TIN LIÊN QUAN | |
Quả cầu Vàng 75: "Big Little Lies" và "Three Billboards" thắng lớn | |
Những tác phẩm điện ảnh chuyển thể xuất sắc nhất 2017 |
Được biết, anh là một trong 10 gương mặt đặc biệt xuất sắc được vinh danh giải thưởng Quả cầu vàng 2018 trong lĩnh vực khoa học công nghệ do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức hàng năm. Đây là một niềm vinh dự lớn nhưng cũng mang trách nhiệm không nhỏ?
Nhận được giải thưởng Quả cầu vàng đối với tôi là một niềm vinh dự lớn. Bởi đây là một trong những giải thưởng cao quý nhất về khoa học dành cho những người trẻ ở Việt Nam. Đương nhiên, việc nhận được giải thưởng cũng sẽ là trách nhiệm và cần nhiều nỗ lực, cố gắng hơn về sau.
Thực tế, nghiên cứu khoa học luôn cần sự sáng tạo và phấn đấu không ngừng, nhất là nghiên cứu khoa học tiệm cận và đạt tầm quốc tế. Tôi nghĩ, không chỉ bản thân mình luôn cố gắng để phát triển hơn, còn phải có trách nhiệm tham gia đào tạo các lớp nghiên cứu trẻ kế cận để ngày càng có nhiều người trẻ thành công và phát triển trong nghiên cứu khoa học.
TS. Chu Đình Tới (giữa) tại Lễ trao giải Quả cầu vàng 2018. (Nguồn: VNN) |
Điều gì thôi thúc anh trở về Việt Nam sau gần 10 năm sinh sống và làm việc ở nước ngoài?
Đó là tình cảm gia đình, người thân và với quê hương. Dù đã đi, sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng tôi vẫn khao khát được trở về, có cơ hội để phát triển và cống hiến trực tiếp trên quê hương mình.
Thực ra, làm khoa học thì ở đâu cũng có thể cống hiến được, không nhất thiết cứ phải về Việt Nam. Tuy nhiên, nếu vừa được tạo điều kiện cống hiến và vừa được ở trên quê hương, đó thực sự là một điều tuyệt vời.
Về Việt Nam để làm việc có phải là “một chặng đường mới” như anh từng chia sẻ?
Có thể nói, về Việt Nam lần này với tôi là một chặng đường mới trong cuộc đời và sự nghiệp. Tôi đang cố gắng để thích nghi và phát triển trong cuộc sống và công việc của mình. Gần 10 năm ở nước ngoài, giờ tôi có cảm giác lại vừa đến một môi trường khác, đất nước khác để công tác, chứ không phải hoàn toàn có cảm giác là “về nhà”.
Biết rằng sẽ có nhiều khó khăn, vất vả, thách thức trước mắt nhưng tôi sẽ nỗ lực, cố gắng hết mình và tin mình lựa chọn đúng. Bởi lẽ, chặng đường này tôi đã có gia đình, người thân ngay bên cạnh, những người quan trọng nhất trong cuộc đời của tôi, sẵn sàng hỗ trợ và ở bên tôi mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh.
Điều trăn trở nhất đối với tôi là điều kiện để thực hiện những dự án, công trình và cơ chế làm việc. Đây là vấn đề tôi đang phải thích nghi dần sau nhiều năm sống và làm việc ở nước ngoài.
Từng du học và làm việc ở nhiều nước như Hàn Quốc, Ba Lan, Na Uy. Từ kinh nghiệm của bản thân, theo anh, bí quyết để hòa nhập thành công ở nước sở tại là gì?
Để sống, học tập và làm việc tốt ở nước ngoài, theo tôi có mấy yếu tố. Thứ nhất, phải có một nền tảng kiến thức và trình độ chuyên môn vững chắc - cái giúp mình học tập tốt hoặc có một công việc ổn định ở nước ngoài. Thứ hai, phải có ngoại ngữ tốt - công cụ để làm việc và hòa nhập tốt văn hóa nước sở tại. Thứ ba, phải có các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, khả năng tự tin, khả năng thích nghi môi trường sống, học tập và làm việc mới.
Những yếu tố này đều được tôi miêu tả và nói rõ trong những cuốn sách mà tôi viết cho giới trẻ đã xuất bản là Hành trang du học, Tôi đã đi du học bằng học bổng như thế nào và Cẩm nang học tập và làm việc ở nước ngoài.
Vậy anh nghĩ gì về câu chuyện mấy năm trước, đó là 13 quán quân Olympia chỉ có một người về nước? Nguyên nhân nào khiến không ít bạn trẻ vẫn còn ngần ngại, băn khoăn giữa về hay ở?
Chúng ta không nên đặt nặng việc họ về hay không. Nếu thực sự ở nước ngoài họ phát triển được, nhất là về khoa học và kinh tế, họ sẽ vẫn đóng góp được cho sự phát triển của đất nước.
Còn về nước, nếu không phát triển được, chắc chắn sự đóng góp của họ sẽ ít hơn. Tôi nghĩ, cứ để họ phát triển, trau dồi kiến thức, kỹ năng bên ngoài, mở rộng hợp tác. Khi họ đã thực sự phát triển, “chín” về kỹ năng và trình độ, bản lĩnh và nhiều kinh nghiệm sống cùng với những điều kiện trong nước phù hợp, họ sẽ trở về. Khi đó, chắc chắn họ sẽ đóng góp được cho đất nước rất nhiều. Các nước khác như Nhật hay Hàn Quốc trước đây cũng thế.
Anh kỳ vọng gì ở Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu (diễn ra tháng 11/2018 vừa qua) trong việc kết nối các trí thức trẻ Việt Nam trong và ngoài nước tham gia phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế của đất nước trong kỷ nguyên số?
Với các bạn trẻ, tôi nghĩ rằng trong kỷ nguyên kỹ thuật số và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, tri thức sẽ là nền tảng và thước đo của sự thành công. Do đó, việc học tập không ngừng, trau dồi kỹ năng kiến thức, hoàn thiện ngoại ngữ và nâng cao kỹ năng mềm là rất cần thiết.
Nếu được, các bạn hãy cố gắng tìm kiếm những suất học bổng để ra nước ngoài học tập, trải nghiệm nâng cao trình độ bản thân và làm phong phú vốn sống. Khi đã đủ, các bạn về nước hoặc ở lại làm việc đều tốt cả. Tôi mong các bạn trẻ hãy nỗ lực và hành động, vì “giấc mơ chỉ thành hiện thực, nếu ta biết biến ý tưởng thành hành động”.
Xin cảm ơn anh!
Thế giới tuần cuối cùng của năm 2018 qua ảnh Công tác khắc phục thảm họa sóng thần tại Indonesia, không khí Giáng sinh khắp nơi trên thế giới, người di cư Trung Mỹ tìm ... |
Lễ hội Vang Đà Lạt 2018 - Sôi động và cuốn hút Dịp nghỉ Tết dương lịch 2019, Đà Lạt trở thành tâm điểm du lịch không chỉ bởi thời tiết lý tưởng mà còn nhờ chuỗi ... |
Công bố đề cử giải thưởng Quả cầu vàng 2018 Lễ công bố được đưa trực tiếp trên website và fanpage Golden Globe. |