Công tác phân giới cắm mốc: Giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc

Nguyệt Hà
Baoquocte.vn. Hơn 10 năm băng rừng, lội suối, đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, anh Hoàng Thế Dũng, Trưởng phòng Biên giới đất liền, Trung tâm Biên giới và Địa giới (Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam) cùng đồng nghiệp đã thực hiện nhiệm vụ phân định, đánh dấu rõ ràng 84% đường biên giới Việt Nam - Campuchia trên thực địa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Công tác phân giới cắm mốc: Giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc
Anh Hoàng Thế Dũng (thứ 6 từ phải sang) cùng Đoàn công tác của Việt Nam và Campuchia xác định vị trí mốc 43 tại cặp tỉnh Đắk Lắk – Mundulkiri. (Nguồn: NVCC)

Đường biên giới đã được ghi nhận bằng văn kiện pháp lý quốc tế, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia có chiều dài khoảng 1.255 km, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia. Công tác phân giới cắm mốc (PGCM) trên đất liền giữa hai nước được tiến hành từ năm 1986 nhưng bị gián đoạn nhiều lần do một số lý do. Từ năm 2006, công tác này được hai bên tái khởi động. Năm 2013, hai bên thống nhất cắm bổ sung các mốc phụ, cọc dấu để làm rõ hướng đi của đường biên giới trên thực địa.

Kể từ khi triển khai công tác PGCM trên thực địa cũng là chừng ấy thời gian anh em kỹ thuật trong các Đội PGCM của anh Hoàng Thế Dũng gánh trọn vai những trọng trách mới với biết bao khó khăn, vất vả. Gác lại việc gia đình, các anh xung phong nhận nhiệm vụ tại các tỉnh biên giới. Không nề hà khó khăn, gian khổ khi phải làm việc trong rừng sâu, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, thậm chí phải đối diện với cả cái chết, các anh vẫn tận tâm, trách nhiệm, đo đạc, đánh dấu chính xác từng đường biên mốc giới.

Anh Hoàng Thế Dũng cho biết, trong 3 tuyến biên giới trên đất liền mà anh tham gia PGCM, tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia có đặc trưng riêng. Đây là đường biên giới do thực dân Pháp để lại, theo đó, hai nước đã thống nhất sử dụng nguyên tắc kế thừa đường biên giới từ thời thực dân Pháp để lại và cơ bản thống nhất sử dụng 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước hoặc gần năm 1954 nhất khi Hiệp định Geneva về Đông Dương ký kết.

“Tuy vậy, trên thực tế, nhiều phức tạp và vấn đề đã nảy sinh từ khía cạnh kỹ thuật, đó là 'Đường biên giới lịch sử' do Pháp để lại cần được chuyển vẽ sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 xuất bản trong những năm 1960 để PGCM. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam - Campuchia ký ngày 27/12/1985 cũng đã xác nhận việc chuyển vẽ nói trên để hai bên làm cơ sở tiến hành PGCM.

Điều này cũng hết sức khó khăn do địa hình thay đổi, nội dung bản đồ sơ sài, không có cơ sở nhận biết ngoài thực địa, tỷ lệ bản đồ nhỏ, nhiều khu vực còn bỏ trống không phù hợp với thực địa; địa hình nơi đường biên giới đi qua đa dạng (núi, rừng, sông suối, đồng bằng, vùng ngập lụt...), nhiều nơi không có vật chuẩn hoặc rất khó xác định vật chuẩn phục vụ cho PGCM nên gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật khi xác định đường biên giới trên thực địa", anh Dũng chia sẻ.

Thời tiết khắc nghiệt, địa hình khó khăn, hiểm trở, phải chống chọi với mùa mưa ở Tây Nguyên từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nước nổi ở Nam Bộ từ tháng 7 đến tháng 11, đội của anh chỉ có thể tác nghiệp tại thực địa từ 4 đến 5 tháng.

Mặc dù vậy, anh Dũng và đồng nghiệp vẫn không một chút nản lòng, luôn kiên trì, bền bỉ tìm phương án để các cuộc đàm phán kỹ thuật đạt kết quả cao nhất, xác định chính xác vị trí mốc và hướng đi của đường biên giới trên thực địa.

Theo anh Dũng, PGCM là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, chính trị và đối ngoại. Vì vậy, trước những khó khăn, thách thức trong công việc, là một cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia công tác PGCM, ngoài sức khỏe tốt, trình độ chuyên môn cao, luôn tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén trong công việc thì cần phải có kỹ năng làm việc khoa học, có kinh nghiệm cũng như hiểu biết về pháp lý và kỹ năng đàm phán.

Công tác phân giới cắm mốc: Giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc
Cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia thuộc khu vực cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. (Nguồn: Việt Nam hội nhập)

Xác định được trọng trách, nhiệm vụ thiêng liêng đặt nặng trên đôi vai, anh cùng đồng nghiệp đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Nhờ những đóng góp của các anh, đến nay, công tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia đã đạt được thành quả quan trọng.

Trong đó, đã hoàn thành phân giới cắm mốc 1.045km đường biên giới, xây dựng được 2.048 cột mốc, bao gồm cả cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, tại 1.554 vị trí trên thực địa. Khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền giữa hai nước đã đạt được khoảng 84%.

Hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia, bao gồm "Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia" và "Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia" đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22/12/2020.

Đây được xem là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong tiến trình hơn 36 năm giải quyết biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, góp phần củng cố và nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới, thể hiện phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận. Thành quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của những người hùng thầm lặng - những người phân giới cắm mốc trên đất liền.

Bảo vệ phên dậu của Tổ quốc: Nhiệm vụ thiêng liêng và có tầm quan trọng đặc biệt

Bảo vệ phên dậu của Tổ quốc: Nhiệm vụ thiêng liêng và có tầm quan trọng đặc biệt

Công tác biên giới lãnh thổ nhằm bảo vệ phên dậu của Tổ quốc là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, phải ...

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Biên giới rất thiêng liêng, công tác biên giới không thể nóng vội

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Biên giới rất thiêng liêng, công tác biên giới không thể nóng vội

Gần 4 thập kỷ gắn bó với công tác biên giới, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn không chỉ có kinh nghiệm mà ...

Bài viết cùng chủ đề

Đường biên hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động