Cục Di sản văn hóa lên tiếng về hai cổ vật triều Nguyễn được đấu giá tại Pháp

Hai cổ vật triều Nguyễn sắp được đấu giá gồm một ấn vàng đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841) và một bát vàng triều Khải Định (1917-1925).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngay khi nắm được thông tin về việc hãng đấu giá MILLON đấu giá hai cổ vật triều Nguyễn, Cục Di sản văn hóa, Cục Hợp tác quốc tế đã tham mưu lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) có công văn gửi Bộ Ngoại giao, đồng thời phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp để khẩn trương làm việc trực tiếp với hãng đấu giá MILLON.

Qua đó, các bên sẽ xác minh rõ thông tin liên quan đến việc đấu giá hai cổ vật (chủ sở hữu, tính hợp pháp của hai cổ vật, giá dự kiến bán, khả năng đàm phán mua trực tiếp…).

Căn cứ kết quả làm việc với hãng đấu giá, các bên liên quan sẽ đề xuất phương án phù hợp nhất (phù hợp với pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế) để có thể "hồi hương" hai cổ vật nêu trên về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Hai cổ vật bằng vàng được đấu giá tại Pháp

Website chính thức của hãng đấu giá MILLON (thành lập năm 1928, có trụ sở chính tại Paris, Pháp) đăng tải thông tin sẽ đưa ra đấu giá 329 cổ vật, trong đó có hai cổ vật của nhà Nguyễn (1802-1945).

Hai cổ vật gồm một ấn vàng đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841) và một bát vàng triều Khải Định (1917-1925).

Cục Di sản văn hóa lên tiếng về hai cổ vật triều Nguyễn được đấu giá tại Pháp
Hình ảnh ấn vàng triều Nguyễn được giới thiệu trên trang web chính thức của nhà đấu giá MILLON. (Nguồn: MILLON)

Phiên bán đấu giá hai cổ vật nêu trên dự kiến được tiến hành vào 11 giờ trưa ngày 31/10 (giờ Paris).

Theo hãng MILLON và một số chuyên gia về cổ vật, chiếc ấn vàng (lô số 101/329) được đưa ra đấu giá chính là chiếc kim ấn "Hoàng đế chi bảo" được vị hoàng đế cuối cùng của vương triều Nguyễn là Bảo Đại trao cho đại diện của Việt Minh là ông Trần Huy Liệu cùng với thanh bảo kiếm của vua Khải Định vào chiều ngày 30/8/1945.

Đại diện Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), cho biết, nếu đây là ấn "Hoàng đế chi bảo" thì bên cạnh những ý nghĩa về lịch sử, văn hóa nó còn mang ý nghĩa mạnh mẽ về chủ quyền sở hữu.

Chiếc ấn "Hoàng đế chi bảo" được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của đất nước trong suốt một giai đoạn lịch sử.

Đã có những cổ vật được "hồi hương"

Liên quan đến hoạt động chống buôn bán trái phép cổ vật và nỗ lực "hồi hương" cổ vật về Việt Nam, Đại diện Cục Di sản văn hóa cho biết, Việt Nam đã và đang xây dựng, hoàn thiện những quy định pháp luật về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Việt Nam đã tham gia Công ước UNESCO 1970 về Chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa từ năm 2005. Đặc biệt, từ khi Luật Di sản văn hóa (năm 2001) được sửa đổi, bổ sung (năm 2009) với hàng loạt các văn bản liên quan khác, việc quản lý di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia ở Việt Nam đã được thực hiện tốt, với sự tham gia của người dân và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan.

Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học.

Bộ VHTT&DL cũng đã ban hành một số thông tư nhằm tăng cường công tác quản lý về cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia tại Việt Nam.

Theo đại diện Cục Di sản văn hóa, thời gian qua, việc quản lý, bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại bảo tàng, di tích đã có những bước tiến. Những năm gần đây, số vụ mất cắp cổ vật tại bảo tàng, di tích đã giảm hẳn cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.

Hầu như không còn tình trạng thăm dò, khai quật địa điểm khảo cổ không có giấy phép. Việc tự ý tìm kiếm, đào bới làm sai lệch hoặc gây nguy cơ xâm hại, hủy hoại địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ; trao đổi, mua bán và vận chuyển trái phép di vật khảo cổ đã giảm hẳn.

Với sự tham gia tích cực của Việt Nam trong việc thực thi các hướng dẫn của Công ước UNESCO 1970, một số nước đã điều tra và hoàn trả một số cổ vật có nguồn gốc Việt Nam về cho nước ta.

Cục Di sản văn hóa lên tiếng về hai cổ vật triều Nguyễn được đấu giá tại Pháp
Chuông chùa Ngũ Hộ được trao trả cho Việt Nam năm 1978.

Cụ thể, Nhật Bản đã trao trả chuông chùa Ngũ Hộ (tỉnh Bắc Ninh năm 1978), Đức trả 18 cổ vật năm 2018, Hoa Kỳ trao trả cổ vật buôn bán trái phép vào năm 2022…

Đặc biệt, những năm gần đây có một số cá nhân, tổ chức đã tham gia đấu giá cổ vật có nguồn gốc Việt Nam và hiến tặng cho các bảo tàng, di tích. Các cổ vật như xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh được đưa về Huế năm 2015, cổ vật mũ quan đại thần và áo Nhật Bình triều Nguyễn đã được đưa về Huế năm 2022.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về tiến trình hài hòa hóa luật pháp quốc gia với tiêu chuẩn lao động quốc tế

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về tiến trình hài hòa hóa luật pháp quốc gia với tiêu chuẩn lao động quốc tế

Ngày 20/10, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã phối hợp cùng Nhóm Bạn bè về việc làm thỏa đáng tổ chức sự kiện ...

Triều Tiên lên tiếng 'phũ phàng' với Hàn Quốc và Mỹ, chuyên gia cảnh báo về những bước ngoặt nguy hiểm

Triều Tiên lên tiếng 'phũ phàng' với Hàn Quốc và Mỹ, chuyên gia cảnh báo về những bước ngoặt nguy hiểm

Triều Tiên khẳng định rằng dù Mỹ và Hàn Quốc có cố gắng nói về đàm phán hay đối thoại, Bình Nhưỡng cảm thấy điều ...

Muôn kiểu hóa trang nhân vật nổi tiếng tại New York Comic Con 2022

Muôn kiểu hóa trang nhân vật nổi tiếng tại New York Comic Con 2022

Nhiều người đã hóa trang thành các nhân vật nổi tiếng đến tham gia New York Comic Con 2022, sự kiện văn hoá lớn nhất ...

Di sản văn hóa Mo Mường sẽ được trình UNESCO ghi danh

Di sản văn hóa Mo Mường sẽ được trình UNESCO ghi danh

Di sản văn hóa Mo Mường sẽ được xây dựng hồ sơ quốc gia để trình UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn ...

Trung Quốc lên tiếng về tình trạng Dòng chảy phương Bắc, cảnh báo về một 'thảm họa lớn'

Trung Quốc lên tiếng về tình trạng Dòng chảy phương Bắc, cảnh báo về một 'thảm họa lớn'

Tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc bày tỏ quan điểm trước tình trạng báo động của Dòng chảy phương ...

(theo Dân trí)

Đọc thêm

OECD: Việt Nam- Croatia thúc đẩy hợp tác kinh tế; đàm phán và ký Hiệp định về hợp tác giáo dục, lao động

OECD: Việt Nam- Croatia thúc đẩy hợp tác kinh tế; đàm phán và ký Hiệp định về hợp tác giáo dục, lao động

Bên lề Hội nghị OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao và Các vấn đề châu Âu Croatia Gordon Grlic Radman.
Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Một báo cáo y tế được đưa ra hôm đầu tuần cho biết, cái chết của huyền thoại bóng đá Diego Maradona có thể liên quan tới cocaine.
Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta, công ty mẹ của Facebook vừa ra mắt phiên bản nâng cấp của chiếc kính thông minh Ray-Ban Stories do hãng phát triển với nhiều tính năng mới hữu ...
OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Lào phối hợp trong thúc đẩy quan hệ OECD-ASEAN và Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD
Việt Nam là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực

Việt Nam là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực

Ngày 2/5, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Nguyễn Việt Dũng tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm ông Korhan Kemik làm Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ...
Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà bày tỏ cảm ơn chính phủ Australia đã tài trợ và hỗ trợ Việt Nam tổ chức các khóa học về xây dựng thị ...
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Show trình diễn 3D mapping Lược Việt sử ký là một sự đầu tư hoành tráng và được trình chiếu tại đồi Ước Nguyện VinWonders Nam Hội An (Quảng Nam).
Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Nhiều bạn trẻ không ngại dậy sớm, lội bùn để có những bức hình sống ảo lúc bình minh trên ‘biển vô cực’ ở Thái Bình.
Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với trước dịch, cho thấy sự phục hồi và phát triển của thị trường du lịch Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Phiên bản di động