Nhận định trên được Nhóm tư vấn chính sách (Bộ Tài chính) đưa ra sau khi tiến hành khảo sát tại 400 doanh nghiệp cổ phần hóa trên phạm vi cả nước.
Thống kê của Nhóm tư vấn cho thấy, tính đến đầu năm 2009, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.556 doanh nghiệp và 8 tổng công ty Nhà nước, trong đó cổ phần hóa được 3.854 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp (chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp), giao 196 doanh nghiệp, bán 155 doanh nghiệp, khoán và cho thuê 30 doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất 531 doanh nghiệp, còn lại các hình thức khác là 790 doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Nhóm tư vấn và của Ban Chỉ đạo đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp, cổ phần hóa đã trở thành biện pháp sắp xếp lại, làm thay đổi về chất của khu vực doanh nghiệp Nhà nước nhờ vào việc hình thành các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu cũng như tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp.
Hơn nữa, chính cổ phần hóa cũng đã giúp Nhà nước thu về hàng ngàn chục tỷ đồng nhờ vào việc bán bớt phần vốn của mình tại các doanh nghiệp Nhà nước, từ đó có vốn để đầu tư cho các dự án trọng điểm cần thiết.
Ngoài ra, cổ phần hóa cũng góp phần vào việc hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, đa ngành, đa lĩnh vực và đặc biệt là góp phần quan trọng vào việc đổi mới tư duy kinh tế, hài hòa được lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp và người lao động.
Thế nhưng, do những khó khăn khách quan lẫn chủ quan, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó nổi lên là việc chậm tiến độ, vốn huy động được sau cổ phần hóa không nhiều, số nhà đầu tư nước ngoài có trình độ quản trị, công nghệ lại chưa được tham gia rộng rãi...
Thậm chí, kết quả khảo sát còn chỉ ra, có không ít trường hợp cổ phần hóa còn mang tính khép kín, nội bộ, nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa với giá trị dưới mệnh giá.
Theo bà Dương Thị Nhi (thành viên nhóm tư vấn), tự thân quá trình cổ phần hóa đã chứa đựng nhiều khó khăn, vướng mắc. Đã thế, phần lớn quá trình này lại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế đều không thuận lợi.
Chính vì thế, bà Nhi cho rằng, tình thế đã khó nay được dự báo là sẽ khó khăn hơn, khi mà trong thời gian tới, nền kinh tế có nguy cơ đối mặt với lạm phát, khó khăn về thanh khoản thường trực, dung lượng hấp thu của thị trường chứng khoán nội địa với khối lượng cổ phiếu rất lớn của các doanh nghiệp Nhà nước sẽ cổ phần hóa trong thời gian tới đang là mối quan ngại của nhiều người.
Nhưng điều khiến Nhóm tư vấn lo ngại hơn cả là trong gần 20 năm tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đến nay (bắt đầu từ năm 1991), dù đã cổ phần hóa được trên 4.000 doanh nghiệp, song đại đa số vẫn là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nên chắc chắn kinh nghiệm cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn còn thiếu, kỹ năng cổ phần hóa còn nhiều lúng túng.
Còn theo bà Vũ Thị Hồng Loan (tổ tư vấn chính sách của UNDP), không phủ nhận cổ phần hóa trở thành động lực mới cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu động lực này có tác động kéo dài hay chỉ nhất thời, liệu đã có sự thay đổi căn bản trong công tác quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ...hay chưa vẫn chưa có một khẳng định chắc chắn.
Trong khi đó, theo bà Nhi, dù quá trình cổ phần hóa không phải là mới bắt đầu, song có nhiều vướng mắc dường như mang tính “thâm niên” trong suốt thời gian dài vừa qua như việc tính giá trị thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất, vị trí địa lý, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, cơ chế bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ...
“Ngay cả việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, nhà tư vấn, xác định giá trị khởi điểm...cũng bộc lộ nhiều bất cập mà đến nay vẫn chưa thể tìm được một giải pháp thích hợp”, bà Nhi cho biết.
Không những thế, có một số doanh nghiệp lại xem cổ phần hóa là mục tiêu cuối cùng, trong khi thực chất đây chỉ là mục tiêu trung gian nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn là nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ) nhận xét, mục tiêu cổ phần hóa mà chúng ta đưa ra hiện nay dường như lại quá rộng nhưng lại thiếu định lượng.
Trong khi đó, mục tiêu không được Chính phủ chọn làm trọng tâm thì lại được quan tâm nhất và làm mất thời gian nhất là việc thu tiền về cho ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, cần phải xác định lại mục tiêu cụ thể hơn, định lượng hơn trong quá trình ban hành các chính sách liên quan đến cổ phần hóa trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, cổ phần hóa là cần thiết nhưng cần tính toán đến mối tương quan giữa doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước để tạo điều kiện có môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
"Bên cạnh việc cổ phần hóa, chúng ta phải đưa ra được mô hình tổ chức hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước bởi thực tế cho thấy, hiện có nhiều công ty mẹ và công ty con cùng hoạt động trong một lĩnh vực, nên môi trường cạnh tranh là không bình đẳng mà phần thiệt thòi luôn thuộc về các công ty con", ông Nghĩa nói.
Theo TBKTVN
Cổ phần hóa: Lợi lớn, lo nhiều?
Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang bộc lộ không ít những bất cập từ mục tiêu đến tổ chức thực hiện.
Tags:
Xem nhiều
Đọc thêm
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung
Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024
Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama
Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ
Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp
Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024
Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga
Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo
Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?
EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc
Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại cả ba miền, thậm chí lập đỉnh mới tại miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang dao động ...
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, vì sao?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết
Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ
Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội
Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội
Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á
Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án
Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua
Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.