TIN LIÊN QUAN | |
Truyền thông cho Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội | |
Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Ngoại giao và kiến tạo hòa bình |
Ông nhận định thế nào về cơ hội quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu Việt Nam ra thế giới từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều 2?
Đây thực sự là cơ hội rất lớn cho việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Nhìn lại kỳ họp thứ nhất Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore càng thấy rõ điều này. Chỉ trong một ngày đã có tới 2 triệu lượt người tìm kiếm trên mạng với câu hỏi “Singapore nằm ở đâu?” (theo báo The Straits Times).
Với việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, khách du lịch quốc tế đến Singapore sau đó đã đạt tới 15,8 triệu lượt khách, tăng hơn 6,2% so với năm 2017. Nhờ thành tựu du lịch này, Singapore đã thu về khoảng 700 triệu USD, trong khi chi cho việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 1 chỉ tốn khoảng 20 triệu USD (trong đó 3,7 triệu USD cho chi phí truyền thông). Một công ty truyền thông ước tính giá trị quảng cáo, dựa vào tần suất xuất hiện của Singapore trên truyền thông trực tuyến trong 3 ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ở tại đây, lên tới 200 triệu USD.
GS. Nguyễn Lân Dũng. |
Như vậy, không phải chỉ với khách du lịch mà văn hóa, hình ảnh Việt Nam thông qua gần 3.000 phóng viên đến để đưa tin về Hội nghị sẽ có dịp tận mắt hiểu về Việt Nam sau mấy chục năm đổi mới.
Đến nay, ai cũng thấy một nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Một xã hội an toàn là điều hấp dẫn với mọi chính khách khi thấy Việt Nam tổ chức thành công những Hội nghị quốc tế lớn như ASEM, APEC…
Thực sự đây là điểm nhấn trong việc xây dựng, củng cố hình ảnh của một Việt Nam an toàn, thân thiện, hòa bình, để Việt Nam quảng bá hình ảnh của mình trên trường quốc tế?
Tôi nghĩ, không phải ngẫu nhiên lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đều thống nhất chọn Việt Nam để tổ chức Hội nghị lần thứ hai. Trước hết, Việt Nam có quan hệ tốt với cả Mỹ và Triều Tiên. Với Mỹ, sau 24 năm bình thường hoá quan hệ, từ cựu thù trở thành đối tác toàn diện không chỉ về chính trị, kinh tế, văn hóa mà cả an ninh. Với Triều Tiên, suốt từ năm 1950 đến nay, hai nước giữ vững quan hệ ngoại giao, trong thời gian kháng chiến đã có những năm Triều Tiên hỗ trợ Việt Nam không ít về thực phẩm, thuốc men, phân bón, sắt thép… Việt Nam cũng ủng hộ Triều Tiên trong những năm kinh tế nước bạn gặp khó khăn vì mất mùa. Mặt khác, Việt Nam có thể là hình mẫu khi đi từ một nước đổ vỡ nặng nề trong chiến tranh đến phục hồi kinh tế và trở thành một nước có nền kinh tế mới nổi được cả thế giới quan tâm.
Đặc biệt, Việt Nam là một điểm đến an toàn và lòng hiếu khách. Ở Việt Nam, có thể chạy bộ an toàn tại Hồ Gươm như cựu Thủ tướng Australia, Thủ tướng Canada chạy bộ quanh bờ Nhiêu Lộc hay Tổng thống Obama ăn bún chả trên phố Hà Nội...
Trong suốt thời gian trước, sau và trong 2 ngày diễn ra hội nghị, cái tên và hình ảnh Việt Nam sẽ được truyền thông quốc tế nhắc đến nhiều. Vậy ông kỳ vọng gì từ sự kiện này?
Từ kinh nghiệm của Singapore, nước tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 1, có thể thấy đây thực sự là cơ hội để Việt Nam khai thác cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước thân thiện, mến khách sẽ thu hút du lịch một cách bền vững. Chúng ta phải tận dụng được cơ hội vàng để “tiếp thị” hình ảnh Việt Nam.
Qua Hội nghị quan trọng này, nhân dân thế giới sẽ biết thêm một Việt Nam yêu hòa bình. Đó là một Việt Nam vượt lên mọi khó khăn xây dựng nền kinh tế phát triển và biết phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp trong xây dựng cuộc sống mới. Đặc biệt, Việt Nam muốn thực sự là bạn với mọi quốc gia trên thế giới và luôn cố gắng để đóng góp cho nền hòa bình và phát triển của toàn nhân loại.
Chắc chắn, đây cũng là cơ hội để Hà Nội – Thành phố vì Hòa Bình giới thiệu giá trị lịch sử và văn hóa?
Chúng ta đã từng chi hàng triệu USD để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên truyền thông nước ngoài.
Các phóng viên nước ngoài đã đến sớm và sẽ còn ở lại sau Hội nghị để tìm hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam, về thủ đô Hà Nội, nơi tổ chức UNESCO đã phong tặng danh hiệu cao quý - Thành phố vì Hoà Bình.
Việc tổ chức thành công sự kiện sẽ nâng tầm vị thế Việt Nam trên thế giới và nhiều lĩnh vực sẽ được hưởng lợi. Đặc biệt, đây là cơ hội để bạn bè quốc tế thấy hình ảnh một Hà Nội - Việt Nam an toàn, thân thiện, xứng đáng với tên gọi “Thành phố vì Hòa Bình”.
Tôi tin tưởng nhân dân Hà Nội sẽ biểu hiện lòng hiếu khách và nhiệt tình chào đón các vị khách quốc tế. Đồng thời, mọi người sẽ tự giác giữ gìn trật tự giao thông và vệ sinh nơi công cộng. Hàng tỷ người trên thế giới sẽ biết đến thủ đô Hà Nội và đất nước Việt Nam khi theo dõi sự kiện đặc biệt quan trọng này.
Có thể nói, đây là cơ hội thuận lợi để quảng bá văn hóa, nét đẹp của người Việt Nam. Tôi hy vọng, giống như Singapore, sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, nhiều bạn bè quốc tế sẽ muốn đến Việt Nam để hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam chúng ta. Năm 2019, hai từ Việt Nam chắc chắn sẽ được nhắc đến nhiều trên khắp hành tinh.
Xin cảm ơn GS!
Đoàn Triều Tiên thăm Viện Khoa học Nông nghiệp, tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất lúa của Việt Nam Sáng nay (28/2), sau khi tham quan mô hình phát triển của tỉnh Hải Dương, Đoàn lãnh đạo cấp cao Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) ... |
Phóng viên quốc tế: Công tác tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 của Việt Nam vượt sự mong đợi Các phóng viên quốc tế đến Hà Nội đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai đều đánh giá rất cao ... |
Ấn tượng những nụ cười Việt Nam qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Các nhiếp ảnh gia Nhà Trắng đã bắt được những khoảnh khắc đầy ấn tượng về không khí chào đón hội nghị thượng đỉnh lần ... |