Giải chạy nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay giải quyết vấn đề bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam. (Nguồn: UNFPA) |
Giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái do Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tổ chức với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và chính phủ Australia.
Mục đích của giải chạy là kêu gọi cộng đồng chung tay giải quyết vấn đề bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.
Sự kiện dự kiến thu hút sự tham gia của hàng trăm sinh viên nhiều trường đại học tại Hà Nội, bao gồm Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Y Hà Nội. Sự tham gia của các bạn sinh viên sẽ góp phần nêu cao vai trò và trách nhiệm chung của thế hệ trẻ trong việc chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.
Giải chạy là một trong những hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”.
Giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái mở đơn đăng ký rộng rãi cho tất cả mọi đối tượng, bao gồm những ai đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung.
Các cá nhân quan tâm và mong muốn tham gia có thể đăng ký tại đây trước ngày 15/11.
Theo Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm triển khai “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” hàng năm từ ngày 15/11-15/12.
Theo kết quả của cuộc Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện, với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ UNFPA và chính phủ Australia, cứ ba phụ nữ thì có hai người (63%) từng bị bạo lực thể chất, tình dục, tinh thần và/hoặc kinh tế bởi chồng trong đời.
Thêm vào đó, hầu hết phụ nữ (chiếm 90,4%) từng trải qua bạo lực về mặt thể chất bởi chồng/bạn trai không hề tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ chính thức hoặc chính quyền và một nửa trong số đó chưa bao giờ tiết lộ với ai về tình trạng bạo lực của mình.
Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới đã gây ra những tổn thất về kinh tế tương đương 1,8% GDP hàng năm của Việt Nam.
Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì quyền của phụ nữ và nhóm dễ bị tổn thương chịu ảnh hưởng bởi bạo lực và phân biệt đối xử ở Việt Nam. CSAGA đã tổ chức thành công nhiều chiến dịch và các hoạt động truyền thông sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề bạo lực giới và thay đổi thái độ, cũng như hành vi của các cá nhân, trong đó có những hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động Quốc gia vì Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” trong nhiều năm qua. |
| New Zealand-Iran ngưng đối thoại nhân quyền song phương Ngày 31/10, New Zealand đã chính thức đình chỉ đối thoại nhân quyền song phương với Iran, do các quyền cơ bản của con người ... |
| Bình Phước: Nâng cao kiến thức, nhận thức về công tác nhân quyền cho lãnh đạo, cán bộ tỉnh Ngày 27/10, tại thành phố Đồng Xoài, Bình Phước, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Bình Phước phối hợp với Văn phòng Thường trực ... |
| Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tiếp tục bảo đảm và thúc đẩy quyền con người Ngày 19/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa, Khóa 77 Đại ... |
| Dự kiến các sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/10-23/10 Thủ tướng Singapore thăm Australia, Italy đón Tổng thống Pháp, lễ trao giải Quả bóng vàng... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong ... |
| Đại sứ Lào: Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền là tin vui, niềm tự hào với cả khu vực Đông Nam Á Chúc mừng Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang hy ... |