TIN LIÊN QUAN | |
"Tẩu hỏa nhập ma" trên mạng xã hội | |
Tương tác trên fanpage: Con dao hai lưỡi |
Internet được coi là không gian lưu trữ vĩnh cửu, dễ tìm kiếm, dễ chia sẻ, do đó việc bố mẹ đăng tải ảnh các con sẽ đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến tính riêng tư, với những nội dung về mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, từ đó phát sinh mâu thuẫn giữa việc bố mẹ tự do đăng tải và quyền riêng tư của các con.
Theo ông Stacey Steinberg, cố vấn luật tại Khoa Luật trường Đại học Florida (Mỹ) đồng thời cũng là giám đốc Trung tâm Gia đình và Trẻ em của nhà trường, “hiếm khi có bố mẹ nào đăng tải các thông tin theo hướng tiêu cực, tuy nhiên họ không tính đến việc điều gì sẽ xảy ra với các thông tin mà họ đăng tải trong tương lai”.
Việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng xã hội là rất cần thiết. (Nguồn: The Atlantic) |
Chúng ta thường ghi rõ tên, ngày sinh của con khi đăng tải trên các mạng xã hội như Facebook và Instagram, và điều đó khiến cho thông tin của các con có thể bị đánh cắp và các con có thể sẽ bị “bắt cóc trực tuyến” – tức là ai đó có thể lấy ảnh của con bạn và chỉnh sửa theo cách của họ để con bạn trở thành con của họ.
Rủi ro khi chia sẻ ảnh
Ngay cả khi đăng ảnh vào nhóm Facebook kín hoặc tài khoản Instagram bảo mật cũng không tránh được rủi ro. Bởi nhóm kín đó sẽ bao gồm cả những người khác và bạn không thể chắc là những người đó sẽ không tải ảnh của con bạn về và chia sẻ trên các trang mạng xã hội hoặc sử dụng cho các mục đích khác. Nhiều người cho rằng, chỉ cần cài đặt tính năng bảo mật là đã có thể yên tâm đăng ảnh, nhưng hãy cân nhắc lại.
Thậm chí ngay cả những người làm dịch vụ trông nom, chăm sóc trẻ cũng có thể trở thành những đối tượng phát tán thông tin của trẻ.
Khoa học chứng minh rằng, con trẻ có ý thức về sự riêng tư. Nếu bố mẹ có xu hướng hỗ trợ thay vì kiểm soát thì con sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn và có sự thỏa mãn về cuộc sống cao hơn so với những trẻ khác. Vì vậy, hãy tạo cho trẻ khả năng tự tạo dấu ấn riêng, tự nhận thức về sự riêng tư lẫn công khai giống như những người trưởng thành.
Vì lẽ đó, các mạng xã hội đã chú ý hơn tới vấn đề bảo mật, ví dụ đã xuất hiện công cụ Snapchat vốn rất phổ biến trong giới trẻ cho phép người dùng trao đổi với nhau nhưng sau đó mọi nội dung sẽ được tự xóa ngay lập tức tùy theo cài đặt về mặt thời gian.
Quyền cho trẻ em
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, trẻ có quyền kiểm soát sự hiện diện trực tuyến của mình, thậm chí đó phải là pháp quyền. Ông Steinberg nêu ví dụ về luật “có quyền bị lãng quên” được áp dụng ở Liên minh châu Âu và Argentina, theo đó cho phép một cá nhân yêu cầu loại bỏ thông tin của mình ra khỏi các kết quả tìm kiếm.
Cho trẻ có quyền được nói “không, bố mẹ không nên đăng tải nội dung đó” – liên quan đến hình ảnh và ngôn từ cũng như các nội dung về thành tích và khó khăn của trẻ - là điều mà Steinberg cho rằng rất cần thiết. Khi lên 4, trẻ đã có nhận thức về cái tôi. Khi đó, các cháu đã có thể biết xây dựng tình bạn, có khả năng tranh luận, và bắt đầu biết so sánh bản thân với người khác. Do vậy, bố mẹ nên hỏi ý kiến của con trước khi đăng bất kỳ nội dung nào có liên quan đến con.
Mặt khác, cũng phải nói rằng, việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cũng hữu ích trong nhiều trường hợp. Ví dụ nói về tình trạng sức khỏe của trẻ để tìm kiếm sự giúp đỡ, hoặc gây quỹ từ thiện; đăng ảnh trẻ lên Facebook để người thân ở xa cảm thấy gần gũi hơn… Do vậy, đây là vấn đề hết sức tế nhị và cần phải tinh tế để tránh mọi phiền phức có thể xảy ra.
Biến mình thành "đuốc sống" để "câu like" Một nhóm thiếu niên Nga đã tự biến mình thành 'đuốc sống' rồi nhảy xuống sông chỉ vì muốn hình ảnh của mình sẽ có ... |
Facebook "hốt bạc" nhờ quảng cáo trên điện thoại di động Lợi nhuận quý II/2016 của Facebook tiếp tục tăng mạnh trong khi lượng người đến với mạng xã hội lớn nhất hành tinh tiếp tục ... |
Facebook phổ biến tính năng ngăn ngừa tự tử Facebook vừa cho biết, công cụ phòng chống tự tử của mạng xã hội này đã có sẵn cho người dùng trên toàn thế giới. |