Nếu được Chính phủ đồng ý, dự kiến có 5 số đăng ký được cấp cho 5 thuốc Molnupiravir điều trị bệnh nhân Covid-19, do các công ty dược trong nước sản xuất. (Nguồn: Shutterstock) |
Tính từ 16h ngày 23/11 đến 16h ngày 24/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.811 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 11.789 ca ghi nhận trong nước (tăng 663 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 6.578 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh(1.666), Cần Thơ (766), Tây Ninh (754), Bình Dương (696), Đồng Tháp (625), Bà Rịa - Vũng Tàu (586), Đồng Nai (580), Vĩnh Long (482), Bình Thuận (470), Sóc Trăng (425), Bạc Liêu (418), Kiên Giang (369), Bến Tre (300), Trà Vinh (299), Hà Nội (274), Bắc Ninh (241), Cà Mau (224), Hậu Giang (198), Khánh Hòa (183), An Giang (181), Đắk Lắk (152), Bình Phước (145), Hà Giang (144), Vĩnh Phúc (133), Bình Định (133), Nghệ An (132),
Thanh Hóa (98), Quảng Nam (97), Đắk Nông (94), Long An (90), Thừa Thiên Huế (82), Hòa Bình (63), Đà Nẵng (60), Tiền Giang (60), Nam Định (56), Quảng Ngãi (50), Ninh Thuận (47), Thái Bình (45), Hải Phòng (36), Quảng Trị (35), Phú Yên (33), Tuyên Quang (29), Gia Lai (29), Phú Thọ (26), Hải Dương (24), Lâm Đồng (24), Hà Nam (24), Quảng Ninh (22), Hà Tĩnh (22), Bắc Giang (20), Cao Bằng (11), Thái Nguyên (8 ), Hưng Yên (8 ), Điện Biên (7), Kon Tum (5), Ninh Bình (5), Lai Châu (1), Lào Cai (1), Bắc Kạn (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (-364), An Giang (-139), Bà Rịa - Vũng Tàu (-123).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP HCM (+462), Cần Thơ (+412), Tây Ninh (+154).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 10.349 ca/ngày.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.155.778 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.728 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.150.625 ca, trong đó có 934.444 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (460.789), Bình Dương (278.102), Đồng Nai (83.965), Long An (37.644), Tiền Giang (24.116).
Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 25.951 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 937.261 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.533 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.805 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.045 ca
- Thở máy không xâm lấn: 162 ca
- Thở máy xâm lấn: 511 ca
- ECMO: 10 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 23/11 đến 17h30 ngày 24/11 ghi nhận 125 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (62), Bình Dương (15), Đồng Nai (11), Kiên Giang (5), Cà Mau (5), Sóc Trăng (4), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (3), Bình Thuận (2), Long An (2), Bạc Liêu (2), Trà Vinh (2), Hà Giang (1), Khánh Hòa (1), Đắk Lắk (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1), Hậu Giang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 129 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.243 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 103.076 xét nghiệm cho 316.973 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.251.095 mẫu cho 66.686.993 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19
Trong ngày 23/11 có 2.030.162 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 112.944.634 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 67.824.005 liều, tiêm mũi 2 là 45.120.629 liều.
5 công ty dược trong nước nộp hồ sơ sản xuất thuốc điều trị Covid-19
Do trong nước chưa có thuốc kháng virus Molnupiravir được cấp số đăng ký lưu hành, Bộ Y tế đang xem xét để trình Chính phủ chấp thuận cho cấp phép trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp, với một số điều khoản về hồ sơ được rút gọn.
Nếu được Chính phủ đồng ý, dự kiến có 5 số đăng ký được cấp cho 5 thuốc Molnupiravir do các công ty dược trong nước sản xuất.
Cũng liên quan đến thuốc kháng virus Molnupiravir, từ tháng 8/2021, Bộ Y tế đã tiến hành chương trình điều trị thí điểm có kiểm soát F0 trong cộng đồng và tại nhà có triệu chứng nhẹ. TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng thuốc này cho điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng tại nhà.
Để đáp ứng nhu cầu điều trị F0 của TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế vừa cấp phát cho TP. Hồ Chí Minh thêm 5.000 liều thuốc Molnupiravir. Từ khi TP. Hồ Chí Minh thí điểm điều trị có kiểm soát bằng thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế đã cấp 110.000 liều (gồm 50.000 liều Molnupiravir 400 mg Stella Việt Nam và 60.000 liều Molnupiravir 200 mg Optimus Ấn Độ).
Cục Khoa học- Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết đến nay số tỉnh thành điều trị có kiểm soát bằng thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà là 34 địa phương (đầu tháng 11 là 22 tỉnh, thành).
Bộ Y tế mới đây cũng công bố các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lê bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%;
Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.
Các kết quả rất khả quan của chương trình đã đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của TP Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch.
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất, phiên bản 7 do Bộ Y tế ban hành ngày 6/10 có hướng dẫn cụ thể với 3 loại thuốc: Thuốc kháng virus, thuốc kháng thể kháng virus, thuốc ức chế Interleukin-6 trong điều trị
Trong đó, với thuốc kháng virus, Bộ Y tế đã bổ sung thuốc Molnupiravir 400 mg bên cạnh Remdesivir, Favipiravir... Molnupiravir 400 mg liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt. Molnupiravir là dạng viên uống, nên người bệnh dễ dàng điều trị tại nhà đối với người lớn mắc Covid-19 triệu chứng nhẹ và trung bình.