Cộng đồng cần một nền báo chí chuyên nghiệp và nhân văn

“Không còn cách nào khác, báo chí ASEAN cần phải thực hiện sứ mệnh của mình một cách chuyên nghiệp nhất có thể”, Tiến sĩ Bob Iskandar, Giám đốc Liên đoàn báo chí Đông Nam Á, chia sẻ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhiều học giả có đồng quan điểm này khi tham dự Hội thảo quốc tế Báo chí ASEAN: Những góc nhìn so sánh được tổ chức ngày 19/10 tại Hà Nội.

Khoảng trống mênh mông

Một đặc điểm quan trọng của ASEAN là nhà nước chi phối mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển Hiệp hội trong suốt 49 năm qua. Tuy nhiên, ngày 31/12/2015, việc ASEAN chuyển sang hình thức cộng đồng đã tạo ra sự khác biệt lớn. Nếu Hiệp hội là tập hợp của 10 nước thành viên, cộng đồng là tập hợp sự tham gia của tất cả các chủ thể. Tiến sĩ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao cho rằng chính thực tế này đã tạo ra khoảng trống mênh mông cho báo chí ASEAN phát triển, làm cầu nối giữa chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân.

Trong ASEAN, cơ quan nhân quyền và diễn đàn nhân dân là hai diễn đàn của người dân với vai trò của chính phủ ở mức độ vừa phải. Do đó, báo chí cần đồng hành cùng các tổ chức như vậy, phát hiện ra các vấn đề liên quan tới cuộc sống của người dân Hiệp hội như vấn đề quyền con người, từ đó tham mưu cho giới hoạch định chính sách nhằm hướng đến một cộng đồng thiết thực, lấy người dân làm trung tâm.

cong dong can mot nen bao chi chuyen nghiep va nhan van
Các nhà báo cần phải có tư duy mang tầm khu vực.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong cả ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (AC), bao gồm Cộng đồng Chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – xã hội. Cụ thể, có thể thấy gần đây, báo chí không chỉ là cầu nối mà đã thực sự trở thành một vũ khí của ASEAN và là nhân tố kiến tạo hòa bình. Ví dụ, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh, Trung Quốc tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng  Ngoại giao nhiều nước đã đưa ra tuyên bố thể hiện lập trường của mình. Một trong những mục tiêu của Cộng đồng Chính trị - An ninh là cộng đồng mở và liên kết với thế giới. Ông Thái cho rằng chữ “mở” này có ý nghĩa rằng lĩnh vực chính trị, an ninh trong ASEAN cũng luôn mở với báo chí, truyền thông. Do vậy, những năm tới, khi các lĩnh vực trong cộng đồng càng mở rộng cho báo chí, vai trò của báo chí ngày càng được phát huy và góp phần vào việc đảm bảo các mục tiêu hòa bình của Hiệp hội. Cộng đồng Văn hóa – Xã hội bao gồm 6 mục tiêu cốt lõi hướng tới phát triển con người ASEAN. Đây là cộng đồng mới, hình thành sau với những nội dung phức tạp hơn, mặc dù vậy, báo chí ASEAN tham gia vào lĩnh vực này tích cực và sâu hơn, tập trung vào xây dựng bản sắc cộng đồng, thu hẹp khoảng cách phát triển.

Đối với Cộng đồng Kinh tế, theo ông Thái, báo chí cần đóng vai trò phản biện, phát hiện vấn đề của Hiệp hội và kiến nghị lên các cơ quan hoạch định chính sách. Ví dụ trong vấn đề lao động, tự do dịch chuyển trong AEC là tự do dịch chuyển lao động có tay nghề. Trên thực tế, những lao động có chứng nhận tay nghề được phép dịch chuyển trong ASEAN tương đối hạn chế và phần lớn là dịch chuyển lao động phổ thông. Báo chí ASEAN cần phải nhạy bén nhìn ra vấn đề và phản ánh chân thực, khách quan để Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có thể thực hiện được sớm nhất các mục tiêu đề ra.

Nhưng… đâu dễ lấp đầy!

Thời gian qua, báo chí đã  đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng Cộng đồng. Song không có nghĩa báo chí đã làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Báo chí một số nước ASEAN làm tốt công tác tuyên truyền trong nước nhưng hoạt động quảng bá thành tựu của đất nước mình ra bên ngoài  vẫn còn hạn chế, khiến nhiều nước trong Hiệp hội chưa hiểu hết về nhau.

Từ thực tiễn nêu trên, nhiều diễn giả nhấn mạnh, trước mắt  Hiệp hội cần xây dựng các cơ chế, diễn đàn để báo chí khu vực tham gia sâu hơn, tạo những cơ hội để các phóng viên ASEAN tiếp cận nguồn thông tin và truyền tải chúng tới người dân. Một số diễn giả trong nước cho rằng, sự vào cuộc của báo chí trong các vấn đề của Cộng đồng thời gian qua rất tích cực nhưng đang có xu hướng chìm dần. Vì lẽ đó, việc giữ “ngọn lửa” trong người làm báo, đồng hành cùng quá trình phát triển cộng đồng cũng rất gian nan.

Chính những khác biệt về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và sự thiếu hụt cơ chế diễn đàn báo chí đã khiến báo chí ASEAN gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian qua. Năm 2017, Philippines sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và tuyên bố sẽ cập nhật Hiến chương. Vì vậy, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin Truyền thông cũng như nhiều diễn giả, nhà báo ASEAN mong rằng Hiến chương sẽ có một điều khoản về báo chí cũng như quan hệ của báo chí  với Cộng đồng.

Hơn nữa, để Cộng đồng hướng gần hơn với người dân, ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnamplus (TTXVN), cho rằng báo chí cần tập trung vào ba đối tượng gồm người dân, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa; thanh niên và các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài khu vực. Đặc biệt, báo chí khu vực cần được kết nối chặt chẽ thông qua các công cụ, diễn đàn chung.

Là một nhà báo luôn có cách tiếp cận sáng tạo trong nghề, ông Lê Quốc Minh, cho rằng để tiếp được “ngọn lửa” về tuyên truyền ASEAN, các nhà báo cần có tư duy tầm khu vực, đưa tin về các nước ASEAN nhiều hơn thay vì chỉ tập trung vào những câu chuyện của nước mình. ASEAN nên tổ chức thường niên các cuộc họp Tổng Biên tập, phóng viên, thiết lập hệ thống tin tức chung… Đặc biệt, ASEAN cần tận dụng ưu thế của công nghệ truyền thông để đưa tiếng nói của cộng đồng ra thế giới. Nội dung là “vua”, công nghệ là “hoàng hậu”, các nhà báo ASEAN phải luôn sáng tạo để đưa tin có phong cách, hấp dẫn mới có thể thu hút được độc giả.

Liên kết và chuyên nghiệp là chìa khóa

Đồng quan điểm với ông Lê Quốc Minh, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Tổng Biên tập báo Thế giới & Việt Nam (Bộ Ngoại giao) thêm rằng, để tăng cường nhận thức của người dân về ASEAN, các nhà báo ASEAN trước tiên phải tự tạo ra một mạng lưới kết nối với nhau.

Báo chí ASEAN không nhất thiết phải đi theo mô hình của phương Tây, một số học giả phương Tây cho rằng báo chí ASEAN tô hồng mọi thứ nhưng có lẽ báo chí của chúng ta nên hướng tới thúc đẩy hòa bình thay vì châm ngòi cho xung đột”,

Tiến sĩ Kalinga Seneviratne,

Đại học Chulalongkorn, Thái Lan.

Thông qua mạng lưới đó và các mối liên kết cá nhân, họ có thể thúc đẩy trao đổi thông tin và hiểu biết về đất nước của nhau cũng như về AC, từ đó có thêm động lực để chia sẻ chúng tới bạn đọc trong nước cũng như khu vực. Cùng với đó, ASEAN nên thực hiện các chương trình giao lưu phóng viên, biên tập viên ở các nước thành viên; thực hiện các bài xã luận chung trong những dịp đặc biệt; dịch phụ đề các chương trình chuyên về ASEAN ra các ngôn ngữ khác nhau, ưu tiên các chương trình thực tế; định kỳ lựa chọn các chủ đề về ASEAN.

Lắng nghe người dân và làm “mềm” những thứ vốn rất khô khan để có thể đi vào lòng người dân dễ dàng nhất là đề xuất của Tiến sĩ Kalinga Seneviratne, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan  và Tiến sĩ Tạ Bích Loan, Trưởng Ban Thanh thiếu niên, VTV 6, Đài Truyền hình Việt Nam, với mong muốn một nền báo chí ASEAN gần gũi hơn với người dân. Tiến sĩ Kalinga nêu ví dụ, thay vì đưa ra những con số, báo cáo, khảo sát trên các bản tin kinh doanh, các nhà báo ASEAN có thể phỏng vấn các nhà kinh tế phi chính thức như những người bán hàng rong… để có cách tiếp cận nhân văn, gần gũi hơn.

Là nhà báo ASEAN kỳ cựu, trải qua nhiều thời kỳ phát triển của báo chí khu vực, Tiến sĩ Bob Iskandar nhận định trong kỷ nguyên số, báo in, tạp chí có xu hướng đi xuống trước sức mạnh của Internet, mạng xã hội. Vì vậy, để duy trì được sức lan tỏa, báo chí cần phải kết hợp cân đối giữa báo chí truyền thống và hiện đại. Để làm được điều này, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng, các chính phủ phải hỗ trợ tối đa để các nhà báo ASEAN có thể thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tối đa, có điều kiện học hỏi và tiếp cận với những công nghệ mới và áp dụng nó vào nghề nghiệp nhằm đưa đến độc giả thông tin nhanh, chính xác và hấp dẫn nhất.

 

Phạm Hằng

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày ...
Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria.
Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt-Bun

Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt-Bun

Chiều ngày 25/11, Phu nhân Chủ tịch nước Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Phu nhân Desislava Radeva đến thăm Trường mầm non Việt-Bun.
Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Phiên bản di động