Covid-19: Giải F1 hủy cục bộ, Brazil hoãn lễ hội carnival, Thánh địa Machu Picchu lùi thời gian mở lại

Mai Khanh
TGVN. Ngày 24/7, ban tổ chức Giải đua xe Công thức 1 (F1) cho biết các giải đua ở Mỹ, Mexico, Brazil và Canada sẽ bị hủy lịch đấu năm 2020 do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Tuy nhiên, F1 đã bổ sung 3 chặng đua ở châu Âu vào mùa giải năm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Nguy cơ tử vong cao với người béo phì hoặc thừa cân
Infographics: Thông tin chi tiết về bệnh nhân 416 mắc Covid-19 ở Đà Nẵng
2420 f1
Ban tổ chức F1 quyết định hủy các chặng đua ở Mỹ, Mexico, Brazil và Canadan do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước này. (Nguồn: EPA-EFE)

Theo thông báo, năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên giải F1 khởi động tại đường đua Portimao ở Bồ Đào Nha, cũng như sự trở lại của giải đua chặng Nurburgring ở Đức và chặng Imola ở Italy. Cụ thể, Giải đua xe F1 ở Nurburgring sẽ diễn ra ngày 11/10 sau 7 năm vắng bóng, tiếp đến là giải đua ở Portimao ngày 25/10, và giải F1 ở Imola ngày 1/11.

Trước đó, giải đua ở Austin, Texas (Mỹ) đã bị lùi thời điểm tổ chức sang ngày 23/10, giải đua ở Mexico Ciry (Mexico) diễn ra sau đó một tuần và giải đua ở Brazil diễn ra ngày 13/11. Tuy nhiên, ban tổ chức F1 đã quyết định hủy các chặng đua này do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước này.

Cũng như nhiều sự kiện thể thao khác, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Giải đua xe F1 đã phải tạm hoãn chỉ vài giờ trước khi khai mạc giải đua ở Melbourne (Australia) hồi tháng 3 vừa qua. Đây là giải đua mở màn mùa thi đấu F1 năm nay.

Tuy nhiên, trong tháng này, F1 đã khởi động 2 chặng đua ở Áo và sau đó là chặng đua ở Hungary cuối tuần trước. Hai giải đua tiếp theo sẽ diễn ra ở Silverstone (Anh) vào ngày 31/7 và 7/8. Tất cả các sự kiện đến nay đều không có khán giả.

Theo ban tổ chức F1, sẽ có khoảng 15 đến 18 chặng đua trong mùa giải năm nay và dự kiến mùa giải sẽ kết thúc vào tháng 12/2020.

Cùng ngày, chính quyền thành phố Sao Paolo - thành phố lớn nhất Brazil với 12 triệu dân, thông báo hoãn lễ hội đường phố carnival năm tới.

Phát biểu họp báo, Thị trưởng thành phố Sao Paolo - ông Bruno Covas cho biết việc tổ chức lễ hội carnival vào tháng 2/2021 là không khả thi. Ông Covas không nêu rõ thời điểm dời sự kiện này, nhưng cho biết có thể là cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 7 năm sau.

Chính quyền thành phố Rio de Janeiro, địa điểm đăng cai lễ hội carnival lớn nhất Brazil và một trong những lễ hội nổi tiếng nhất trên thế giới, cũng đang cân nhắc quyết định tương tự. Lễ hội carnival ở Sao Paolo, mặc dù ít được biết đến hơn, nhưng vẫn thu hút hàng chục nghìn người tham gia trong những năm gần đây.

Hiện Brazil ghi nhận số ca mắc Covid-19 và tử vong cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, với hơn 2,3 triệu ca bệnh và 85.000 ca tử vong. Bang Sao Paolo là tâm dịch của Brazil, chiếm gần 25% số ca tử vong ở nước này. Tình hình dịch bệnh tại Rio de Janeiro diễn biến phức tạp và nghiêm trọng.

Trong khi đó, tại Peru, giới chức nước này đã quyết định hủy kế hoạch mở cửa trở lại thánh địa Machu Picchu vào ngày 24/7 tới, đúng dịp kỷ niệm 109 năm ngày phát hiện ra "Thành phố đã mất của người Inca" (24/7/1911). Thánh địa Machu Picchu đóng cửa hồi giữa tháng 3 vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Nằm trên một hẻm đá hiểm trở ở độ cao 2.500 mét so với mặt nước biển, thành phố Machu Picchu được xây dựng từ hơn 500 năm trước là biểu tượng vĩ đại nhất của đế chế Inca. Hầu hết các nhà khảo cổ học hiện nay tin rằng đây là kinh thành được xây dựng dưới thời vị vua Inca đầu tiên. Sau khi đế chế Inca sụp đổ, Machu Picchu cũng bị lãng quên cho đến khi nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham tình cờ phát hiện năm 1911.

Machu Picchu đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983 và được cộng đồng quốc tế bình chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới trong năm 2007. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, "Thành phố đã mất của người Inca" đón khoảng 3.000-5.000 lượt khách tham quan mỗi ngày.

Peru là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 ở Mỹ Latinh, với hơn 370.000 ca mắc và 17.000 ca tử vong.

Bộ Ngoại giao thông tin liên quan đến 226 công nhân Việt Nam tại Uzbekistan

Bộ Ngoại giao thông tin liên quan đến 226 công nhân Việt Nam tại Uzbekistan

TGVN. Ngày 24/7, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan và công ty phái cử lao động họp ...

Cập nhật 7h ngày 25/7: Gần 16 triệu người nhiễm Covid-19 toàn cầu, 'điểm nóng' mới tại châu Âu, thêm phát hiện về căn bệnh chưa có thuốc đặc trị

Cập nhật 7h ngày 25/7: Gần 16 triệu người nhiễm Covid-19 toàn cầu, 'điểm nóng' mới tại châu Âu, thêm phát hiện về căn bệnh chưa có thuốc đặc trị

TGVN. Ngày 24/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ...

Tin thế giới ngày 24/7: Mỹ-Trung ra đòn mới, Ấn Độ chơi 'bài' thương mại với Trung Quốc, Pháp đầu tư lực lượng vũ trụ

Tin thế giới ngày 24/7: Mỹ-Trung ra đòn mới, Ấn Độ chơi 'bài' thương mại với Trung Quốc, Pháp đầu tư lực lượng vũ trụ

TGVN. Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô bị đóng cửa, Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay Iran, Ấn Độ tăng rào cản thương mại ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel ...
Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu Meta tiếp tục giảm khiến cho tài sản ròng của Mark Zuckerberg “bốc hơi” hơn 18 tỷ USD. Nhưng ông chủ ...
Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực hôm nay (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động