TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc: Bắc Kinh và Washington đã tìm được tiếng nói chung | |
Tổng thống Trump tuyên bố hoãn tăng thuế với hàng Trung Quốc sau hạn chót 1/3 |
Theo phân tích của tờ Financial Times, Bắc Kinh có “giới hạn đỏ” và sẽ quyết giữ giới hạn đó trước các đòi hỏi của Washington về việc sửa đổi thể chế kinh tế, bỏ bảo hộ đối với các doanh nghiệp nhà nước, do đây được coi là lợi ích chủ quyền.
Kết thúc vòng đàm phán thứ 7 tại Washington, Tổng thống Trump đã tuyên bố hoãn việc tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc có tổng trị giá hơn 200 tỷ USD, mà trước đó dự kiến được áp đặt vào ngày 1/3, đồng thời cho biết sẽ lên kế hoạch thực hiện một cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida, nhằm ký kết một thỏa thuận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ lại gặp nhau tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida trong thời gian tới. (Nguồn: The Independent) |
Được biết, lần này, hai đoàn đàm phán cấp cao Mỹ - Trung đã đạt được tiến triển đáng kể đối với các vấn đề mang tính cơ cấu quan trọng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, rào cản phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, tiền tệ, tỷ giá hối đoái và một số vấn đề khác.
Như vậy, “cuộc chiến cân não” chưa kết thúc, Trung Quốc chắc chắn biết rằng, nếu tiếp tục không đạt được thỏa thuận thương mại, hai bên sẽ rơi vào một vòng chiến tranh thuế quan và phản thuế quan mới. Nhưng dù phải đối mặt với nhiều sức ép thì Bắc Kinh sẽ vẫn giữ “giới hạn đỏ” trong đàm phán thương mại với Washington. Ở đây, “giới hạn đỏ” của Trung Quốc được hiểu là vấn đề thuộc phạm trù quyền chủ quyền, điều đã giúp Trung Quốc gặt hái được những kỳ tích kinh tế trong 40 năm qua.
Tới tháng 10/2019, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 71 năm ngày cách mạng thành công, mốc thời gian này được cho là sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung xoay quanh vấn đề “có tính kết cấu”, vốn là phương thức vận hành mang tính đặc thù riêng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Năm 2018, lần áp thuế đầu tiên của Mỹ với hàng Trung Quốc cho thấy, Tổng thống Donald Trump là người theo “chủ nghĩa trọng thương”, coi thương mại toàn cầu là cuộc chơi với “tổng bằng không” và bên mạnh phải là kẻ nắm phần thắng. Do đó, ban đầu Tổng thống Trump chỉ tập trung giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi có sự tham vấn của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và phe cứng rắn đối với chính sách sản xuất và trợ giá sản phẩm của Trung Quốc, Tổng thống Trump đã tuyên bố, nếu Trung Quốc không có phương án giải quyết thỏa đáng vấn đề, sẽ không có việc hai bên đạt được một thỏa thuận thương mại.
Về phía Trung Quốc, áp lực suy giảm kinh tế có thể khiến giới lãnh đạo Trung Quốc tìm cách tránh để leo thang chiến tranh thương mại với Mỹ. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoại trừ một số ngành nghề cần bảo hộ, Bắc Kinh có thể tiếp tục hạ mức thuế nhập khẩu, giảm bớt hạn chế với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng từ góc độ của Trung Quốc, rủi ro lớn nhất đối với Bắc Kinh là việc phải dừng bảo hộ các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, nhằm giúp họ tránh được sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Đây cũng sẽ là vấn đề Trung Quốc khó có thể nhượng bộ lớn.
Hiện nay, tại Trung Quốc, vấn đề độc quyền nhà nước vẫn được coi là “hợp pháp” vì phù hợp với “lợi ích chung” và sự hỗ trợ của chính phủ với các địa phương, doanh nghiệp lớn như Huawei là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên, yếu tố này lại trở thành mục tiêu giám sát của Chính phủ Mỹ.
Theo nhận định của học giả Scott Kennedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), vừa qua, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra những cảnh báo về những thách thức đối với nền kinh tế và sự phát triển trong tương lai là nhằm đưa ra tín hiệu “cần chuẩn bị đối phó với thời kỳ khó khăn mới”, vì có những yêu cầu Bắc Kinh sẽ không thay đổi và không ai có thể cưỡng ép họ phải thay đổi. Do đó, ngoài việc bảo vệ các chiến lược phát triển kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được dự báo sẽ duy trì lập trường kiên quyết hơn trong những vấn đề “không thể lùi”.
Mỹ - Trung Quốc kết thúc ngày đàm phán thương mại đầu tiên Ngày 21/2, các nhà đàm phán thương mại cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày làm việc đầu tiên trong khuôn ... |
Bắc Kinh tố Mỹ đang "thêu dệt một cái cớ” để cản trở sự phát triển hợp pháp của Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc ngày 18/2 đã cáo buộc Mỹ cố gắng cản trở sự phát triển công nghiệp của quốc gia châu Á này, ... |
Chiến tranh thương mại với Mỹ không phải vấn đề lớn nhất của Trung Quốc Vấn đề dài hạn hàng đầu của nền kinh tế Trung Quốc hiện không phải là cuộc chiến thương mại đang thống trị các phương ... |