TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam đề nghị EU sớm phê chuẩn EVFTA | |
Gia tăng xuất khẩu nhờ quản lý hiệu quả chỉ dẫn địa lý |
Đây là khẳng định của ông Phil Hogan - Cao ủy Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý chính sách nông nghiệp chung của Liên minh châu Âu (EU) tại Hội thảo “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU: An toàn thực phẩm và cơ hội tiếp cận thị trường cho nông sản - đồ uống”, diễn ra ngày 3/11, tại Hà Nội.
Hội thảo do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP).
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, với việc công bố kết thúc đàm phán EVFTA vào cuối năm 2015 và công bố toàn bộ văn bản Hiệp định vào tháng 2/2016, Việt Nam và EU dự kiến sẽ ký chính thức Hiệp định trong vài tháng tới. Đây là Hiệp định hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng để tăng mạnh luồng thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU nhờ lộ trình giảm thuế và các cam kết tiếp cận thị trường.
Họp báo bên lề Hội thảo. (Ảnh: H.Đ) |
“Chuyến thăm của ông Phil Hogan và 41 doanh nghiệp EU hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống lần này cũng khẳng định sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam và sự quan tâm đặc biệt của Liên minh châu Âu, của doanh nghiệp châu Âu đối với những cơ hội mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU khi EVFTA chính thức có hiệu lực” - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Chia sẻ tại cuộc họp báo bên lề Hội thảo, ông Phùng Hữu Hào – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang xuất siêu sang EU. Khi EVFTA có hiệu lực vào năm 2018, triển vọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang EU là rất lớn.
Tuy nhiên, ông Hào khẳng định, EU là một thị trường rất khó tính. Vì vậy, các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam muốn xuất khẩu được vào thị trường các nước EU cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc rõ ràng…
“Việt Nam đã gửi một danh sách những đề xuất mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ EU. Trong đó đặc biệt là về các vấn đề như thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng cấp trang thiết bị các phòng kiểm nghiệm, đào tạo nâng cao năng lực trình độ đội ngũ thanh tra viên trong lĩnh vực nông nghiệp…”, ông Hào thông tin.
Rau quả Việt Nam hiện vẫn chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. (Nguồn: TTXVN) |
Những băn khoăn về chất lượng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng hoa quả cũng được đặt ra và thảo luận tại Hội thảo. Theo ông Rene van Rensen, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển cây trồng Fresh Studio, ngoài những sản phẩm xuất khẩu chủ lực đã có thương hiệu trên thế giới như điều, cà phê, gạo…, với mặt hàng rau quả, cơ hội tiếp cận giữa các doanh nghiệp Việt Nam, EU còn hạn chế. Phần lớn rau quả của Việt Nam hiện vẫn nhập khẩu và xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Trong 3 quý đầu năm 2016, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch 1,28 tỷ USD, chỉ xếp sau nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Ông Rene van Rensen cho rằng, Việt Nam nên mở rộng hợp tác các mặt hàng này với doanh nghiệp thuộc các nước EU. Nhưng để hiện diện được tại các nước EU, sản phẩm hoa quả của Việt Nam phải vượt qua được tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc... Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần những nhà đầu tư có quy mô lớn hỗ trợ, giúp đỡ về phương thức canh tác mới để đạt chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất để đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường EU và thị trường khác.
Ông Phil Hogan chia sẻ, Việt Nam nên coi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu. Phía EU sẵn sàng giúp Việt Nam nâng cao việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa ra các chuẩn mực hài hòa, chặt chẽ trong vấn đề này.
Năm 2015, kim ngạch thương mại Việt Nam – EU đạt trên 38,4 tỷ Euro, trong đó giá trị nhập khẩu vào EU đạt 29,9 tỷ Euro, giá trị xuất khẩu sang Việt Nam đạt 8,4 tỷ Euro. Cũng trong năm 2015, Việt Nam đứng thứ 21 trong danh sách các đối tác thương mại của EU, trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ xếp sau Trung Quốc. EU với 28 quốc gia thành viên cũng là thị trường ngoài nước lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Việt Nam hiện cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khối ASEAN, chỉ sau Singapore và Malaysia. |
Hỗ trợ doanh nghiệp nắm vững quy tắc xuất xứ khi hội nhập Hơn 70% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng quy tắc xuất xứ là rào cản cho việc hưởng lợi từ các hiệp định thương mại ... |
Cần tăng cường sự minh bạch trong thực thi EVFTA Tính minh bạch trong việc ban hành và thực thi chính sách EVFTA là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp EU. |
Nông - thủy sản Việt Nam: Nhanh chân tận dụng lợi thế Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ tác động đến từng bữa cơm gia đình, đến thói quen sử dụng ... |