Hơn một thập kỷ qua, một phần ba nạn nhân của các cuộc giao tranh tại Afghanistan là trẻ em. Năm 2018, Liên hợp quốc đã ghi nhận 927 trường hợp trẻ em tử vong và 2.135 trường hợp bị thương. Trong nửa đầu năm 2019, đã có 327 trẻ em thiệt mạng và 880 trẻ em bị thương.
Ở độ tuổi đáng ra cần được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, những đứa trẻ Afghanistan đều phải làm quen và thích ứng với cuộc sống đầy bất ổn tại đất nước này. Đôi khi, chúng vẫn bị mắc kẹt giữa các cuộc tấn công và bạo lực.
Badshah Dullah (40 tuổi) đang cùng hai đứa con đứng trên đống đổ nát tại ngôi nhà của họ, nơi bị phá hủy 15 năm trước trong một cuộc không kích của Mỹ. Gia đình ông không bao giờ có đủ tiền để xây dựng lại. "Tất cả những gì con tôi biết là chiến tranh vẫn chưa kết thúc", Badshah nói. (Nguồn: The Guardian)
Ba cậu bé đang nhìn một chiếc xe bị cháy ở Bacha Khan, tỉnh Khost. Ngôi làng này đã bị tàn phá sau cuộc đột kích quân sự. (Nguồn: The Guardian)
Cậu bé Assad (6 tuổi) đến từ tỉnh Khost chia sẻ cậu cảm thấy sợ hãi khi nghe thấy tiếng gầm rú của trực thăng và máy bay không người lái vào ban đêm. Để tự bảo vệ mình, Assad đã học được cách sử dụng súng. “Em không biết đọc và viết, hy vọng trong năm tới em sẽ được đi học”, cậu bé nói. (Nguồn: The Guardian)
Razia (16 tuổi), đến từ tỉnh Helmand, đang phải điều trị chấn thương tại bệnh viện. Cô nói, “Chúng tôi ở giữa cuộc giao tranh giữa Taliban và chính phủ. Anh trai và em gái của tôi bị thiệt mạng, ngôi nhà của chúng tôi bị phá hủy bởi một quả tên lửa. Các cuộc đụng độ diễn ra thường xuyên tại nơi đây. Tôi sợ phải về nhà bởi nó không an toàn”. (Nguồn: The Guardian)
Mujib (8 tuổi, phía trước), Siauddin (10 tuổi, phía sau) và Najmuddin (7 tuổi) đang đứng trên ban công ngôi nhà thuê của họ tại Kunduz, miền bắc Afghanistan. Siauddin chia sẻ, “Cha em là chỉ huy cảnh sát của Kunduz. Ông đang chiến đấu với Taliban. Em rất sợ lực lượng Taliban, em cũng sợ bố mình bị thương trong các cuộc chiến, giống như những người bạn của ông. Nếu hòa bình không xảy ra, em sẽ trở thành một chỉ huy như cha của mình và chiến đấu chống lại Taliban. (Nguồn: The Guardian)
Mariam (8 tuổi), đến từ tỉnh Khost, cho biết, quân đội đến từ sáng sớm, họ vào trèo lên mái nhà của cô bé. Những binh sỹ có súng đưa ông cháu Mariam ra xa rồi bảo họ ngồi xuống xem. Từ xa, Mariam đã thấy ngôi nhà của mình bị nổ tung. Hiện tại, gia đình cô bé phải sống trong một ngôi nhà thuê. “Em nhớ ngôi làng của mình, em không nghĩ sẽ được sớm quay lại nơi đó. Giờ đây, chúng em không còn nơi nào để đi nữa”, cô bé nói. (Nguồn: The Guardian)
Những đứa trẻ này đang nhìn bức ảnh về các ngôi nhà bị phá hủy ở làng Noorai, một thành trì của Taliban ở tỉnh Khost. (Nguồn: The Guardian)
Mohammad (7 tuổi), sống ở tỉnh Kandahar nói, “Có một trạm kiểm soát quân sự trong trường học của chúng em. Những người lính có súng đứng cạnh xe của họ ở bên ngoài sân trường. Thi thoảng, các binh sỹ còn trêu đùa với chúng em. Họ nói rằng, họ ở đây để bảo vệ trường học. Thật tốt khi họ có mặt tại đây, chúng em sẽ được an toàn khi có cuộc tấn công”. (Nguồn: The Guardian)
Eidnaz (12 tuổi), sống tại tỉnh Badghis, chia sẻ, sau này, cô bé muốn trở thành một luật sư và làm việc trong chính phủ để thay đổi tình hình ở Badghis. “Năm nay có rất nhiều cuộc chiến. Nhiều người đã thiệt mạng. Vào ban đêm, tôi thường nghe thấy tiếng máy bay bay qua. Tôi biết rằng họ sẽ không tấn công nơi đây, nhưng tôi tự hỏi rằng, họ sẽ đi đâu và ai sẽ bị mất mạng. Nhiều người tại Badghis đã bị thiệt mạng vì chiến tranh", cô bé nói. (Nguồn: The Guardian)
Hàng trăm gia đình đã rời bỏ ngôi làng của họ để tìm sự an toàn ở thủ phủ Qala-e-Naw của tỉnh Badghis. (Nguồn: The Guardian)
Hadia (8 tuổi) đang ngồi trên nóc ngôi nhà mới của mình ở thành phố Khost. Cô bé cho biết, em đã tỉnh dậy sau một vụ nổ. Những binh sĩ chạy vào căn phòng Hadia đang ngủ. Sáng hôm sau, thi thể 3 người chú của cô bé đã được phát hiện. Sau khi chôn cấy những người chú, gia đình Hadia đã chuyển đến thành phố. "Cha tôi bảo rằng, không còn an toàn khi sống ở trong làng nữa", cô bé nói. (Nguồn: The Guardian)
Ở Qala-e-Naw, trẻ em sống trong các trại tị nạn. Hầu hết những đứa trẻ này đều không thể trở về nhà. (Nguồn: The Guardian)
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".