Covid-19 thế giới 7/10: WHO viện trợ y tế cho Triều Tiên; nghiên cứu hiệu quả thuốc Molnupiravir; Thụy Điển dừng tiêm vaccine Moderna cho thanh niên

Huyền Trâm
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận xấp xỉ 237 triệu người mắc Covid-19, trong đó có gần 4,84 triệu ca tử vong và gần 214,2 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 thế giới 7/10: WHO viện trợ trang thiết bị y tế cho Triều Tiên; nghiên cứu về hiệu quả thuốc Molnupiravir
Theo Merck & Co, thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir có thể hỗ trợ giảm khoảng 50% nguy cơ nhập viện và tử vong đối với những trường hợp mắc bệnh có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. (Nguồn: Kyodo)

Tình hình dịch bệnh Covid-19

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Mỹ là quốc gia chịu sự tác động nặng nề nhất với 44,91 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 727.000 ca tử vong.

Xếp thứ hai thế giới về số ca nhiễm là Ấn Độ với 33,89 triệu ca, trong đó có gần 450.000 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với gần 21,51 triệu người nhiễm và hơn 599.000 người tử vong.

* Tại châu Mỹ

Ngày 6/10, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cho biết số ca nhiễm Covid-19 tại khu vực châu Mỹ có xu hướng giảm trong tháng vừa qua, mặc dù chỉ có 37% dân số Mỹ Latinh và Caribbean tiêm chủng đầy đủ.

Tuần qua, khu vực châu Mỹ ghi nhận 1,2 triệu ca mắc mới, giảm so với mức 1,5 triệu ca của tuần trước đó.

Bang Alaska là nơi đang bùng phát đợt lây lan mới nghiêm trọng nhất tại Mỹ, trong khi Mexico cũng thông báo có sự gia tăng số ca nhiễm mới. Ở chiều ngược lại, hầu hết các nước Nam Mỹ đều đã hạn chế được số ca nhiễm mới.

PAHO cũng thông báo về việc đạt được thỏa thuận với các tập đoàn Sinovac và AstraZeneca để tiếp nhận và phân bổ 8,5 triệu liều vaccine trong năm nay cho các nước trong khu vực.

Một số nước như Jamaica, Nicaragua và Haiti vẫn chưa thể đạt được mục tiêu tiêm vaccine cho 10% dân số. Mục tiêu của PAHO là tập trung thu hẹp khoảng cách trong việc tiêm vaccine giữa các nước trong thời gian sớm nhất .

Hiện cơ chế COVAX vẫn chưa thể đạt mục tiêu cung cấp vaccine đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho 20% dân số ở Mỹ Latinh và Caribe vào cuối năm nay.

Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã công bố chính sách tiêm chủng bắt buộc, yêu cầu các công chức phải tiêm phòng trước cuối tháng này, hoặc buộc phải nghỉ làm không lương.

Chính phủ Canada yêu cầu toàn bộ nhân viên trong "bộ máy hành chính công cốt lõi" và lực lượng cảnh sát phải được tiêm chủng đầy đủ hoặc phải nộp đơn xin miễn trừ vào cuối tháng.

Ước tính có khoảng 267.000 nhân viên nằm trong khung điều chỉnh của chính sách này, sẽ phải báo cáo về tình trạng tiêm chủng của họ trước ngày 29/10.

Theo quy định mới, từ ngày 30/10, hành khách tới Canada phải xuất trình chứng nhận tiêm chủng, trước khi lên máy bay, tàu hỏa hoặc tàu thủy.

* Tại châu Âu

Anh đã dỡ bỏ khuyến cáo hạn chế đi lại không cần thiết tới 32 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm đơn giản hóa quy định đi lại. Thay đổi này sẽ cho phép người dân dễ dàng đi lại đến các nước như Algeria, Malaysia và Senegal.

Gần đây, Anh cũng giảm bớt các yêu cầu xét nghiệm đối với du khách tiêm phòng đầy đủ.

Chính phủ Anh hiện vẫn khuyến cáo hạn chế đi lại không cần thiết tới các quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong danh sách đỏ, trong đó có Brazil, Mexico, Nam Phi và Thái Lan.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 50% các ca Covid-19 hiện tại ở nước này dưới độ tuổi 30. Đây là nguyên nhân khiến nước này đang tập trung chương trình tiêm chủng dành cho nhóm người trên 18 tuổi.

* Tại châu Á

Ngày 7/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo bắt đầu chuyển các chuyến các trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 cho Triều Tiên qua cảng Đại Liên của Trung Quốc.

Theo báo cáo cập nhật tình hình từ ngày 20-26/9, hàng viện trợ đã bắt đầu được chuyển vào cuối tháng trước. Tuy nhiên, báo cáo không nêu thời gian cụ thể hay các loại thiết bị y tế nào đã được chuyển cho Triều Tiên.

Triều Tiên siết chặt kiểm soát biên giới kể từ khi bùng phát dịch ở Trung Quốc, kể từ đó các nguồn cung cấp nguyên vật liệu và y tế thiết yếu không thể chuyển tới Triều Tiên.

Triều Tiên đã đóng cửa hầu hết các tuyến vận tải biển trọng yếu nối Đại Liên với cảng Nampo ở miền Tây nước này hồi tháng 7, trong bối cảnh Bình Nhưỡng nâng mức độ khẩn cấp phòng chống dịch lên mức cao nhất.

Ngày 6/10, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài ngắn nhất là 5 năm, trung bình là 10 năm, thậm chí cả hàng trăm năm.

Tuy nhiên, ông Budi dự báo rằng vẫn có khả năng đại dịch sẽ trở thành một loại bệnh đặc hữu nếu chính phủ và người dân hợp tác thực hiện một số chiến lược như tăng cường xét nghiệm, truy vết và điều trị (3T).

Tính đến ngày 6/10, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 4.221.610 ca mắc Covid-19, trong đó 142.338 ca tử vong và 29.823 bệnh nhân hiện đang điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly tại nhà.

Vaccine và thuốc điều trị Covid-19

Ngày 6/10, Quỹ Oswaldo Cruz (Fiocruz) - trung tâm nghiên cứu y khoa lớn nhất Mỹ Latinh, thông báo Brazil sẽ tham gia nghiên cứu về hiệu quả của Molnupiravir, loại thuốc điều trị Covid-19 do hãng Merck & Co của Mỹ sản xuất.

Tuần trước, Merck & Co tuyên bố sẽ thúc đẩy Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc Molnupiravir sớm nhất có thể, đồng thời thông báo hoàn thành sớm giai đoạn thử nghiệm do những kết quả tích cực mà loại thuốc này đem lại.

Theo Merck & Co, Molnupiravir có thể hỗ trợ giảm khoảng 50% nguy cơ nhập viện và tử vong đối với những trường hợp mắc Covid-19 có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.

Hiện Merck & Co đang lên kế hoạch đăng ký tiếp thị Molnupiravir với các cơ quan quản lý thuốc trên toàn thế giới.

Để giúp khẳng định hiệu quả của thuốc, các nghiên cứu lâm sàng kéo dài 6 tháng sẽ được tiến hành ở nhiều quốc gia khác nhau.

Tại Brazil, nghiên cứu về Molnupiravir sẽ được triển khai đồng thời tại 7 trung tâm y học, trong đó 2 cơ sở ở các bang Mato Grosso do Sul và Rio de Janeiro được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Fiocruz.

Theo kết quả báo cáo của Viện Y tế quốc gia (ISS) và Bộ Y tế Italy, đa số những người được tiêm các loại vaccine mRNA, hiệu quả chống lại sự lây nhiễm sau 7 tháng được tiêm mũi thứ hai là 89%, trong khi hiệu quả bảo vệ khỏi tình trạng nhập viện và tử vong sau 6 tháng lần lượt là 96% và 99%.

Báo cáo trên đã kiểm tra dữ liệu tính đến ngày 29/8 của hơn 29 triệu người dân Italy đã tiêm đủ liều vaccine mRNA, như các loại vaccine do Pfizer và Moderna sản xuất.

ISS cho biết hiệu quả của vaccine ở những người trên 80 tuổi và những người ở viện dưỡng lão cũng giảm, nhưng vẫn ở mức trên 80%.

Ngày 4/10, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã khuyến nghị nên tiêm liều tăng cường vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna cho những người có hệ thống miễn dịch yếu, nhưng để các quốc gia thành viên tự quyết định việc mở rộng đối tượng được tiêm mũi tăng cường.

Ngày 6/10, Thụy Điển thông báo sẽ tạm dừng sử dụng vaccine Spikevax của hãng dược Moderna (Mỹ) cho những người sinh sau năm 1990, sau khi có báo cáo về các tác dụng phụ hiếm gặp như viêm cơ tim.

Trong khi đó, nhà chức trách Đan Mạch thông báo tất cả những người dưới 18 tuổi sẽ không được tiêm vaccine của Moderna. Những người đã tiêm mũi 1 vaccine của Moderna sẽ không tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine này.

Người phát ngôn của Moderna cho biết công ty này đã biết thông tin và nêu rõ những người bị tác dụng phụ thường nhẹ và có xu hướng phục hồi trong một thời gian ngắn sau khi được điều trị và nghỉ ngơi.

Một nhóm nhà khoa học Mỹ vừa tiến hành nghiên cứu về hiệu quả phòng chống Covid-19 của mũi tiêm thứ 3 đối với bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa chất.

Kết quả nghiên cứu cho 80% trường hợp tiêm mũi thứ 3 của hãng Pfizer/BioNTech có sự cải thiện rõ ràng về kháng thể Covid-19, qua đó xác định hiệu quả của mũi tiêm tăng cường này trong việc bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương này trước nguy cơ mắc bệnh hoặc gặp biến chứng nặng của bệnh.

Xuất khẩu gạo vượt khó thời Covid-19

Xuất khẩu gạo vượt khó thời Covid-19

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đã rục rịch hoạt động trở lại, sau khi một số địa ...

Phát động Chương trình tiếp tục đợt vận động Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19

Phát động Chương trình tiếp tục đợt vận động Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tiểu ban Vận động và Huy động xã hội thuộc Ban ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động