TIN LIÊN QUAN | |
Cao Bằng: ‘Đất lành’ cho nhà đầu tư ASEAN | |
Ninh Thuận quyết phát triển bằng mô hình kinh tế xanh-sạch |
Ngã sáu Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk về đêm. |
Đắk Lắk có vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, với diện tích 13.123 km2, đứng thứ 4 cả nước, trong đó gần 40% diện tích tương đương 370.000 ha đất đỏ bazan. Ngoài ra, tỉnh tự hào sở hữu dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào khoảng 1.100.000 lao động, trong đó lao động đã qua đào tạo là trên 400.000 người. Đắk Lắk cũng là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Năm 2019, kinh tế của tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tăng trưởng bền vững, đạt 9,23%, vượt kế hoạch (KH). Hầu hết các ngành, lĩnh vực đều có mức tăng trưởng cao hơn năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 620 triệu USD, tăng 3,33% so với năm 2018. Cụ thể, ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 21.240 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2018; ngành công nghiệp – xây dựng ước đạt 9.190 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2018; ngành dịch vụ ước đạt 24.370 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2018.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn ước thực hiện 75.047 tỷ đồng, vượt KH. Xét rộng hơn, giai đoạn 2015-2020 ghi nhận tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 150-151 nghìn tỷ đồng, với tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân 24,5-25%/năm. Dự kiến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Đắk Lắk đạt 60-60,5 triệu đồng, quy mô nền kinh tế (GRDP) gấp 1,5-1,6 lần năm 2015. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng đã tăng 2 bậc so với năm 2018.
Một điều đáng lưu ý là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào khởi nghiệp, với hàng loạt hoạt động được triển khai như: Ngày hội khởi nghiệp lần thứ I; Ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tỉnh; ra mắt các nhà đầu tư thiên thần đồng hành cùng các dự án khởi nghiệp, giúp cho nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.050 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 4,6% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh lên hơn 8.900 doanh nghiệp.
Trong năm 2019, khoảng 200 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đắk Lắk, trong đó có những nhà đầu tư tiềm năng như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Nguyễn Hoàng, Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Trường Tiền Holdings, Tập đoàn Sao Mai. Toàn tỉnh thu hút được 55 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký lên khoảng 13.000 tỷ đồng (tăng 1,4 lần so với năm 2018). Một số dự án lớn được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động trong năm 2019 như Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải (vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng), Nhà máy điện mặt trời Quang Minh của Công ty CP Điện mặt trời Srêpốk (vốn đầu tư 1.082 tỷ đồng), Nhà máy điện mặt trời kết hợp với nông nghiệp Long Thành Đắk Lắk của Công ty TNHH Đầu tư Long Thành Đắk Lắk 1 (vốn đầu tư 1.272,5 tỷ đồng)…
Công tác mời gọi, thu hút đầu tư được đẩy mạnh qua các hoạt động quảng bá xúc tiến kêu gọi đầu tư, hội nghị xúc tiến thương mại và trong đó "điểm nhấn" là Hội nghị xúc tiến đầu tư 2019 trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 tiếp tục tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận về tiềm năng, cơ chế chính sách đầu tư về các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, hạ tầng đô thị. Tại hội nghị này, UBND tỉnh đã trao Bản ghi nhớ cho 19 nhà đầu tư với 27 dự án, tổng vốn đầu tư dự kiến 57.289 tỷ đồng và trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với 13 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14.330 tỷ đồng.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư, Đắk Lắk lên kế hoạch đẩy mạnh thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực chính như:
Về nông nghiệp, tỉnh hướng đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với xây dựng nông thôn mới và chế biến, bảo quản sau thu hoạch và tiêu thụ nông lâm sản. Bên cạnh đó, tỉnh cũng khuyến khích các dự án chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm, những mặt hàng chủ lực được chú trọng bao gồm: Cao su, hồ tiêu, hạt điều, ca cao, ong mật, sắn, mía đường, bơ, sầu riêng, mắc ca…
Về công nghiệp, tỉnh ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến thành phẩm nông lâm thủy sản, năng lượng tái tạo, phát triển công nghiệp hỗ trợ, phục vụ nông nghiệp. Đắk Lắk được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời cao trong bản đồ bức xạ mặt trời thế giới, tập trung ở huyện Ea Súp và Buôn Đôn với số giờ nắng cao, đạt 2000-2600 giờ/năm.
Về du lịch, tỉnh tập trung thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch sinh thái, đầu tư hệ thống khách sạn tiêu chuẩn 3 – 5 sao, khai thác tốt tài nguyên du lịch, bao gồm19 di tích lịch sử, kiến trúc, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia như Bến phá Serepok, Nhà đày Buôn ma Thuột, tháp Yang Prông, Biệt Điện Bảo Đại…
Về thương mại dịch vụ và giáo dục đào tạo, tỉnh chú trọng hướng đến xây dựng và kinh doanh các siêu thị, trung tâm thương mại, cũng như các trường học và trung tâm giáo dục đào tạo mang tính cấp vùng, có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, phát triển đội ngũ giảng viên có chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Tuyên Quang: Phát huy lợi thế, đẩy mạnh thu hút đầu tư TGVN. Tuyên Quang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư khi sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, chính ... |
Bắc Giang hội tụ đầy đủ tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế lớn TGVN. Nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lượng lao động dồi dào, ... |
Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển TGVN. Với nhiều lợi thế riêng có, Lào Cai đã và đang là điểm đến thành công của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ... |