TIN LIÊN QUAN | |
Báo chí Việt Nam trong thời kỳ khoa học kỹ thuật số | |
Kỹ thuật số: Nhân tố thay đổi cuộc chơi |
Ngày 18/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) phối hợp cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Những xu thế lớn toàn cầu và các tác động đối với Việt Nam”. Hội thảo nhấn mạnh sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin khiến mọi hoạt động được internet hóa, tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam.
Hội thảo có sự tham gia của ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT; bà Claire Ireland, Tham tán Kinh tế và Phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam; ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng; TS. Stefan Hajkowicz, Nhà Khoa học chủ chốt về chiến lược và tầm nhìn - Cơ quan nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) và các chuyên gia kinh tế của Australia và Việt Nam.
Công nghệ số sẽ thay đổi thế giới
Điểm nhấn của hội thảo là bài trình bày rất ấn tượng của TS. Stefan Hajkowicz về những xu thế lớn của toàn cầu trong tương lai. Các vấn đề lớn mà TS. Stefan Hajkowicz dự báo trong 50 năm tới là: an ninh lương thực, khan hiếm năng lượng, tài nguyên nước, nhiệt độ trái đất tăng, tình trạng kháng kháng sinh, sự gia tăng trình trạng béo phì, tình trạng già hóa... và đặc biệt là những tác động của sức mạnh công nghệ số tới cuộc sống con người.
Các diễn giả tại Hội thảo. (Ảnh: D.L) |
TS. Stefan Hajkowicz tập trung khá nhiều vào sự phát triển của công nghệ số và tình trạng “internet hóa” mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Theo chuyên gia này, nếu như năm 2006 mới chỉ có 2 tỉ thiết bị kết nối internet, năm 2015 là 15 tỉ thì dự đoán đến năm 2050 sẽ là 100 tỉ thiết bị.
Điều này tác động rất lớn tới môi trường kinh doanh của các nước cũng như Việt Nam. Các doanh nghiệp và người lao động đều phải thay đổi tư duy về việc làm và kiếm tiền.
Trong tương lai, sự phát triển của công nghệ số cũng sẽ kéo theo tình trạng “robot hóa” rất nhiều hoạt động của con người. Robot có thể làm kế toán, lái taxi và nhiều việc khác. Thậm chí hiện nay, người ta đã chế tạo ra con robot có thể gấp một chiếc khăn mặt, và điều đáng nói là con robot này không hề được lập trình cho hoạt động này và đây hoàn toàn là thao tác ngẫu nhiên.
“Chúng ta đang sống trong thời kỳ sáng tạo có thể nói là không giới hạn. Việt Nam có cơ hội tạo lập sự thịnh vượng không chỉ nhờ sự chăm chỉ mà còn được hỗ trợ rất lớn của công nghệ. Tuy nhiên thách thức đối với Việt Nam đó là làm thế nào có thể tận dụng công nghệ kỹ thuật số cho lực lượng lao động”, TS. Stefan Hajkowicz nói.
Việt Nam làm gì để đối phó với các thách thức?
Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT khẳng định, đứng trước xu hướng phát triển của khoa học công nghệ kèm theo là các hệ lụy, Việt Nam cần tìm ra cách để thỏa mãn xu hướng phát triển đó. Những xu thế lớn đó đã hiện diện ở rất nhiều nền kinh tế và vẫn sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho các nước. Nó tác động như thế nào, các nền kinh tế tiếp nhận nó, “tiêu hóa” nó ra sao tùy thuộc vào nhận định và đường lối của mỗi nền kinh tế.
Hiện tại và trong 20 năm tới, so với khu vực và thế giới, Việt Nam đang có khoảng cách khá xa ở phía sau, luôn ở trong quỹ đạo “đuổi bắt” và tình trạng trì trệ về năng suất lao động là thách thức lớn của nền kinh tế Việt Nam trong 20 năm tới.
TS.Stefan Hajkowicz đưa ra lời khuyên: Việt Nam phải tập trung vào những tác động của công nghệ kỹ thuật số. (Ảnh: D.L) |
Để ứng phó với những thách thức, TS.Stefan Hajkowicz đưa ra lời khuyên: “Việt Nam phải tập trung vào những tác động của công nghệ kỹ thuật số, những quyền năng của máy tính đối với thế giới”.
Nhìn lại lịch sự phát triển của các nền kinh tế công nghiệp trong những năm 1970, 1980 để thấy được sự thay đổi rất lớn của công nghệ trong phát triển công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã giúp nâng cao năng suất lao động, thay đổi bối cảnh kinh tế thế giới. Các quốc gia đều phải đầu tư phát triển lĩnh vực này. “Ví dụ như câu chuyện của Singapore xây dựng ra những ngành công nghiệp của tương lai”, TS.Stefan Hajkowicz nói.
Chuyên gia của CSIRO cũng chia sẻ, trong tương lai, không cần là một tổ chức lớn mới có thể thành đạt. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể làm được những việc lớn, thậm chí là xây dựng được một “thung lũng silicon” ngay trong nước. 20 năm nữa, những đứa trẻ 6 tuổi hiện nay không nhất thiết phải đợi các nhà tuyển dụng đưa cho việc làm mà chúng hoàn toàn có thể tự tạo công ăn việc làm cho chính mình. Mọi người trên thế giới đều có cơ hội tiếp cận như nhau sự phát triển về cơ sở dữ liệu thông tin thì Việt Nam cần tạo ra sự bùng nổ trong khía cạnh này.
Internet hóa mọi hoạt động của con người khiến cho khoảng cách giữa các cá nhân bị thu hẹp, thậm chí sẽ là “khoảng cách rỗng”. Khi đó, người ta sẽ không quan tâm bạn học ở trường nào, học ở đâu. Trong tương lai, chất lượng giáo dục và những tiêu chuẩn ngày càng được nâng cao, bạn trẻ Việt Nam cũng như các nước châu Á có thể học ở ngay trong nước mình nhưng cũng có thể tìm được những công việc tốt nhất thế giới.
“Cái hay của internet là có phạm vi toàn cầu nên nó có thể đảo ngược chiều tăng trưởng kinh tế. Trong xu thế hiện tại, cạnh tranh không còn hiệu quả lớn và hợp tác thì có hiệu quả hơn nhiều”, đại diện CSIRO khẳng định.
Đăng tải thông tin kinh tế trong kỷ nguyên kỹ thuật số Ngày 6/11, tại Hà Nội, Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp cùng Cục báo chí - Bộ Thông ... |
Diễn đàn An ninh kỹ thuật số toàn cầu tại Hà Nội Sáng 5/6, tại Hà Nội, Messe Frankfurt New Era Business Media đã phối hợp với Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng ... |
Ấn Độ: Thành công từ sự sáng tạo Bên cạnh Mỹ, Anh là nước đi đầu trong việc đề ra và thực hiện ngoại giao kỹ thuật số. Một trong những quốc gia ... |