Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Nguyễn Ngọc Hà; Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Ưu tiên châu Phi và quan hệ đối ngoại Firmin Edouard Matoko; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Jonathan Baker.
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu trong chuyến tham quan Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tháng 4/2024. (Ảnh: Anh Tuấn) |
Cùng dự có đại diện Văn phòng UNESCO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Trường Khoa học liên ngành & Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội); đại biểu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường.
Tin liên quan |
Tràng An những ngày chớm Thu |
Tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm Đề án nghiên cứu “Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An”, cho biết Quần thể danh thắng Tràng An - di sản văn hóa và thiên nhiên duy nhất của Đông Nam Á, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2014.
Đánh giá tổng thể bức tranh của di sản Tràng An hiện nay sau 10 năm nhận danh hiệu di sản thế giới hỗn hợp, Đề án xây dựng thông qua 4 nhánh nghiên cứu: Di sản tự nhiên; di sản văn hóa; di sản định cư; và kinh tế du lịch và các giá trị phức hợp nổi bật của nhân loại và Đông Nam Á.
Theo đó, Đề án đã lượng giá giá trị thương hiệu - kinh tế của các địa điểm - công trình đại diện tại di sản đang đưa vào bảo tồn và khai thác hoạt động du lịch.
Đây là hoạt động tạo nền tảng định hướng chính sách lấy di sản Tràng An - Hoa Lư làm động lực thúc đẩy kinh tế du lịch, kinh tế di sản, kinh tế sáng tạo; bảo tồn di sản làm nguồn cội để phát triển đô thị di sản trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam; thực hiện lan tỏa thương hiệu di sản thế giới hỗn hợp Quần thể danh thắng Tràng An ra thế giới, Đông Nam Á và quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa; dưa di sản Tràng An cùng tham gia vào mạng lưới các đô thị di sản thế giới, mạng lưới các thành phố sáng tạo, thành phố học tập toàn cầu của UNESCO.
Đề án được tiến hành bởi các chuyên gia Việt Nam (tại Đại học Quốc gia Hà Nội), đồng hành với các chuyên gia quốc tế (UNESCO, Santagata Foundation, IOER Leitbild) để đảm bảo tính khoa học và chính xác tầm quốc tế. Các kết quả lượng giá đề án được công bố quốc tế về mặt khoa học và được truyền thông quốc tế về những giá trị hiện tại cũng như giá trị cơ hội trong tương lai của di sản thế giới phức hợp quan trọng này.
Chia sẻ tại Hội nghị, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Ưu tiên châu Phi và quan hệ đối ngoại Firmin Edouard Matoko đánh giá cao tính khoa học của Đề án, đồng thời cho biết, đã có những sự thay đổi tích cực nhờ di sản như đời sống người dân được cải thiện, sinh kế ổn định, điều ông không thấy ở nhiều nơi.
Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội Jonathan Baker cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và tính độc đáo của Tràng An, Ninh Bình với tư cách là di sản thiên nhiên hỗn hợp duy nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh khẳng định, kết quả nghiên cứu Đề án sẽ là cơ sở để tỉnh xây dựng các chính sách, chiến lược nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của Quần thể danh thắng Tràng An một cách hiệu quả, bền vững và hài hoà.
Để triển khai thực hiện thành công đề án có ý nghĩa này, ông Bùi Văn Mạnh cũng đề nghị các sở, ban, ngành của tỉnh, chính quyền địa phương trong khu di sản tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia, nhà khoa học trong việc nghiên cứu, dự báo, cập nhật thông tin và xây dựng kế hoạch bảo tồn, khai thác, phát triển bền vững di sản; phải đảm bảo rằng mọi hoạt động khai thác, phát triển du lịch đều không ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị di sản.
| Vườn hoa hồ Thiền Quang - không gian văn hoá mới của Thủ đô Sáng 18/10, UBND quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng ... |
| Lan tỏa câu chuyện và văn hóa Việt tại Hội sách Frankfurt 2024 Đơn vị xuất bản Sbooks vừa được TP. Hồ Chí Minh mời tham gia cùng đoàn đại biểu đại diện Việt Nam dự Hội sách ... |
| Lạc trong nhịp điệu dân gian ở Cao Bằng Những nhịp điệu dân gian như múa San Tộ, múa Chầu, múa Bát… mang đậm dấu ấn bản địa với những động tác, nhịp điệu ... |
| Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Vì vậy, bảo tồn và phát huy truyền thống văn ... |
| Mẫu nhí Hải Phương gây ấn tượng tại Ngày hội Văn hóa hữu nghị Việt-Hàn Ngày hội Văn hóa hữu nghị Việt-Hàn 2024 do Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức, đã diễn ra từ ngày 26-27/10 ... |