ireland và Bắc Ireland, Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Nhật Bản... là những ...

Tổng thống Brazil chuẩn bị sang Trung Quốc, nói sẽ cố bán nhiều hàng hơn cho Bắc Kinh

Tổng thống Brazil chuẩn bị sang Trung Quốc, nói sẽ cố bán nhiều hàng hơn cho Bắc Kinh

Ngày 10/4, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva cho biết, trong chuyến công du Trung Quốc tuần này, ông sẽ củng cố mối ...

BRICS sẽ trở thành 'đối thủ tiềm tàng' của G7?

BRICS sẽ trở thành 'đối thủ tiềm tàng' của G7?

Các nước BRICS đã cùng nhau thành lập một khối kinh tế hùng mạnh nhằm tăng cường hợp tác trong thương mại, đầu tư và ...

(theo Al Jazeera, DW)

Đọc thêm

Chuyên gia: Mỹ không thể kiềm chế Trung Quốc theo kiểu Chiến tranh Lạnh trước đây

Chuyên gia: Mỹ không thể kiềm chế Trung Quốc theo kiểu Chiến tranh Lạnh trước đây

Chuyên gia Mỹ cho rằng, những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc của Washington thông qua cách tiếp cận kiểu Chiến tranh Lạnh trước đây sẽ thất bại.
Thành phố Kharkov của Ukraine phải chuyển lớp học xuống hầm ngầm do chiến sự ác liệt

Thành phố Kharkov của Ukraine phải chuyển lớp học xuống hầm ngầm do chiến sự ác liệt

Thị trưởng Kharkov cho biết thành phố bắt đầu học dưới lòng đất từ ngày 13/5 và dự định xây thêm ít nhất 3 'ngôi trường ngầm' để bảo đảm ...
Canada bắt công dân Ấn Độ thứ 4 liên quan vụ sát hại thủ lĩnh người Sikh

Canada bắt công dân Ấn Độ thứ 4 liên quan vụ sát hại thủ lĩnh người Sikh

Cơ quan điều tra tội phạm của Canada thông báo công dân Ấn Độ thứ 4 bị bắt vì liên quan đến vụ sát hại nhân vật ly khai Hardeep ...
ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc

ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc

Nhiều nước ASEAN đang tích cực chuyển đổi số, đầu tư vào hạ tầng điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, với sự hợp tác của các tập đoàn ...
Ngoại hạng Anh: Liệu Arsenal có đánh bại Man Utd trong trận tối nay?

Ngoại hạng Anh: Liệu Arsenal có đánh bại Man Utd trong trận tối nay?

Arsenal có thể phá vỡ hàng loạt kỷ lục nếu đánh bại Man Utd trong trận đấu ở vòng 37 Ngoại hạng Anh vào lúc 10h30 tối nay trên sân ...
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024: Mãn nhãn với màn biểu diễn của Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh

Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024: Mãn nhãn với màn biểu diễn của Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh

Tại khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024, Đội kỵ binh đã biểu diễn nhiều kỹ thuật, động tác khó với độ chính xác và điêu luyện.
Chuyên gia: Mỹ không thể kiềm chế Trung Quốc theo kiểu Chiến tranh Lạnh trước đây

Chuyên gia: Mỹ không thể kiềm chế Trung Quốc theo kiểu Chiến tranh Lạnh trước đây

Chuyên gia Mỹ cho rằng, những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc của Washington thông qua cách tiếp cận kiểu Chiến tranh Lạnh trước đây sẽ thất bại.
Thành phố Kharkov của Ukraine phải chuyển lớp học xuống hầm ngầm do chiến sự ác liệt

Thành phố Kharkov của Ukraine phải chuyển lớp học xuống hầm ngầm do chiến sự ác liệt

Thị trưởng Kharkov cho biết thành phố bắt đầu học dưới lòng đất từ ngày 13/5 và dự định xây thêm ít nhất 3 'ngôi trường ngầm' để bảo đảm an toàn cho học sinh.
Canada bắt công dân Ấn Độ thứ 4 liên quan vụ sát hại thủ lĩnh người Sikh

Canada bắt công dân Ấn Độ thứ 4 liên quan vụ sát hại thủ lĩnh người Sikh

Cơ quan điều tra tội phạm của Canada thông báo công dân Ấn Độ thứ 4 bị bắt vì liên quan đến vụ sát hại nhân vật ly khai Hardeep Singh Nijjar hồi tháng 6/2023.
Trung Quốc tiếp tục đưa thêm vệ tinh vào vũ trụ

Trung Quốc tiếp tục đưa thêm vệ tinh vào vũ trụ

Ngày 12/5, Trung Quốc đã phóng tên lửa Trường Chinh-4C, đưa thêm một vệ tinh vào vũ trụ.
Chuyên gia Mỹ: NATO có nguy cơ bị lôi kéo tham gia 'Thế chiến 3 ở Ukraine', kích thích Nga làm điều 'không thể tưởng tượng'

Chuyên gia Mỹ: NATO có nguy cơ bị lôi kéo tham gia 'Thế chiến 3 ở Ukraine', kích thích Nga làm điều 'không thể tưởng tượng'

Cựu trợ lý đặc biệt phụ trách chính sách và truyền thông của Lầu Năm Góc nhận định rằng, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có nguy cơ tham gia Chiến tranh thế ...
Tình hình Sudan: LHQ cảnh báo giao tranh bằng vũ khí hạng nặng; 13 người thiệt mạng trong vụ tấn công ở miền Trung

Tình hình Sudan: LHQ cảnh báo giao tranh bằng vũ khí hạng nặng; 13 người thiệt mạng trong vụ tấn công ở miền Trung

Cuộc xung đột giữa SAF và RSF kéo dài hơn 1 năm qua tại Sudan đã khiến 15.550 người thiệt mạng.
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới không chỉ là một trong những cuộc bầu cử lớn nhất thế giới mà còn được đặc biệt chú ý khi châu Âu đang phải đối ...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Phiên bản di động