TIN LIÊN QUAN | |
Doanh nghiệp Mỹ mong muốn nắm bắt cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam | |
Cung cấp thông tin hữu ích để các doanh nghiệp Hàn Quốc quyết định đầu tư tại Việt Nam |
Hòa Phát hiện là một trong 10 công ty đứng đầu trong danh sách các công ty, tập đoàn tại Việt Nam, với số vốn lên tới trên 5 tỷ USD. (Nguồn: Dantri) |
Tác giả bài phân tích Joanne Hart cho rằng, ngay từ trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, điều thấy khá rõ là Tổng thống Trump không phải là “người hâm mộ” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đại dịch Covid-19 càng làm gia tăng căng thẳng và khiến nhiều công ty trên thế giới đặt câu hỏi về sự phụ thuộc của họ vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Các công ty này bắt đầu tìm kiếm nhà cung ứng khác bên ngoài Trung Quốc có thể đáp ứng được nhu cầu của họ, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư.
Tương lai dài hạn rất tốt
Việt Nam là quốc gia có nhiều thay đổi tích cực trong những thập kỷ gần đây, có mức tăng trưởng kinh tế vượt ngưỡng 6%/năm kể từ năm 2000 đến nay. Ngày càng có nhiều công ty quốc tế tìm kiếm các sản phẩm của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn có những cam kết mạnh về tăng trưởng, tầng lớp trung lưu ngày càng đông hơn, do vậy, sức mua của quốc gia này chắc chắn sẽ tăng nhanh.
Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia đã xử lý khủng hoảng Covid-19 tốt hơn rất nhiều nước, cả nước chỉ có vài trăm ca nhiễm và không có ca tử vong. Hầu hết các chuyên gia đều tin tưởng rằng, tương lai dài hạn của Việt Nam vẫn rất tốt, cho dù tăng trưởng GDP năm nay có thể hạn chế.
Quỹ The VinaCapital - Vietnam Opportunity Fund (VOF) mang lại cho các nhà đầu tư Anh cơ hội tiếp cận với nền kinh tế đang mở rộng của Việt Nam. Với cổ tức được chi trả từ Quỹ này, nhà đầu tư cổ phiếu có cơ hội nhận được cả tăng trưởng vốn và thu nhập.
VOF là quỹ được thành lập năm 2003, lúc đầu gia nhập AIM, sau đó chuyển sang thị trường chính vào năm 2016 và hiện giờ là thành viên của the FTSE 250 index - các công ty lớn nhất từ vị trí 101 đến 350 được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London.
Giá trị cổ phiếu của VOF hiện là 3,32 Bảng/cổ phiếu và có tiềm năng sẽ tăng lên trong những năm tới. Tập đoàn này được quản lý bởi doanh nhân thành đạt Andy Ho, người từng là giám đốc mảng bảo hiểm nhân thọ Anh của Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Prudential.
Tin ở những cơ hội tiềm ẩn
Dưới sự dẫn dắt của Andy Ho, VOF đã gặt hái được nhiều thành công, đầu tư vào nhiều công ty của Việt Nam có tiềm năng về lâu dài. Trong nhiều trường hợp, doanh nhân Andy Ho đã đầu tư vào các công ty vẫn còn trong tình trạng thuộc sở hữu tư nhân. Các đợt kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp này được thực hiện thường xuyên để đảm bảo các kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.
Sau khi đầu tư, ông Ho và đội ngũ của ông thường sẽ tham gia ban quản trị, do vậy, sẽ tham gia tích cực vào sự phát triển của công ty đó. Sau một thời gian, các công ty này sẽ được bán, khi đó, VOF nhận được một phần tiền thu được từ hoạt động này, hoặc sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam và VOF sẽ trở thành một cổ đông lớn. Cách thức hoạt động này đã luôn mang lại lợi nhuận đáng kể. Hiện nay, 80% các công ty cổ phần khi VOF bắt đầu đầu tư là sở hữu tư nhân, sau đó đã chuyển thành các tổng công ty lớn.
Ví dụ, Tập đoàn xây dựng Hòa Phát trước đây mới chỉ là một công ty tư nhân có giá trị 400 triệu USD, khi Andy Ho lần đầu tiên đầu tư vào công ty này năm 2007. Hiện Hòa Phát là một trong 10 công ty đứng đầu trong danh sách các công ty, tập đoàn tại Việt Nam với số vốn lên tới trên 5 tỷ USD.
Một dự án đầu tư nổi tiếng khác là Vinamilk - doanh nghiệp số một Việt Nam về các sản phẩm sữa. Năm 2005, Vinamilk được đánh giá có giá trị 500 triệu USD. Hiện nay công ty này có giá trị lên tới 8 tỷ USD.
VOF cũng đầu tư lớn vào tập đoàn đá quý lớn nhất Việt Nam là Phú Nhuận Jewelery. Tập đoàn kinh doanh vàng bạc, đá quý, có truyền thống hoạt động giao dịch đầu tư vàng khắp châu Á và vẫn hưởng lợi từ hoạt động này trong thời đại dịch Covid-19, cho dù hoạt động mua bán trang sức truyền thống bị giảm sút.
Xét về tổng thể, hơn một nửa danh sách đầu tư của VOF là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Những danh mục đầu tư này trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ngân hàng cho đến công nghệ thông tin, xây dựng và thực phẩm.
Covid-19 đã tạo ra một số cơ hội rõ ràng tại Việt Nam, khi các chủ doanh nghiệp sẵn lòng bán cổ phần cho các quỹ đầu tư trường vốn và nhiều kinh nghiệm như VOF.
Hiện nay, VOF đang đàm phán với một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, thực phẩm, đồ uống và nhà máy tái chế. Đây là những lĩnh vực nhiều khả năng sẽ phát triển, mà ít liên quan đến tình trạng kinh tế vĩ mô. Tuần tới, VOF dự kiến sẽ cập nhật cho các nhà đầu tư về kết quả hoạt động của họ trong tháng 5, dự kiến sẽ có nhiều thông tin tốt.
Trong nhiều năm qua, VOF đã đầu tư vào hơn 200 doanh nghiệp và xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng khắp Việt Nam, nhờ đó sẽ nhìn thấy những cơ hội tiềm ẩn và nhận định được các thời điểm đầu tư thích hợp.
Mặc dù đầu tư vào các thị trường mới nổi không phải là không bao giờ có rủi ro, nhưng VOF đã chứng tỏ giá trị của mình trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục như vậy khi Việt Nam đang tích cực tái khởi động nền kinh tế, với quyết tâm mạnh mẽ. Hiện tại, VOF đang chào giá 3,32 bảng/cổ phiếu cho những nhà đầu tư dài hạn.
Kinh tế hậu Covid-19: Indonesia có thật sự hấp dẫn các 'đại bàng' Mỹ? TGVN. Tin bổ sung từ báo giới Indonesia làm rõ hơn về câu chuyện Indonesia đã nhanh tay "dọn sẵn" 4.000 hecta đất đón 27 công ... |
Báo Ai Cập: Việt Nam đang tận dụng tốt các cơ hội kinh tế hậu Covid-19, kinh nghiệm cho các nước Arab TGVN. Báo Ai Cập Ngày nay (almasryalyoum) vừa có bài phân tích về các chính sách và chiến lược của Việt Nam tận dụng các cơ ... |
Truyền thông Đức: Bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh tế hậu Covid-19 TGVN. Mới đây, trang DW News (Đức) đã có bài viết nêu rõ, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khả năng suy thoái ở ... |