Cô nữ sinh với nạn nhân dioxin

Trong danh sách tài trợ năm 2015 mới được công bố của quỹ từ thiện Projects for Peace (Mỹ) có một dự án hỗ trợ nạn nhân chất độc Da cam tại Việt Nam. Chủ nhân của dự án ấy là Nguyễn Ngọc Lê - cô sinh viên năm thứ ba của trường đại học Hood (bang Maryland, Mỹ).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
co nu sinh voi nan nhan dioxin
Nguyễn Ngọc Lê (hàng đầu, bên trái) cùng các tình nguyện viên trong chương trình chạy bộ để bảo vệ trẻ em (10/2014).

Thay đổi cách nhìn

Sau bốn năm sống và học tập tại Mỹ, Ngọc Lê nhận thấy hầu hết các thanh niên tại đây đều có hiểu biết rất hạn chế về cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ công nhận rằng, hành động rải chất độc da cam xuống Việt Nam của quân đội Mỹ là một việc làm sai trái nhưng ít ai hiểu rõ những hậu quả mà chất độc này gây ra cho những người đồng hương của cô.

“Mọi người dân Mỹ đều biết dioxin gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, ít ai tưởng tượng được những hậu quả về cả thể chất lẫn tinh thần mà các nạn nhân Việt Nam phải gánh chịu”, cô sinh viên ngành Quản trị kinh doanh và Kinh tế này chia sẻ.

Từ nỗi trăn trở ấy, Ngọc Lê đã viết ra Dự án Agent Orange và gửi tới Quỹ từ thiện Projects for Peace (PFP) để xin tài trợ. Thông qua dự án này, cô muốn hỗ trợ về giáo dục, bù đắp về mặt tinh thần cho các nạn nhân của chất độc da cam đang được chăm sóc tại làng Hòa Bình (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng như tác động vào nhận thức của người dân Mỹ nói chung và ở bang Maryland nói riêng về chất độc da cam.

Trao đổi về vấn đề tình nguyện viên cho các hoạt động của Agent Orange, Ngọc Lê cho rằng, nhiều người Việt Nam đang có cái nhìn chưa đúng về văn hóa tình nguyện. Theo cô, nhiều người vẫn coi việc làm tình nguyện là phải đi đến vùng sâu vùng xa để tặng quà cho những người kém may mắn. Trong khi đó, tại các nước phương Tây, không chỉ giới sinh viên mà cả các em nhỏ và những người đang đi làm cũng tham gia các hoạt động tình nguyện để hỗ trợ cộng đồng như: nhặt rác, phát tờ rơi, bán vé cho các chương trình từ thiện, phát cơm cho người vô gia cư…  Chính vì thế, thông qua Agent Orange, Ngọc Lê cũng muốn thay đổi nhận thức của các bạn trẻ Việt Nam về văn hóa làm tình nguyện.

Quỹ Projects for Peace được thành lập vào năm 2007 bởi nhà từ thiện Kathryn W. Davis (1907-2013) nhân dịp sinh nhật lần thứ 100 của bà. Hàng năm, tổ chức này sẽ chọn ra những dự án từ thiện, thúc đẩy hòa bình trên toàn thế giới của các sinh viên trên toàn nước Mỹ và tài trợ 10.000 USD cho mỗi dự án.

Không nản lòng!

Năm 2014, Ngọc Lê gửi dự án Agent Orange cho PFP. Kế hoạch khi đó là sử dụng số tiền tài trợ để xây một khu sân chơi cho các em ở làng Hòa Bình. Lần ấy, dự án của cô nữ sinh này chỉ được chọn vào “danh sách dự bị” của những dự án mà tổ chức từ thiện này tài trợ. Đại diện của tổ chức cũng góp ý với Lê rằng dự án bị xem là khó khả thi khi cô chỉ có thể về Việt Nam trong khoảng một tháng.

Ghi nhận những lời góp ý của tổ chức, Lê tiếp tục lên kế hoạch khác để có thể phần nào bù đắp cho các em nhỏ kém may mắn. Sau nhiều lần trao đổi với lãnh đạo làng Hòa Bình để tìm hiểu nhu cầu của họ và nhờ gia đình, bạn bè trực tiếp đến đây “tiền trạm”, cô quyết định đổi kế hoạch. Ngọc Lê lên kế hoạch mua thiết bị để làm một phòng máy tính cho làng Hòa Bình; sửa chữa một công trình tại đây và dạy các bài học đạo đức, lịch sử cho các bé là nạn nhân chất độc da cam thông qua những chuyến tham quan các địa điểm như: Lăng Bác, làng gốm Bát Tràng, phố cổ Hà Nội… Không dừng lại ở đó, dự án này của Ngọc Lê còn được ghi hình thành phóng sự và phát trên trang web chính thức của PFP.

Khác với lần trước, để tăng thêm sức thuyết phục, cô nữ sinh này còn gửi dự án của mình đến các giáo viên ở trường để xin ý kiến nhận xét trước khi gửi lại cho PFP vào năm 2015.

Ngày 14/3 vừa qua, tổ chức từ thiện của Mỹ thông báo, dự án hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam tại làng Hòa Bình của Lê đã đạt giải nhì trong vòng chung kết 2015 khu vực Washington DC, Maryland và Virginia. Theo kế hoạch, dự án sẽ diễn ra từ 23/5 cho tới 24/6.

Niềm vui liên tiếp

Dù chỉ có hơn một tháng về Việt Nam nhưng Ngọc Lê vẫn rất tự tin dự án của mình sẽ thành công tốt đẹp. Cô lý giải: “Một phần trong số tiền tài trợ sẽ được sử dụng để huấn luyện các tình nguyện viên Việt Nam và tài trợ cho họ để tiếp tục quản lý phòng máy và tổ chức các hoạt động vui chơi, giáo dục cho các thành viên của làng Hòa Bình sau khi tôi về nước”. Bên cạnh đó, Ngọc Lê cũng tiết lộ, một số người bạn Mỹ đã nhận lời sang Việt Nam để giúp cô thực hiện dự án.

Tin vui tiếp tục đến với Ngọc Lê khi trường ĐH Hood đã đưa Agent Orange vào ấn phẩm giới thiệu về nhà trường và mời nữ sinh này giới thiệu về dự án trong buổi lễ chào đón tân sinh viên sắp tới. Ngọc Lê cho biết: “Tôi rất vinh dự khi dự án của mình được PFP lựa chọn tài trợ. 10.000 USD không phải là một số tiền quá lớn. Tuy nhiên, tôi hy vọng dự án của mình sẽ góp phần hỗ trợ cho việc học tập của các em và quan trọng hơn là nâng cao nhận thức của người dân Mỹ về vấn đề chất độc da cam”.

Nguyễn Hoàng

Đọc thêm

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Nam Phi nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi (27/4/1994-27/4/2024).
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động