Công nghệ chọn lọc trẻ em

Tương lai về những đứa trẻ với đặc tính được lựa chọn đã không còn quá xa vời khi con người có thể can thiệp ngay từ phôi thai để tạo nên những thế hệ thứ hai ưu việt hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cong nghe chon loc tre em Thử nghiệm thành công công nghệ chỉnh sửa gene
cong nghe chon loc tre em Thử nghiệm thành công phương pháp thụ thai không cần trứng

Hãy thử tưởng tượng bạn và người bạn đời đang ngồi tại một trung tâm hỗ trợ sinh sản, nghe nhạc và thưởng thức cà phê trước khi được nhân viên y tế chuyển đến một danh mục sự lựa chọn về đứa con trong tương lai. Những đặc điểm từ màu mắt, màu da, màu tóc, khả năng miễn dịch cao với một số loại bệnh hay thậm chí khả năng đạt chỉ số IQ cao, khả năng logic… đều được liệt kê đầy đủ trong danh mục đã được thiết kế sẵn.

cong nghe chon loc tre em
Dù được đánh giá cao nhưng kỹ thuật IVF “ba bố mẹ” vẫn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. (Nguồn: Nature)

Điều nghe giống như chỉ có trong truyện khoa học viễn tưởng trên thực tế đang ngày càng có khả năng trở thành hiện thực khi kỹ thuật sinh sản trong ống nghiệm (IVF) ngày càng thu được nhiều thành tựu. Một thế hệ những đứa trẻ được “thiết kế” với nhiều ưu điểm vượt trội sẽ không còn là chuyện của tương lai.

Một em bé, ba bố mẹ

Cuối năm 2016, Anh quốc đã trở thành nước đầu tiên chính thức cho phép áp dụng kỹ thuật IVF để tạo nên em bé từ ba bố mẹ. Kỹ thuật có tên gọi là IVF “ba bố mẹ” vì em bé được sinh ra từ phôi đã được biến đổi gene với ADN từ mẹ ruột, cha ruột và một người hiến tặng là nữ. Kỹ thuật này cho phép can thiệp trong quá trình thụ tinh để tách bỏ ti thể mang bệnh của người mẹ và sử dụng ti thể lành mạnh của người hiến tặng. Ti thể được coi là trung tâm sản xuất năng lượng nhỏ xíu trong tế bào và khi ti thể bị lỗi có thể gây ra những căn bệnh nan y về tim gan, rối loạn não bộ, mù và loạn dưỡng cơ.

Quá trình thụ tinh phôi thai từ ba bố mẹ được thực hiện theo ba bước. Bước đầu tiên, trứng của mẹ ruột và trứng của người hiến tặng sẽ được thụ tinh, tạo thành hai phôi. Sau đó các bác sỹ sẽ tách tiền nhân có chứa gene di truyền khỏi cả hai phôi, chỉ giữ lại tiền phôi được tạo từ bố mẹ ruột. Bước cuối cùng, các bác sỹ sẽ tạo ra phôi khỏe mạnh bằng cách đưa tiền nhân của phôi được tạo từ bố mẹ ruột vào phôi của người hiến tặng và đưa phôi khỏe mạnh cấy vào tử cung.

Đầu tháng Tám năm nay, các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế và Khoa học Oregon (Mỹ) đã đạt được thành tựu đánh dấu bước tiến lớn trong việc ngăn ngừa các bệnh di truyền khi lần đầu tiên trên thế giới, y học có thể sử dụng công nghệ “chỉnh sửa” gene để can thiệp thành công đột biến gây bệnh trong phôi người.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature, các nhà khoa học đã sử dụng công cụ “chỉnh sửa” gen CRISPR-Cas9 trên trứng mới thụ tinh để sửa chữa đột biến gen MYBPC3 gây bệnh cơ tim phì đại (HCM). Các nhà khoa học đã tiêm tinh trùng lấy từ những nam giới mang đột biến gen MYBPC3 vào trứng lấy từ những phụ nữ khỏe mạnh và sử dụng liệu pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả cho thấy kỹ thuật CRISPR-Cas9 đã sửa chữa ADN ở đúng vị trí cho 100% phôi, và đột biến gen MYBPC3 đã được sửa chữa hoàn toàn ở 42 trong số 58 phôi thí nghiệm, tỷ lệ thành công là 72,4%.

Tiến sĩ Robert C. Green - Nhà di truyền học y khoa tại Trường Y khoa Harvard nhận định, việc “chỉnh sửa” phôi thai để phòng tránh bệnh tật “là tất yếu và vô cùng thú vị, dẫn đến những tiến bộ vượt bậc trong ngành y khoa thế giới”.

Hank Greely, Giám đốc của Trung tâm Luật pháp và Sinh học của Đại học Standford đã gọi phương pháp CRISPR của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y tế và Khoa học Oregon là “phương pháp thú vị nhất và có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong ngành sinh học trong vòng 25 năm trở lại đây”.

cong nghe chon loc tre em

Nhiều tranh cãi

Jeremy Farrar - Giám đốc của Tổ chức từ thiện toàn cầu Wellcome Trust nhận định kỹ thuật IVF “ba bố mẹ” là “bước ngoặt lớn đối với những người có bệnh liên quan đến ti thể”. Phương pháp này giúp các gia đình có bệnh về ti thể không thể chữa khỏi và di truyền từ mẹ sang con với tỷ lệ ảnh hưởng là 1/6.500 trẻ em trên toàn thế giới.

Còn GS. Dagan Wells từ Trung tâm nghiên cứu y sinh của Đại học Oxford (Anh) cho rằng:“Hiến tặng ti thể đem lại cơ hội thực sự để chữa khỏi những loại bệnh di truyền nghiêm trọng và đem lại hy vọng cho hàng trăm gia đình ở Anh”. Ông cũng là một trong rất nhiều chuyên gia ủng hộ kỹ thuật này.

Dù trên thực tế kỹ thuật này vẫn chưa được tiến hành tại Anh nhưng các nhóm nghiên cứu khắp thế giới đã nghiên cứu và thử nghiệm kỹ thuật này trong một loạt thí nghiệm tiền lâm sàng. Năm ngoái, em bé đầu tiên của cặp vợ chồng người Jordan đã chào đời tại một phòng khám ở Mexico nhờ kỹ thuật này.

Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng đang phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía. Nhà vận động David King từ tổ chức Human Genetics Alert lo ngại, việc Anh cho phép áp dụng kỹ thuật IVF “ba bố mẹ” sẽ kéo theo các “công nghệ nguy hiểm và không cần thiết về mặt y học” và mở đường cho “một thế giới toàn những em bé được “thiết kế” trên cơ sở biến đổi gene”.

cong nghe chon loc tre em Tập yoga và thiền định có thể biến đổi gene?

Một nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy yoga, thiền định, và các bài tập tập trung tinh thần có thể đảo nghịch quá ...

cong nghe chon loc tre em Trung Quốc lai tạo thành công gạo tím giúp chữa bệnh ung thư

Các nhà khoa học Trung Quốc đã lai tạo thành công một loại gạo tím biến đổi gene giàu chất chống oxy hóa phục vụ ...

cong nghe chon loc tre em Xác định được các gene đột biến có khả năng gây bệnh ung thư vú

Các nhà khoa học Australia đang tiến gần hơn đến vạch đích trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ung thư vú, khi lần ...

Phương Vy (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Vũ khí laser chống UAV: Mặt trận nóng bỏng mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc

Vũ khí laser chống UAV: Mặt trận nóng bỏng mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc

Hai siêu cường hàng đầu thế giới đều đang đánh cược trong cuộc đua làm chủ công nghệ tiêu diệt UAV.
Việt Nam luôn coi trọng, mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Việt Nam luôn coi trọng, mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Armenia triển khai hiệu quả cơ chế, thỏa thuận hợp tác hiện có, góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Lương thực, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Mông Cổ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Lương thực, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Mông Cổ

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Việt Nam và Mông Cổ cần thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, ...
Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tăng cường công tác tuyên truyền về tinh gọn bộ máy trong tình hình mới

Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tăng cường công tác tuyên truyền về tinh gọn bộ máy trong tình hình mới

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải thực hiện đồng bộ việc tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm ...
Điện mừng Thủ tướng Sri Lanka

Điện mừng Thủ tướng Sri Lanka

Nhân dịp bà Harini Amarasuriya tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Sri Lanka, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động