Nữ du khách Australia không thể lên máy bay để tới Bali (Indonesia) do cuốn hộ chiếu bị mốc sau 2 năm không dùng đến. (Nguồn: Instagram) |
Cô đã chi khoảng 4.000 USD (hơn 90 triệu đồng) mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, làm các chi phí xét nghiệm theo yêu cầu. Đúng ngày khởi hành, Bronte háo hức ra sân bay chuẩn bị lên đường.
Tại quầy làm thủ tục, cô được nhân viên sân bay báo không thể lên máy bay. "Nhân viên ở quầy vé nói trang hộ chiếu có ảnh chân dung của tôi bị dính chút nấm mốc nên không đi được. Tôi đã rất sốc".
Ngoài ra, cô cũng được giải thích rằng, ngay cả nếu được lên máy bay, với quyển hộ chiếu như vậy, hải quan tại sân bay Bali cũng không cho khách nhập cảnh.
"Tôi đã xuất trình mọi giấy tờ, đưa giấy xét nghiệm PCR âm tính và có chứng nhận tiêm vaccine chuẩn quốc tế. Nhưng tất cả không được chấp nhận", Bronte nói.
Được biết, Bronte đã cất cuốn hộ chiếu trong ngăn kéo suốt 2 năm khi dịch bệnh bùng phát. Do hoàn toàn không sử dụng, cộng với độ ẩm cao ở Australia khiến các giấy tờ bị mốc.
Dù bị "mất tiền oan" số tiền không nhỏ, nhưng Bronte vẫn thấy may mắn. "Nếu họ cứ để tôi lên chuyến bay đó với cuốn hộ chiếu mốc meo, có thể tôi còn bị mất tiền nhiều hơn trong trường hợp bị mắc kẹt ở lại. Chi phí phát sinh sẽ thêm nhiều khoản nữa trước khi bị trục xuất", cô dự đoán.
Kể từ năm 2019, chính quyền Indonesia có thể phạt các hãng hàng không 4.300 USD nếu cố ý để hành khách bay tới đây bằng những cuốn hộ chiếu bị hỏng. Ngoài ra, hành khách có thể bị giữ lại tại sân bay và trục xuất.
| Mở cửa du lịch: Kinh nghiệm nhìn từ thế giới Các quốc gia lần lượt mở cửa du lịch - một lĩnh vực được ưu tiên trong chiến lược phục hồi kinh tế và đang ... |
| EU quyết định chấm dứt cấp 'hộ chiếu vàng' cho các nhà đầu tư nước ngoài Ngày 9/3, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua một dự luật không mang tính ràng buộc, theo đó yêu cầu chấm ... |