Nguy cơ “bình mới, rượu cũ”

Đó là quan điểm của giảng viên Nguyễn Quốc Vương (khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), hiện là nghiên cứu sinh về giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa (Nhật Bản) với TG&VN về Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được công bố.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguy co binh moi ruou cu Chương trình giáo dục phổ thông mới: Cần sự "thay máu" triệt để
nguy co binh moi ruou cu Tập huấn “học qua hành” theo dự án Giáo dục STEM

Nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể quá tham vọng, ôm đồm, cồng kềnh và nặng nề so với yêu cầu của xã hội. Các nhà làm chương trình đưa ra những mục tiêu quá cao so với thực tế. Quan điểm cá nhân của ông về vấn đề này như thế nào?

Bản thân tôi khi đọc Dự thảo nhận thấy vấn đề của chương trình không phải “quá tham vọng” mà là chưa chạm tới và chưa đạt được nhiều điểm cơ bản nhất. Ví dụ, trong chương trình phải thể hiện rõ “triết lý giáo dục” - thứ quyết định kết quả về sau thì lại chưa thấy có mặt trong Dự thảo.

nguy co binh moi ruou cu
Anh Vương với một trong những cuốn sách của mình. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Có nhiều người nghĩ rằng triết lý giáo dục thể hiện trong toàn bộ cơ cấu chương trình, nội dung giáo dục cụ thể chứ không cần phát biểu thành câu chữ rõ ràng. Tuy nhiên, đó là lối tư duy nguy hiểm vì không phải ai cũng là người làm chương trình và nghĩ như người làm chương trình. Sự mập mờ đó sẽ gây khó cho những người thực thi và toàn xã hội.

Có phải lúc này chúng ta cần đánh giá nghiêm túc các chương trình đã có để thấy rõ ưu - nhược điểm; có thể kế thừa, thay đổi, bổ sung một cách hợp lý nhất?

Trong cải cách giáo dục và hẹp hơn là cải cách chương trình có hai công việc cần làm. Thứ nhất, nghiên cứu, tổng kết hiện trạng giáo dục để làm rõ xem nó đạt được thành tựu gì, đã và đang đối mặt với các vấn đề nào cần giải quyết. Thứ hai là phác thảo, thiết kế ra phương án cải cách có tham khảo các mô hình tiên tiến.

Tuy nhiên, trong lần cải cách này, công việc thứ nhất chưa được tiến hành nghiêm túc và công bố kết quả rộng rãi. Khi chưa “khám”, chỉ ra đúng căn nguyên thì sẽ không thể chữa được bệnh. Việc không ý thức sâu sắc được vấn đề và thể hiện rõ, công khai những vấn đề của nền giáo dục hiện tại sẽ gây khó cho công cuộc cải cách. Nguy cơ “bình mới, rượu cũ” hay “dẫm vào vết xe đổ” sẽ nảy sinh từ đó.

 Vậy giá trị cốt lõi của dự thảo mới này là gì? Chương trình đã thực sự có “linh hồn” hay chưa?

Tôi có cảm giác chương trình vẫn thiếu yếu tố làm toát lên toàn bộ tư tưởng của cuộc cải cách lần này. Chương trình mới chưa thể hiện được khía cạnh: “Tóm lại nền giáo dục mà chúng ta muốn tạo ra có tên gọi là gì? Nó nhắm tới mục đích nào ở phương diện con người cũng như xã hội?”.

Anh Nguyễn Quốc Vương là người viết và dịch tám cuốn sách về giáo dục, trong đó tiêu biểu là những cuốn như “Cải cách giáo dục Nhật Bản”; “Môn Sử không chán như em tưởng”; “Hướng dẫn học tập môn Xã hội”...

Ông có đề xuất gì vào lúc này?

Cải cách giáo dục vừa cần quyết liệt, nhanh chóng nhưng cũng cần thận trọng. Theo tôi, khi chưa có chuẩn bị kỹ lưỡng thì cần làm chậm và chắc. Trong khi làm cần phải lắng nghe các ý kiến phản biện, kể cả các ý kiến chỉ trích gay gắt. Cần tôn trọng các cuộc tranh luận và có cơ chế dân chủ đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các nhóm tham gia làm chương trình sách giáo khoa.

Nhìn vào các cuộc cải cách giáo dục trên thế giới sẽ thấy, cải cách giáo dục từ “dưới lên” cũng quan trọng ngang bằng với cải cách giáo dục từ “trên xuống”. Chúng ta cần phải tôn trọng và tạo điều kiện cho cải cách từ “dưới lên” với các thực tiễn giáo dục phong phú, phát triển đa dạng.

Để cho dễ hiểu, tôi muốn nói rõ rằng thực tiễn giáo dục là những gì giáo viên và học sinh, rộng hơn là trường học, làm trong thực tế dựa trên đặc điểm, tình hình cụ thể ở đó. Ở nước ta từ trước đến nay là “trên áp xuống” với nội dung, cách dạy, chương trình chung cho tất cả học sinh, giáo viên ở bất cứ địa phương nào. Vậy nên, thường thì cấp dưới và giáo viên chỉ là “anh thợ” thừa hành mà thôi. Bây giờ, khi cải cách giáo dục, chấp nhận cơ chế một chương trình nhiều sách giáo khoa thì phải công nhận sự phong phú, tức là thừa nhận sự độc lập tương đối của các thực tiễn giáo dục.

Đối chiếu với các nước trên thế giới, ông nhận định thế nào về cách làm dự thảo chương trình của Việt Nam? Chúng ta có thể học được gì từ các nước, thưa ông?

Sau năm 1945, ở Nhật có cơ quan chuyên làm chương trình giáo dục. Cứ 10 năm họ thay đổi chương trình một lần. Vì thế, họ làm rất kỹ, khoa học và nghiêm túc. So với cách thức soạn thảo ở Nhật, tôi nhận thấy cách thức soạn thảo ở Việt Nam có phần vội vàng. Việt Nam đang thiếu các chuyên gia và các cơ quan chuyên nghiên cứu phát triển chương trình một cách chuyên nghiệp, có kết quả cao.

Thực tế, khi làm vội vàng và thiếu nền tảng học thuật làm bệ đỡ, chương trình sẽ rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường” và bị cuốn theo những tranh luận có tính chất cảm tính hoặc các ý kiến nằm ngoài chuyên môn. Trong giáo dục, lắng nghe ý kiến của đại chúng rất quan trọng. Nhưng nếu cải cách giáo dục bị cuốn theo đại chúng mà thiếu sự tham gia tích cực của các nhà chuyên môn, cải cách sẽ không thể tới đích, thậm chí sẽ gặp nguy hiểm.

Theo tôi, để cải cách giáo dục thành công thì cần cái nhìn hệ thống và toàn diện. Không nên hiểu cải cách giáo dục chỉ đơn giản là cải cách chương trình, sách giáo khoa và chăm chăm vào chuyện đó. Cải cách hệ thống hành chính giáo dục là một vấn đề quan trọng, then chốt nhưng lại rất ít người bàn. Thực tế, khi hệ thống hành chính giáo dục không được cải cách thì chương trình mới cho dù có tốt đến mấy cũng sẽ bị vô hiệu hóa hoặc không phát huy hết được tác dụng.

Xin cảm ơn ông!

nguy co binh moi ruou cu Hướng tới kế hoạch hành động giáo dục bao trùm trong APEC

Chiều 11/5, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM2) trong năm APEC 2017, Nhóm công tác về phát ...

nguy co binh moi ruou cu Ngành giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng 4.0 ra sao?

Ngành giáo dục nước ta nói chung, giới trẻ nói riêng cần phải “lột xác” như thế nào trước cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0?

nguy co binh moi ruou cu Đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chiều 31/3, tại thành phố Huế, Hội nghị ASEM về “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững” ...

Nguyệt Anh (thực hiện)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Dấu ấn đậm nét của giải chạy là hình ảnh các vận động viên tham gia chạy với cam kết hành động giảm phát thải, hướng tới một thế giới xanh và sạch hơn.
Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, tên quốc tế Pabuk.
Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Theo quy định mới thì từ 1/1/2025 khi thực hiện thủ tục sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Phiên bản di động