Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: Đổi mới chương trình - sách giáo khoa quan trọng là tạo ra con người như thế nào?

Hùng Thoa
Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, đổi mới chương trình - sách giáo khoa quan trọng là tạo ra con người như thế nào, con người đó sẽ kiến tạo xã hội ra sao...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sách giáo khoa
Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, đổi mới chương trình - sách giáo khoa quan trọng là tạo ra con người như thế nào? (Ảnh: NVCC)

Thực hiện cơ chế một chương trình - nhiều bộ sách giáo khoa là chủ trương lớn trong cuộc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của sách giáo khoa trong cuộc đổi mới này?

Nhìn ở mặt lý luận khi Nhà nước chấp nhận một chương trình - nhiều bộ sách giáo khoa thì điều đó có nghĩa là đã thừa nhận “tính tương đối” của sách giáo khoa. Sách giáo khoa không còn là nơi duy nhất tập hợp các “chân lý đúng tuyệt đối” nữa. Đây sẽ là cơ sở để cả cơ quan quản lý giáo dục, trường học và giáo viên nhận ra vai trò, ý nghĩa to lớn của “thực tiễn giáo dục” mà các giáo viên thực hiện ở trường học, từ đó khuyến khích giáo viên sáng tạo.

Tin liên quan
Học nghề hay học đại học cũng hãy biến mình thành người lao động trình độ cao Học nghề hay học đại học cũng hãy biến mình thành người lao động trình độ cao

Nếu thực hiện đúng tinh thần đổi mới này, thì sách giáo khoa sẽ chỉ là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng khi tiến hành giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện nó từ đề ra quy chế, tiến hành thẩm định tới lựa chọn, phát hành đã gặp rất nhiều vấn đề lớn.

Việc thực hiện cơ chế không đi kèm với các nghiên cứu và công tác truyền thông mạnh cho ý nghĩa của thực tiễn giáo dục đã gây phản tác dụng. Từ đó, có rất nhiều ý kiến đề nghị trở lại cơ chế một chương trình - một bộ sách giáo khoa đã rất lạc hậu trước đó.

Như vậy, có thể nói, thành bại của cuộc cải cách lần này sẽ nằm ở chỗ chúng ta sẽ ứng xử như thế nào với sách giáo khoa. Tiếp tục coi nó là “chân lý tuyệt đối duy nhất đúng” hay coi nó như một tài liệu tham khảo chủ yếu, quan trọng để tự chủ, sáng tạo trong thực tiễn giáo dục với nội dung, phương pháp do chính mình biên soạn, phát triển...

Theo ông, đâu là vấn đề trong bức tranh xã hội hóa sách giáo khoa hiện nay?

“Xã hội hóa” là một uyển ngữ được dùng phổ biến trong khi nói về giáo dục ở nước ta. Chính vì vậy mà nó đã bị hiểu sai trong rất nhiều trường hợp. Cơ chế một chương trình - nhiều bộ sách giáo khoa thực chất là chế độ kiểm định sách giáo khoa đã được thực hiện trên thế giới từ lâu.

Ở Nhật Bản, họ thực hiện từ thời Minh Trị, sau đó bị gián đoạn một thời gian và sau 1945 họ lại tiếp tục thực hiện chế độ này. Trong cơ chế này, nhà nước, Bộ Giáo dục chỉ nắm giữ quyền soạn thảo chương trình, đề ra quy chế kiểm định, thẩm định bản thảo, yêu cầu sửa chữa bản thảo và đưa ra đánh giá cuối cùng quyết định xem bản thảo đó có thể trở thành sách giáo khoa hay không.

Tất cả công việc làm sách giáo khoa là do các công ty xuất bản tư nhân làm. Lãi họ hưởng, lỗ họ chịu, hoàn toàn không sử dụng tiền ngân sách và nhà nước cũng không can thiệp vào công việc nghiệp vụ của họ.

Ở Việt Nam, tuy thực hiện cơ chế này nhưng lại gặp khó ở hành lang pháp lý. Kết quả là, tuy thực hiện “nhiều bộ sách giáo khoa” nhưng các bộ sách giáo khoa đó hầu hết lại do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn, một hai bộ còn lại cũng do các NXB quốc doanh thực hiện, không thấy có bóng dáng của các công ty sách tư nhân tham gia.

Như vậy, tuy “xã hội hóa” nhưng sức mạnh năng động của khối tư nhân hầu như chưa được tận dụng và phát huy. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành sách giáo khoa.

Nếu có thêm bộ sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT biên soạn, những bất cập hiện nay liệu có được giải quyết hay không?

Tôi nghĩ, Bộ GD&ĐT không nên và không cần thiết biên soạn bộ sách giáo khoa nào. Nếu Bộ GD&ĐT biên soạn sách giáo khoa, điều đó có nghĩa rằng, tất cả các bộ sách khác sẽ bị vô hiệu và các công ty sách ngoài quốc doanh “không có cửa” biên soạn sách giáo khoa.

Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý hành chính cao nhất về giáo dục, là nơi ra đề, đưa ra đáp án, thanh tra, kiểm tra… Tức là quyền lực của Bộ rất lớn.

Điều này sẽ khiến cho các trường, các giáo viên mặc nhiên coi sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT là chuẩn, là an toàn. Họ sẽ chỉ chọn bộ sách đó.

Như vậy sẽ trở lại cơ chế một chương trình - một bộ sách giáo khoa như trước. Các bộ sách khác sẽ “chết yểu” và lãng phí.

Theo tôi, lúc này, phải khuyến khích các nhân tố năng động tham gia vào việc biên soạn, phát hành sách.

Ở Nhật Bản, cơ chế một chương trình - nhiều bộ sách giáo khoa được thực hiện như thế nào? Ông có thể chia sẻ cụ thể?

Ở Nhật, sau khi tiến hành cải cách giáo dục năm 1947, Nhật thực hiện cơ chế kiểm định sách giáo khoa. Trong cơ chế này, Bộ Giáo dục nắm giữ quyền đưa ra chương trình, ban hành quy chế thẩm định bản thảo sách giáo khoa. Tất cả việc lựa chọn tác giả, biên soạn sách giáo khoa trao cho các nhà xuất bản tư nhân.

Bởi vậy, mỗi môn học ở Nhật có tới cả 8-9 nhà xuất bản tham gia. Các bản thảo đăng ký kiểm định sẽ được đọc kỹ, góp ý, yêu cầu sửa đổi bằng văn bản, sau đó được kết luận là đạt hay không đạt. Nếu đạt sẽ được coi là sách giáo khoa (với dấu kiểm định ở trên sách).

Ở Nhật, giáo dục nghĩa vụ là 9 năm nên nhà nước sẽ mua sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 9 cấp phát miễn phí cho học sinh. Vì vậy, việc học sinh chọn bộ nào không ảnh hưởng gì tới tài chính nói chung. Trong một nhà, mỗi anh chị em học một bộ sách khác nhau cũng không làm thay đổi tổng số tiền được chi cho sách giáo khoa. Nhật cũng miễn học phí cho giáo dục nghĩa vụ.

Một số địa phương có kinh tế tốt thì miễn học phí và cấp phát sách cho cả học sinh Trung học phổ thông. Sách giáo khoa ở Nhật ban đầu do các trường lựa chọn, về sau trao quyền lựa chọn cho các Ủy ban giáo dục. Các trường tư thì hiệu trưởng dựa trên hội đồng tư vấn của trường mình lựa chọn.

Đổi mới chương trình - sách giáo khoa theo ông cần chú trọng yếu tố gì? Việc đánh giá tác động ra sao? Đâu là giải pháp?

Đầu tiên, quan trọng là phải làm rõ triết lý theo đuổi, mục tiêu hướng tới. Đổi mới để tạo ra con người như thế nào, con người đó sẽ kiến tạo xã hội có hình dáng ra sao? Từ đó, mới có thể thiết kế cụ thể và không bị lạc đường, lúng túng giữa chừng.

Việc biên soạn sách giáo khoa cần tạo ra cơ chế thông thoáng để khối tư nhân, các công ty sách tư nhân tham gia vào biên soạn. Bộ GD&ĐT chỉ cần tạo ra một quy chế tốt, mạch lạc, công bằng, vững pháp lý là ổn. Khi có cơ chế thông thoáng và pháp lý tốt, các tác giả giỏi, các bộ sách hay sẽ xuất hiện.

Nhà nước cũng cần định ra giá trần sách giáo khoa để tránh việc các công ty xuất bản sách đưa giá lên cao ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân. Nhà nước cần nghiên cứu và thực hiện cấp phát miễn phí sách giáo khoa cho học sinh phổ thông (ít nhất là hết THCS) để tránh lãng phí sách giáo khoa và đảm bảo công bằng trong giáo dục.

Xin cảm ơn ông!

Nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả Nguyễn Quốc Vương đã dịch và viết khoảng 90 cuốn sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa. Một số cuốn tiêu biểu như:

- Sách dịch: Cải cách giáo dục Việt Nam, Phẩm cách quốc gia, Hạnh phúc với cuộc sống thường ngày...

- Sách viết: Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Môn sử không chán như em tưởng, Đường xa nghĩ về giáo dục Việt Nam, Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam…

Giải thưởng: Giải Sách Hay 2020 dành cho cuốn Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản.

Đừng ‘đo lường’ thi cử bằng điểm số, bằng cấp

Đừng ‘đo lường’ thi cử bằng điểm số, bằng cấp

Giáo dục cần phải tập trung vào việc bồi dưỡng và vun trồng nhân cách hơn là đo lường bằng điểm hay bằng...

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga: Cần nghiêm túc nhìn nhận, bổ sung trường THPT để đáp ứng nhu cầu người học

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga: Cần nghiêm túc nhìn nhận, bổ sung trường THPT để đáp ứng nhu cầu người học

Nhìn từ thực trạng phụ huynh Hà Nội chen lấn nộp hồ sơ vào lớp 10 vừa qua, ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên ...

Học nghề hay học đại học cũng hãy biến mình thành người lao động trình độ cao

Học nghề hay học đại học cũng hãy biến mình thành người lao động trình độ cao

Có nhiều sinh viên học đại học kiểu “học đại”, nhiều chương trình đào tạo không thực sự có chất lượng cao, không đáp ứng ...

Thời gian thanh toán trực tuyến phí đăng ký xét tuyển đại học năm 2023

Thời gian thanh toán trực tuyến phí đăng ký xét tuyển đại học năm 2023

Bộ GD&ĐT vừa hướng dẫn triển khai thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học năm 2023.

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động