Cống lấy nước hồ Đồng Sương. (Ảnh: Hùng Thập) |
Công ty TNHH một thành viên ĐTPT thủy lợi Sông Đáy là doanh nghiệp hoạt động công ích hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Tổ chức; chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND thành phố Hà Nội.
Hệ thống công trình thuỷ lợi do Công ty TNHH MTV ĐTPT Thuỷ lợi Sông Đáy quản lý, khai thác phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế của 6 quận, huyện chính: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và một phần của quận Bắc Từ Liêm, huyện Phú Xuyên, Thường Tín thuộc Thành phố Hà Nội.
Tổng diện tích lưu vực trên 60.000 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 30.000 ha. Vùng hệ thống phục vụ có vị trí địa lý, phía Bắc giáp sông Hồng, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Nhuệ, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.
Những kết quả đáng khích lệ
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu và nguồn nước, song được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, lãnh đạo, chính quyền địa phương các cấp và ban ngành, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi sông Đáy, công tác phục vụ tưới, tiêu vụ Xuân năm 2023 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đơn cử như các địa phương trong hệ thống cơ bản được cấp nước đầy đủ, kịp thời trong khung thời vụ tốt nhất. Giải pháp chống hạn cho các diện tích vùng ven Đáy đã được thực hiện chủ động và kịp thời, mang lại hiệu quả rõ rệt; việc cấp nước hỗ trợ giữa các Xí nghiệp ĐTPT Thủy lợi đảm bảo hợp lý. Ngoài ra, Công ty còn đưa nước xuống một số tuyến kênh tiêu bị ô nhiễm nghiêm trọng để xử lý góp phần giải quyết ách tắc dòng chảy và làm sạch môi trường.
Máy móc, thiết bị vận hành dài ngày, liên tục nhưng do có sự chuẩn bị chu đáo trong công tác kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng nên vận hành bình thường, an toàn đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất. Việc quan tâm chỉ đạo vận hành các trạm bơm như: DC Bá Giang, Đan Hoài và Đào Nguyên tiếp nước xuống sông Đáy hỗ trợ chống hạn cho vùng ven Đáy thuộc Xí nghiệp ĐTPT Thủy lợi Chương Mỹ và La Khê phục vụ đã mang lại hiệu quả cao.
Việc thường xuyên kiểm tra đôn đốc của các cấp, các ngành và Công ty đã góp phần đẩy nhanh tiến độ gieo cấy của các địa phương, công tác phòng, chống hạn đạt kết quả cao hơn.
Gần 4 tháng mùa khô, mặc dù có mưa đáng kể nhưng chỉ giảm mức độ khô hanh, nhờ hệ thống thuỷ lợi sông Đáy cấp nước tưới ải, nguồn nước mặt cũng như nước ngầm đã bổ sung, góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
Bên cạnh đó, các trạm bơm có điện năng tưới bình quân giảm so với vụ Xuân năm 2022 gồm có: Thú Y (huyện Hoài Đức); Phương Nhị, DC Đan Thầm, DC Ước Lễ I (huyện Thanh Oai); Biên Giang (quận Hà Đông), tưới Hạ Dục, Sông Đào, Thượng Phúc (huyện Chương Mỹ); tưới Tảo Khê, tưới Hoà Lạc, DC An Mỹ, DC Đốc Tín (huyện Mỹ Đức). Các trạm bơm tưới có tỷ lệ điện năng thấp điểm đêm đạt cao (≥ 30%) gồm có: Tiên Tân, Đoài Khê (huyện Đan Phượng), Đồng Quan Hữu (huyện Hoài Đức); Hội Xá, DC Đồng Sổ, DC Hùng Tiến (huyện Mỹ Đức).
Công ty cũng thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để tiến hành cấp nước tưới hợp lý, đồng thời nhanh chóng tiêu nước khi cần thiết. Chuẩn bị tốt các công việc cần thiết trong Phương án phòng, chống úng, ngập năm 2023; Phương án Ứng phó thiên tai và Ứng phó tình huống khẩn cấp các hồ chứa nước năm 2023. Khi tình huống xảy ra, mọi người phải nghiêm túc tuân theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT và TKCN của Thành phố và các cấp liên quan.
Đồng thời, yêu cầu các Xí nghiệp ĐTPT Thuỷ lợi trực thuộc luôn chủ động, linh hoạt đối với các tình huống xảy ra, phối hợp chặt chẽ với phòng, ban chức năng của các quận, huyện để kịp thời xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra. Tích cực chỉ đạo công tác duy tu bảo dưỡng các công trình đảm bảo phục vụ tốt sản xuất.
Trạm bơm tiêu Hạ Dục II. |
Hướng đến nông nghiệp hiện đại
Thời gian tới, Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy mong muốn các địa phương tiếp tục quan tâm đến công tác phòng, chống lụt, bão trên địa bàn quản lý; bố trí đầy đủ lực lượng thường xuyên tuần tra các vị trí xung yếu để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố công trình. UBND các quận, huyện yêu cầu các đơn vị thi công có dự án liên quan đến hệ thống công trình thủy lợi phải có giải pháp đảm bảo phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai trên địa bàn; quan tâm chỉ đạo các HTX NN tích cực quản lý, duy trì, vận hành hệ thống các công trình thủy lợi phân cấp cho địa phương quản lý và công trình thủy lợi nội đồng để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện cần phối hợp chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm các hoạt động vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi là hết sức cần thiết và cần được quan tâm hơn nữa.
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy đã xác định sản xuất nông nghiệp phải hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao với mục tiêu phát triển không chỉ phục vụ tiêu dùng mà còn tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế hàng hóa. Do vậy, hệ thống chính sách pháp luật trong lĩnh vực thủy lợi cần được sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Điển hình là các quy định liên quan đến cơ chế giá dịch vụ thủy lợi (Luật Thủy lợi năm 2017, Nghị định số 96/2018/NĐ-CP năm 2018 và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019) hiện nay còn nhiều bất cập, vướng mắc chưa thể giải quyết từ năm 2018 cho đến nay, khiến các doanh nghiệp thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động, đặc biệt là kinh phí chi trả tiền lương cho người lao động.
Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội được phê duyệt tại Quyết định số 4673/QĐ-UBND này 18/10/2012, sau 11 năm cũng cần được rà soát điều chỉnh, bổ sung (theo Luật Thủy lợi thì quy hoạch thủy lợi phải được rà soát định kỳ 05 năm) làm cơ sở để đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung vùng thủ đô.
Theo định hướng của Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy, thời gian tới Công ty sẽ kiến nghị với UBND Thành phố cùng các Sở ngành để mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác và bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh khác, đặc biệt là dịch vụ tiêu thoát nước đô thị nhằm phát huy tối đa tiềm năng, giá trị của công trình thủy lợi Công ty quản lý. Bên cạnh đó, Công ty đề xuất xây dựng trạm bơm đầu mối Cẩm Đình tạo dòng chảy cho sông Đáy giúp cải thiện môi trường, tạo nguồn nước chống hạn vụ Xuân cho diện tích canh tác vùng ven Đáy của huyện Chương Mỹ và Thanh Oai.
Xuất phát từ yêu cầu đó, trong tương lai, Công ty sẽ khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế về hạn hán, úng lụt, nâng cao diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động (theo cơ cấu cây trồng, chiến lược phát triển nông nghiệp) ở mức cao nhất có thể.
| CCN Phương Trung: Bắt kịp xu hướng, phát triển cụm công nghiệp xanh - sạch - hiện đại Cụm công nghiệp (CCN) Phương Trung do Công ty CP Đầu tư Phát triển hạ tầng Liên Việt làm chủ đầu tư đang là “điểm ... |
| Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Quốc Tế Phước Hưng (PHIVN International): Bước chân nhỏ, hành trình lớn Từ những bước chân đầu tiên, Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Quốc Tế Phước Hưng (PHIVN International) đã đồng hành với các ... |
| Góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ tham gia hoạt động công ích, trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, ... |
| Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội: Đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn 9 tháng đầu năm 2023, Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ ... |
| Chi cục Thủy lợi Sơn La: Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi 9 tháng năm 2023, Chi cục Thủy lợi Sơn La đã đạt hiệu quả thiết thực trong việc quản lý khai thác các công trình ... |