Còn nhiều thách thức trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

Trong 8 năm gần đây, HIV/AIDS luôn đạt được “3 giảm”: giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Tuy nhiên, số người mới phát hiện nhiễm HIV hàng năm vẫn còn nhiều. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
con nhieu thach thuc trong cong tac phong chong hivaids Hỗ trợ, bảo vệ trẻ em bị nhiễm và phơi nhiễm HIV/AIDS
con nhieu thach thuc trong cong tac phong chong hivaids Chính phủ quy định việc thanh toán và hỗ trợ thuốc kháng virus HIV

Nhân “Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 (10/11-10/12)” và “Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã có cuộc trao đổi với TG&VN về tình hình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. 

con nhieu thach thuc trong cong tac phong chong hivaids
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. (Ảnh: NVCC)

Xin ông cho biết, công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam những năm qua đã đạt được những thành tựu gì?

Việt Nam đã trải qua gần 30 năm đương đầu với HIV/AIDS. Chúng ta đã sớm hình thành hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS từ trung ương tới cơ sở, đồng thời ban hành được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh về vấn đề này.

Chúng ta cũng đã triển khai thực hiện Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Đến cuối tháng 8/2016, Chương trình đã được triển khai tại 62 tỉnh, thành phố, với 265 cơ sở và điều trị cho 50.014 người có HIV.

Chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV đã tập trung triển khai tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, với nhiều cơ sở cấp phát thuốc ARV ở tuyến xã, với các gói dịch vụ chăm sóc kết hợp giữa cơ sở y tế với dịch vụ chăm sóc dựa vào gia đình và cộng đồng.

Tính đến ngày 30/6/2016, trên toàn quốc có khoảng trên 110.000 người có HIV đang điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) tại 407 cơ sở điều trị, tăng gần 4.000 người so với cuối năm 2015. Tỷ lệ người có HIV đang điều trị ARV đạt 48% tổng số người có HIV hiện còn sống được báo cáo.

Với tất cả những nỗ lực nêu trên, trong 8 năm trở lại đây, chúng ta đã đạt được "3 giảm" là giảm số nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số chết vì AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư là 0,26%. Chúng ta đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS là giảm tỷ lệ nhiễm HIV xuống dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư.

Năm 2015, số người nhiễm HIV trên toàn cầu ước tính 36,7 triệu người đang sống. Đến nay, thế giới đã có tới 40 triệu người tử vong do AIDS. Tại Việt Nam, tính đến nay, số người nhiễm HIV báo cáo còn sống trên toàn quốc là 215.621 trường hợp, số người ở giai đoạn AIDS là 88.868 và số người nhiễm HIV đã tử vong là 89.412.

Số liệu trên cho thấy, số người xét nghiệm HIV phát hiện mới tiếp tục giảm, tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể so với cùng kỳ 2015, số tử vong ở mức 2.000 trường hợp mỗi năm và sẽ có xu hướng tăng lên ở các tỉnh dịch đã lâu năm.

Tại sao Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 Việt Nam lại chọn chủ đề “Hướng tới Mục tiêu 90-90-90”?

Tại Hội nghị thế giới lần thứ 20 về phòng, chống AIDS ở Australia tháng 7/2014, Liên hợp quốc đã đưa ra các mục tiêu đến năm 2020 có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng ARV và 90% số người được điều trị bằng ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp (dưới ngưỡng ức chế) để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Ba mục tiêu này được gọi tắt là Mục tiêu 90 - 90 - 90 của Liên hợp quốc.

Năm 2014, thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm của Việt Nam đã cam kết và hưởng ứng các mục tiêu 90-90-90 mà Liên hợp quốc đã đề ra.

Các mục tiêu 90-90-90 là những dấu mốc quan trọng có tính chiến lược cần đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS nói chung, cũng như để có thể kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Năm 2016 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam chọn chủ đề này là do xuất phát chủ yếu từ tình hình thực tế. Trong 8 năm gần đây, dịch HIV/AIDS luôn đạt được “3 giảm”, tuy nhiên, số người mới phát hiện nhiễm HIV hàng năm vẫn còn nhiều và tốc độ giảm đang chậm lại.

Mặt khác, mô hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam thay đổi từ lây truyền chủ yếu qua “đường” máu (tiêm chích ma túy) sang “đường” quan hệ tình dục không an toàn; những người nhiễm HIV mới trong giai đoạn hiện nay không còn tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như trước đây nữa, mà sự lây nhiễm HIV đã và đang xảy ra nhiều trong nhóm những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn tình của người nhiễm HIV; vợ, bạn tình của người tiêm chích ma túy.

Điều đó có nghĩa là, mặc dù Việt Nam đã làm giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng vấn nạn HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu không có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn.

con nhieu thach thuc trong cong tac phong chong hivaids
Còn rất nhiều khó khăn trong phòng, chống HIV/AIDS. (Ảnh minh họa)

Có nghĩa là còn rất nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống HIV tại Việt Nam, thưa ông?

Đúng vậy. Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảm tính bền vững và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.

Đáng chú ý là có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm người nghiện chích ma túy và nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm nam có quan hệ tình dục với nam... trong khi mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế.

Bơm kim tiêm, bao cao su mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu và nay tiếp tục giảm do nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm. Điều trị Methadone mới chỉ đạt được 57% chỉ tiêu Chính phủ giao. Điều trị ARV mới đáp ứng được 49% số người nhiễm HIV được phát hiện. Dịch vụ dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn khó tiếp cận.

Trong khi đó, nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn do kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho các chương phòng, chống AIDS liên tục bị cắt giảm nên những tỉnh không có dự án quốc tế tài trợ gặp nhiều khó khăn trong triển khai các hoạt động phòng, chống. Do đó, các hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, huy động và kết nối, chuyển gửi điều trị ARV hầu như không được triển khai tại cộng đồng.

Dự kiến trong thời gian từ năm 2017, các tổ chức quốc tế đa phương và song phương sẽ giảm nhanh việc tài trợ cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và nếu còn chủ yếu hỗ trợ chúng ta về kỹ thuật. Do vậy, các hoạt động phòng chống, đặc biệt việc đảm bảo điều trị cho bệnh nhân AIDS sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Việc này đòi hỏi phải nhanh chóng chuyển người có HIV sang hệ thống điều trị thanh toán qua Bảo hiểm y tế (BHYT).

Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân có thẻ bảo hiểm còn rất thấp. Bên cạnh đó, để ký kết được hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện chi trả qua Quỹ BHYT, các cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS hiện tại cần phải được kiện toàn theo các tiêu quy định hiện hành và tiến độ các địa phương thực hiện cũng chậm. Đến hết tháng 6/2016, vẫn còn 64% số cơ sở đang trong giai đoạn kiện toàn, do đó ảnh hưởng đến tiến độ đảm bảo 100% cơ sở điều trị có thể thanh toán điều trị HIV/AIDS cho bệnh nhân qua Quỹ BHYT từ tháng 1/2017.

Bên cạnh đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, gây cản trở cho những người có nhu cầu tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, làm giảm tác dụng và hiệu quả của các dịch vụ này, bao gồm cả việc mua và sử dụng Thẻ BHYT...

Vậy kế hoạch thực hiện thanh toán chi phí liên quan đến điều trị cho người nhiễm HIV bao gồm cả ARV thông qua BHYT sẽ như thế nào?

Trong bối cảnh BHYT là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước thì Chính phủ lựa chọn BHYT là giải pháp thay thế chính cho điều trị HIV/AIDS khi nguồn lực quốc tế cắt giảm.

Hiện nay BHYT đã thực hiện thông tuyến đối với tuyến huyện, tuyến xã đã tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận thuận lợi, dễ dàng với chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chăm sóc toàn diện, kể cả điều trị ARV tại tuyến huyện, nhận thuốc ARV tại tuyến xã, phường.

Hiện nay, tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT bình quân chỉ đạt khoảng 40%, chỉ bằng 1/2 so với tỷ lệ có thẻ BHYT chung của cả nước (79%).

Theo ước tính, từ năm 2017 bắt đầu thực hiện chi trả thuốc ARV từ nguồn BHYT, chiếm khoảng 15% số bệnh nhân; tăng dần trong những năm tiếp theo và phấn đấu đạt 70% bệnh nhân điều trị HIV/AIDS được thanh toán qua BHYT vào năm 2020.

Nếu thực hiện được theo lộ trình này, kinh phí cho thuốc ARV từ nguồn BHYT chiếm 1.050 tỷ đồng, chiếm 36,0% tổng kinh phí ARV. Bộ Y tế coi BHYT là nguồn tài chính cơ bản và bền vững để điều trị ARV cho người bệnh HIV/AIDS trong thời gian tới, khi viện trợ cắt giảm.

Hiện nay, kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn đang là rào cản lớn cho công tác phòng chống HIV/AIDS. Cục đã có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này?

Kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay không tôn trọng một người hoặc gia đình họ vì biết họ nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV/AIDS. Kỳ thị có thể do các cá nhân, bạn bè, gia đình, cộng đồng và cả cán bộ y tế, thậm chí từ phía chính quyền gây ra với người nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó, kỳ thị còn do chính người nhiễm HIV/AIDS gây ra vì thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Những bài học kinh nghiệm trong phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, dù ở bất cứ đâu và dù bị lây nhiễm HIV vì bất cứ lý do nào nếu không được xã hội tạo môi trường thuận lợi, những người nhiễm HIV thường phải giấu diếm, lẩn trốn khỏi cộng đồng.

Giải pháp quan trọng nhất là truyền thông với những thay đổi như: Đổi mới tư duy về truyền thông. Chuyển từ truyền thông hù dọa sang truyền thông giải thích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn; Chuyển từ việc nhấn mạnh vào con đường lây nhiễm sang nhấn mạnh hơn con đường không lây; Chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ là đối tượng sang coi họ là chủ thể của truyền thông; Chuyển từ đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV sang đưa tin, hình ảnh tích cực về họ, cải thiện hình ảnh, tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV trong cộng đồng. Đa dạng hóa các phương pháp truyền thông. Lồng ghép nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS. Tổ chức nhiều hoạt động truyền thông với sự tham gia của người nhiễm HIV và tạo điều kiện để các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong trường học, tại nơi làm việc…

Xin cảm ơn ông!

con nhieu thach thuc trong cong tac phong chong hivaids Phòng chống HIV: Cần lấy phụ nữ làm trọng tâm

Ngày càng nhiều phụ nữ đối mặt với nguy cơ nhiễm HIV. Đó chính là lý do các chuyên gia đầu ngành kêu gọi đưa phụ ...

con nhieu thach thuc trong cong tac phong chong hivaids Bảo mật thông tin cho người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV

Hiện nay nhiều người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV đã quen với việc hàng tháng đến khám và điều trị HIV/AIDS, nhận thuốc ...

con nhieu thach thuc trong cong tac phong chong hivaids Không có giải pháp chống HIV/AIDS nếu tiếp tục chủ quan

Đó là cảnh báo của Bộ trưởng Y tế Nam Phi, Tiến sỹ Aaron Motsoaledi ngày 22/7 tại lễ bế mạc Hội nghị quốc tế ...

Dương Liễu (thực hiện)

Đọc thêm

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Đánh dấu 35 năm quan hệ Việt Nam-Brazil bằng những hợp tác thực chất và hiệu quả hơn nữa

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Đánh dấu 35 năm quan hệ Việt Nam-Brazil bằng những hợp tác thực chất và hiệu quả hơn nữa

Theo Đại sứ Bùi Văn Nghị, đối tác toàn diện 'thực chất, hiệu quả' là cụm từ phản ánh quan hệ Việt Nam-Brazil trong 35 năm qua và cả trong ...
Nghĩa tình quân dân trong mùa hạn

Nghĩa tình quân dân trong mùa hạn

Sự giúp đỡ của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân không chỉ giúp bà con ổn định cuộc sống mà còn tăng cường tình đoàn kết quân dân.
Hình ảnh vợ và hai con gái HLV Kiatisuk mừng CLB Leicester City vô địch giải Hạng nhất Anh

Hình ảnh vợ và hai con gái HLV Kiatisuk mừng CLB Leicester City vô địch giải Hạng nhất Anh

Vợ và hai con của HLV Kiatisuk hòa chung vào không khí sôi động của CLB Leicester diễu hành mừng vô địch giải hạng Nhất Anh mùa giải 2023/24.
Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và bàn giao ngư dân Philippines gặp nạn tại Trường Sa

Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và bàn giao ngư dân Philippines gặp nạn tại Trường Sa

Tàu 412, thuộc Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận và bàn giao 1 ngư dân gặp nạn tại khu vực đảo Trường Sa cho tàu Philippines.
Bài tarot hôm nay 8/5: Sắp tới, nhan sắc của bạn có đẹp hơn hiện tại không?

Bài tarot hôm nay 8/5: Sắp tới, nhan sắc của bạn có đẹp hơn hiện tại không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem thời gian sắp tới nhan sắc của bạn có đẹp hơn hiện tại không nhé!
Chuyển nhượng cầu thủ: Darwin Nunez muốn chia tay Liverpool?

Chuyển nhượng cầu thủ: Darwin Nunez muốn chia tay Liverpool?

Darwin Nunez vừa làm dấy lên những đồn đoán về tương lai khi xóa tất cả các hình ảnh trong màu áo Liverpool trên trang Instagram cá nhân.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh cần minh chứng gì để được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng?

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh cần minh chứng gì để được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng?

Để hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học năm 2024, thí sinh cần có những minh chứng gì? - Độc giả Minh Đức
Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, cơ hội việc làm của ngành Y đang rất lớn

Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, cơ hội việc làm của ngành Y đang rất lớn

Các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên chọn ngành và cách để có tâm lý vững vàng tới các thí sinh về hướng nghiệp.
Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu... với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ở những năm đầu đời.
Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Dưới đây là cập nhật lịch nghỉ hè năm 2024 của học sinh cả nước.
20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Năm 2024 sẽ có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư vú

Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư vú

Chế độ ăn lành mạnh, cân đối và đa dạng thực phẩm luôn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho bệnh nhân ung thư.
Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Nhiều người thường hay xem nhẹ cảm giác mệt mỏi của cơ thể vì cho rằng triệu chứng này sẽ tự hết khi cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi.
Những căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng cần phát hiện sớm

Những căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng cần phát hiện sớm

Có nhiều bệnh răng miệng tưởng như rất đơn giản nhưng lại gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Cà phê là một loại đồ uống được nhiều người yêu thích. Uống cà phê mỗi ngày mang đến một số tác dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe
Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Thời tiết nắng nóng, những người phải di chuyển, vận động lâu ngoài trời thường phải đối mặt với nguy cơ sốc nhiệt, rối loạn điện giải.
Còn nhiều nan giải trong đàm phán Hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch tương lai

Còn nhiều nan giải trong đàm phán Hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch tương lai

Có 194 quốc gia thành viên của WHO tại Geneva để tham gia vào vòng đàm phán cuối cùng về một hiệp ước toàn cầu mới, nhằm nâng cao khả năng phòng chống đại dịch.
Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 7/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMB 7/5. dự đoán XSMB. KQXSMB thứ 3
XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5 - xổ số hôm nay 7/5. kết quả xổ số miền Nam thứ 3 ngày 7/5/2024. Kết quả xổ số ngày 7 tháng 5. XSMN thứ 3. xo so mien nam. SXMN 7/5
XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 7/5/2024. xổ số miền Trung thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMT 7/5/2024. dự đoán XSMT 7/5
XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5 - kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. SXMN 6/5. xổ số miền Nam thứ 2.
XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5 - xổ số hôm nay 6/5. trực tiếp xổ số miền Trung 6/5. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 6/5/2024. xổ số miền Trung thứ 2. KQSXMT 6/5
Phiên bản di động