Cứ đi rồi đến!

Đã đi và đến thật. Nhưng với Tiến sĩ Chu Đình Tới - học giả sau tiến sĩ Marie Curie của Liên minh châu Âu về Y học tại Khoa Y học, Đại học Oslo (Na Uy), chặng đường mà anh đi qua giống như một giấc mơ với cái kết có hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cu di roi den Học giả Mỹ đánh giá cao Năm APEC Việt Nam 2017
cu di roi den Tổng Bí thư tiếp đoàn đại biểu dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học

Chương trình học giả sau tiến sĩ  mang tên Marie Curie của Liên minh châu Âu  (EU) là một trong những chương trình học giả uy tín và lớn nhất thế giới hiện nay nhằm thu hút và đào tạo những nhà khoa học nhiều triển vọng từ khắp nơi trên thế giới đến châu Âu, Mỹ, Nhật, Singapore... làm việc.

Học giả “đa-zi-năng”

Tiến sĩ Chu Đình Tới hiện là 1 trong 25 người trên thế giới nhận được vị trí này trong đợt đầu của một chương trình Học giả Marie Curie về Y học để làm việc tại những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về Y học trên thế giới ở Mỹ, Canada, Thụy Sĩ và Bắc Âu. Tại Nauy, anh nghiên cứu các dự án về Y học, trong đó tập trung nghiên cứu về bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

Không chỉ nghiên cứu, giảng dạy, viết sách chuyên ngành, Chu Đình Tới còn là tác giả của hơn 100 bài báo giấy và báo mạng với các chủ đề về du học sinh, kiều bào, sức khỏe. Ngoài ra, anh là chuyên gia tư vấn viên về dinh dưỡng, thừa cân béo phì, là diễn giả về du học và học bổng và trở thành thành viên Hội đồng biên tập và phản biện của 2 tạp chí Khoa học về Y học ở Mỹ và châu Âu.

Mới đây, anh đã về nước để ra mắt hai cuốn sách "Hành trang du học" và "Tôi đã đi du học bằng học bổng như thế nào" do Alpha books phát hành. Theo anh, ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam ra nước ngoài du học, nhưng chất lượng chưa thực sự cao, nhiều người chỉ đi du học "để cho biết" hoặc cho "bằng bạn bằng bè". Trong khi đó, có hàng triệu học sinh, sinh viên nông thôn học rất giỏi nhưng thiếu định hướng, tâm lý nhút nhát, không có kế hoạch học ngoại ngữ... nên không thể hiện thực hóa giấc mơ của mình. Vì vậy, hai cuốn sách anh viết với mục đích giúp cho nhiều bạn trẻ Việt Nam có năng lực và hoài bão tìm cho mình con đường du học phù hợp nhất để đạt được những kết quả học tập, nghiên cứu tốt nhất.

Tiến sĩ Chu Đình Tới mong muốn làm thật tốt công việc nghiên cứu khoa học để góp phần nhỏ vào nền tri thức y học nhân loại, trong đó có Việt Nam. Anh hy vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội tham gia hoạt động giao lưu hợp tác với các nhà khoa học về Y học trong nước để có thể làm cầu nối với quốc tế, cũng như  được tư vấn kinh nghiệm và giúp đỡ nhiều bạn trẻ người Việt ra nước ngoài du học.

cu di roi den
Tiến sĩ Chu Đình tới tại Nauy.

Đi du học bằng... nghị lực

Câu chuyện của chàng trai Chu Đình Tới có thể bình thường với nhiều người, nhưng với anh, đó là một sự phấn đấu không ngừng nghỉ, là sự hy sinh của bản thân và cả gia đình. Thành công hôm nay giống như là món quà tuyệt vời mà cuộc sống đã ban tặng anh cùng với những bước ngoặt không định trước và cả những may mắn ngẫu nhiên.

Với điểm xuất phát thấp là một học sinh nông thôn (học trường làng, vốn ngoại ngữ chắp vá, ít va chạm cuộc sống), mục đích của chàng trai quê Ba Vì (tỉnh Hà Tây cũ) khi đó là cố gắng học để thoát nghèo. Anh cũng chưa bao giờ dám nghĩ đến việc đi du học và nhất lại là du học bằng học bổng toàn phần.

Bản thân anh Tới tự nhận thấy, mình không xuất sắc trong giai đoạn phổ thông, bằng chứng là trong 12 năm học phổng thông anh chỉ được một vài năm là học sinh giỏi hồi cấp 1 và cấp 2, riêng môn tiếng Anh của anh chỉ đạt kết quả học tập trung bình. Chỉ khi thi đỗ vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chu Đình Tới mới giành được những kết quả học tập xuất sắc và quyết tâm cải thiện tiếng Anh bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất trong sách giáo khoa và học hàng ngày. Anh hầu như không đi học thêm tiếng Anh vì sợ tốn thêm tiền làm gánh nặng cho cha mẹ, ngoại trừ năm thứ 3 đại học anh có học thêm một lớp tiếng Anh cơ bản trình độ B bằng chính tiền học bổng của mình.

Không có gì là không thể

Điều ngạc nhiên là với xuất phát điểm ấy, chàng trai Chu Đình Tới đã dần có những bước bứt phá khi trở thành giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi giành được học bổng để đi du học từ bậc thạc sĩ đến tiến sĩ ở nước ngoài ở châu Á và châu Âu. Nhất là, anh trở thành 1 trong 5 người trên thế giới nhận được học bổng toàn phần Tiến sĩ Y học năm 2015 tại Đại học Y Bialystok và Viện Hàn Lâm Khoa học Ba Lan – chương trình do EU tài trợ và dưới sự hướng dẫn của giáo sư nổi tiếng người Mỹ Leslie P Kozak. Tiếp sau đó, anh có nhiều cơ hội để làm việc sau tiến sĩ ở nước ngoài, đặc biệt là vị trí học giả Marie Curie về Y học của EU hiện nay.

Kinh nghiệm bản thân anh cho thấy “người Việt mình cứ chịu khó học hỏi, tìm tòi, quyết tâm... thì khó khăn nào cũng vượt qua được”. Theo Chu Đình Tới, điều quan trọng nhất khi ra nước ngoài là cần mở rộng các mối quan hệ với bạn bè quốc tế và chủ động thiết lập các mối quan hệ với người Việt ở nước sở tại. Anh kể, vào năm 2012, lúc sang Ba Lan học tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan ở thành phố Olsztyne (một thành phố rất nhỏ, cả thành phố chỉ có 6-7 người Việt đều đang đi làm, hầu như không có ai đi học), anh cứ lủi thủi một mình nơi đất khách. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau khi kết nối được với những người bạn Việt rồi kết bạn và chơi rất thân với các bạn bè quốc tế như Ba Lan, Anh, Tây Ban Nha, Nhật...., anh đã có được khoảng thời gian yên bình và nhiều kỷ niệm đẹp cho đến lúc tốt nghiệp tiến sĩ.

Chia sẻ câu chuyện của mình, Tiến sĩ Chu Đình Tới chỉ muốn cổ vũ và khích lệ những học sinh khó khăn ở những vùng nông thôn cố gắng học tập để thực hiện giấc mơ du học, nhất là du học bằng học bổng toàn phần. “Không có gì là không thể nếu chúng ta biết biến ước mơ thành hành động, tôi đã làm được thì chắc chắc nhiều người khác cũng làm được và sẽ làm tốt hơn!”, anh tâm sự.

cu di roi den Giới nghị sĩ, học giả Canada hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài

Ngoài việc hoan nghênh phán quyết, giới nghị sĩ, học giả và truyền thông tại Canada đồng thời hy vọng các bên liên quan sẽ ...

cu di roi den Tăng cường trao đổi, giao lưu với các học giả Indonesia

Ngày 6/4, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn đã có cuộc trao đổi với các Giáo sư, học giả của Trường Đại ...

cu di roi den Tuyển ứng viên chương trình Học giả Fulbright Việt Nam 2017

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa thông báo tuyển chọn ứng viên cho Chương trình Học giả Fulbright Việt Nam 2017. 

TRỌNG VŨ

Xem nhiều

Đọc thêm

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Chiếc mặt nạ Xiuhtecuhtli là một trong những cổ vật màu ngọc lam mà nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernán Cortés đã lấy từ Đế chế Aztec.
Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Một con hổ vàng 3 tuổi tại Thái Lan đã trở thành hiện tượng mạng xã hội, thu hút 34.000 lượt thích và 24.000 lượt chia sẻ chỉ trong hai ...
Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm 'Thực tiễn đổi mới thông qua sự tích hợp giữa văn hóa và công nghệ tại ...
Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động