Cô gái Việt mơ làm sứ giả hữu nghị

Với Hoàng Thị Hạnh Trang - cô gái Việt đang theo học tại Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc - quan hệ quốc tế là sự nghiệp mà cô muốn dành hết tâm huyết, thậm chí là cả cuộc đời để nghiên cứu, làm việc và cống hiến...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
co gai viet mo lam su gia huu nghi Người Việt ngày càng chịu chi khi đi du lịch nước ngoài
co gai viet mo lam su gia huu nghi Gặp mặt trí thức người Việt tại Đức

Chào Trang! Chuyên ngành Quan hệ quốc tế bạn đang theo học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc có gì đặc biệt không?

Đại học Nhân dân Trung Quốc là trường đại học chính quy đầu tiên được thành lập bởi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi Chính phủ mới ra đời. Suốt hành trình 81 năm hình thành và phát triển, trường luôn là cánh tay phải đắc lực của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Tại đây, rất nhiều nhân vật nổi tiếng có những thành tựu xuất sắc trên chính trường cũng như trong giới doanh nhân, giới văn nghệ sĩ và các lĩnh vực khác của Trung Quốc đều bước ra từ ngôi trường này.

Mặt khác, trường cũng là một trong ba trường đại học nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc về giảng dạy các chuyên ngành như Quan hệ quốc tế, Chính trị quốc tế và Ngoại giao học thuộc Viện Quan hệ quốc tế. Ở đây quy tụ những học giả uy tín hàng đầu cả nước Trung Quốc trong lĩnh vực này, là cái nôi sản sinh ra nhiều chính trị gia của Trung Quốc, chẳng hạn như ba Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc đương nhiệm là bà Lưu Diên Đông, ông Mã Khải và ông Lưu Hạc. Không chỉ vậy, một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng đã từng theo học tại đây.

co gai viet mo lam su gia huu nghi
Hoàng Thị Hạnh Trang - sẵn sàng cống hiến với cái tâm trong sáng.

Bởi vậy, sinh viên và nghiên cứu sinh của Viện Quan hệ quốc tế luôn có rất nhiều cơ hội tiếp xúc thực tiễn với các nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao trong các hoạt động chính trị, đối ngoại trên cơ sở đã được đào tạo bài bản về nền tảng lí luận. Ngoài ra, mỗi khi bước ra ngoài và có dịp tự giới thiệu mình là nghiên cứu sinh chuyên ngành Quan hệ quốc tế của trường, tôi và các bạn luôn nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người, đó là niềm tự hào, hãnh diện của chúng tôi và kèm theo là cả trọng trách phải nỗ lực phấn đấu sao cho xứng đáng với những điều tốt đẹp nhất mà mình đã nhận được.

Bạn từng được đại diện cho trường tham gia Trại hè thực tiễn xã hội của thanh niên quốc tế “Lãnh tụ tương lai – Sứ giả thanh xuân” 2018 tại Trung Quốc. Hẳn môi trường học tập và sinh sống ở đây mang lại cho bạn những trải nghiệm rất thú vị?

Tôi vô cùng khâm phục tinh thần học tập và nghiên cứu nghiêm túc, chăm chỉ và hăng say của các bạn sinh viên Trung Quốc, cũng như tinh thần làm việc chuyên nghiệp và khối lượng tri thức đồ sộ của các thầy cô giáo. Đặc biệt, Trung Quốc rất coi trọng công tác nghiên cứu và đào tạo sau đại học, bởi nghiên cứu là nền tảng quan trọng không thể thiếu của các hoạt động thực tiễn.

Sinh sống và học tập tại Bắc Kinh đã để lại cho tôi rất nhiều ấn tượng. Tôi vẫn nhớ rõ cảm giác choáng ngợp trước thế giới ẩm thực phong phú và mùa đông khắc nghiệt ở nơi đây. Tôi cũng đã đi từ sự bỡ ngỡ ban đầu cho đến sự gắn bó thân thuộc với những công nghệ thông minh vượt bậc cho phép phát triển một xã hội không tiền mặt, hệ thống thương mại điện tử tiên tiến, hệ thống giao thông công cộng hiện đại mang đến nhiều tiện ích cho người dân.

Tôi cho rằng đây là những kinh nghiệm mà Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi và tiếp thu từ nước bạn trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay.

Tại sao bạn lại gắn bó tiếng Trung chứ không phải là ngôn ngữ khác?

Lý do đơn giản chính là niềm đam mê của tôi đối với văn hóa, lịch sử Trung Hoa từ ngày còn rất bé. Niềm đam mê ấy đã thôi thúc tôi kiên quyết đi theo con đường đã lựa chọn này, đầu tiên là tự mày mò tìm hiểu, sau đó là được đào tạo chính quy tại khoa Tiếng Trung Quốc trường Đại học Hà Nội và giờ đây là du học tại trường Đại học Nhân dân Trung Quốc.

Càng học tôi càng nhận ra sự cần thiết và tính ứng dụng cao của việc học tiếng Trung trong bối cảnh toàn cầu hiện nay. Đó là khi tiếng Trung là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất và Trung Quốc vươn mình trở thành cường quốc thứ hai thế giới, cũng như trong khuôn khổ mối quan hệ láng giềng gắn bó Việt Nam – Trung Quốc nói riêng.

Đặc biệt, nền tảng vững chắc về tiếng Trung là bước đệm cực kì quan trọng cho tôi khi tiếp tục học chuyên ngành Quan hệ quốc tế, đồng thời theo đuổi ước mơ trở thành một sứ giả hữu nghị Việt – Trung, góp sức mình thúc đẩy quan hệ hai nước. Như vậy, khi lí tưởng và hiện thực được kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau, tôi biết rằng học tiếng Trung là lựa chọn đúng đắn của mình. Tất nhiên, ngoài tiếng Trung, tôi vẫn luôn không quên trau dồi và củng cố khả năng tiếng Anh để phấn đấu tiến xa hơn nữa trên chặng đường dài phía trước.

Quan hệ quốc tế không phải là ngành học dễ dàng gì với một cô gái trẻ. Trong tương lai, bạn sẽ kiên trì theo đuổi lĩnh vực mình đã chọn chứ?

Quan hệ quốc tế là sự nghiệp mà tôi đã xác định muốn dành hết tâm huyết, thậm chí là cả cuộc đời để học tập, nghiên cứu, làm việc và cống hiến. Lý tưởng sống thiết tha nhất của tôi là sử dụng tri thức và sức lực của mình để đóng góp và tạo ra giá trị cho đất nước, cho cộng đồng, cho khoa học cũng như cho các thế hệ tương lai.

Trong quá trình ấy, tôi có thể hài lòng với vị trí mà xã hội lựa chọn mình. Chỉ cần đó là vị trí phù hợp, tương xứng với khả năng và nguyện vọng chính đáng của tôi, thì dù là ở tiền tuyến hay hậu phương, tôi đều luôn sẵn sàng cống hiến hết mình với cái tâm trong sáng nhất.

Xin cảm ơn bạn!

Hoàng Thị Hạnh Trang tốt nghiệp thủ khoa khóa 2013 – 2017 khoa Tiếng Trung Quốc trường Đại học Hà Nội và nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc tại Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc với thành tích đầu vào xếp thứ nhất trong số toàn bộ lưu học sinh của Viện Quan hệ quốc tế.

Hiện cô là Ủy viên Ban chấp hành Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh, tích cực tham gia nhiều hoạt động phong trào của Hội. Trước đó, trong thời gian học tập tại Hà Nội, cô từng đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Liên chi Đoàn khoa Tiếng Trung Quốc và Chủ tịch Câu lạc bộ Tiếng Trung của trường, đạt giải Nhì cuộc thi Nhịp cầu Hán Ngữ lần thứ XV khu vực phía Bắc Việt Nam, tham gia Liên hoan Thanh niên Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 3 do TW Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.

co gai viet mo lam su gia huu nghi Khi người Việt khởi nghiệp trên toàn cầu

VietChallenge - Cuộc thi khởi nghiệp dành cho người Việt trên toàn cầu do Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam (TNSVVN) tại Mỹ sáng ...

co gai viet mo lam su gia huu nghi Họa sĩ Nguyễn Đại Giang: Quê hương chính là chất liệu

Mơ ước lớn của họa sĩ Nguyễn Đại Giang là được trở về nơi mình đã sinh ra và giới thiệu những tác phẩm mới ...

co gai viet mo lam su gia huu nghi Có một Hà Nội ở Vác-xa-va

Với những người Hà Nội xa xứ, họ luôn có một cách riêng để có thể chia sẻ và được sống trong không khí thân ...

TRỌNG VŨ (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động