TIN LIÊN QUAN | |
Bắc Kinh sẽ đưa vào sử dụng 10.000 chiếc xe buýt chạy điện | |
Bắc Kinh là thành phố “thông minh nhất” của Trung Quốc |
Giới bình luận cho rằng, việc đặt ra một thời hạn chót cho quá trình chuyển đổi mô hình doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như vậy là rất hiếm khi xảy ra tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều đó cho thấy rõ sự quyết liệt của Bắc Kinh trong điều hành kinh tế, nhưng cũng không ít người lo ngại về tính khả thi, bởi các DNNN vốn được so sánh với những “viên kim cương trên vương miện”. Nếu các DNNN lớn được cải cách, đồng nghĩa tầm ảnh hưởng đối với nền kinh tế của không ít các nhóm lợi ích bị giảm sút.
Cho phép vốn tư nhân tham gia vào quá trình cổ phần hóa DNNN, tức là Bắc Kinh đã bắn một mũi tên trúng ba đích. (Nguồn: Bloomberg). |
Trị doanh nghiệp "thây ma"
Trong thông cáo công bố ngày 26/7, ngoài đưa ra hạn chót cho việc chuyển đổi mô hình hoạt động, Chính phủ Trung Quốc đã cam kết đẩy mạnh tái cải cách sở hữu hỗn hợp, nhằm cho phép vốn tư nhân đầu tư vào các doanh nghiệp dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Bắc Kinh cũng khẳng định, việc tái cấu trúc sẽ giúp các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước thiết lập được một cơ chế hoạt động linh hoạt, hiệu quả và hiện đại hơn, theo quy luật thị trường. Theo đó, Chính phủ nước này đang cố gắng cải cách khu vực sở hữu nhà nước vốn đang trong tình trạng nợ nần, kém hiệu quả, nhằm tạo ra những tập đoàn có khả năng cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu, trong các ngành như năng lượng, đường sắt, giao thông vận tải, viễn thông.
Bên cạnh đó, những nỗ lực này được kỳ vọng sẽ củng cố vai trò lãnh đạo của chính phủ tại các doanh nghiệp khổng lồ của nhà nước và ngăn chặn thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình tái cấu trúc. Động thái này còn được coi là một phần trong nỗ lực cắt giảm gánh nặng nợ công, tái định hình nền kinh tế và chấm dứt tình trạng các tập đoàn nhà nước đang tồn tại vật vờ - như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố.
Để tránh tình trạng thất thoát tài sản nhà nước, chính phủ Trung Quốc sẽ dẫn dắt quá trình này. Chi tiết ấy có nghĩa Bắc Kinh sẽ không bán tháo hay "giảm giá" khi tái cấu trúc các DNNN, vốn chiếm tới 70% nợ phi tài chính của đất nước. Tuy nhiên, điểm khiến người ta còn băn khoăn là bản thông cáo đã không nêu ra chi tiết liệu nguồn vốn tư nhân sẽ được phép đầu tư đến đâu vào các DNNN lớn, hay DNNN được phép niêm yết cổ phần hay không.
Dù chiếm lĩnh “vị trí đắc địa” trong tất cả các ngành quan trọng của nền kinh tế, từ công nghệ hạt nhân tới y học, nhưng lâu nay, DNNN bị cho là “vật cản” khiến nền kinh tế Trung Quốc lâm vào cảnh trì trệ với những món nợ khổng lồ và công suất quá dư thừa so với nhu cầu trong nước. Nhiều doanh nghiệp loại này cũng bị cho là đang tồn tại như những “thây ma sống”.
Một mũi tên trúng ba đích
Nhận định về kế hoạch của Bắc Kinh, chuyên gia kinh tế Lu Zhengwei của Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc cho rằng, việc tái cấu trúc có thể thu hút các các nhà đầu tư tư nhân dưới hình thức sở hữu hỗn hợp. Việc vạch ra một lộ trình và điều kiện rõ ràng cũng có thể giúp các DNNN vốn quản lý yếu kém, dễ dàng nộp đơn phá sản.
Số liệu từ sàn Chứng khoán Bắc Kinh hồi tháng Sáu cho thấy, Trung Quốc đã hoàn thành khoảng 50 hợp đồng cho phép vốn tư nhân tham gia đầu tư vào các DNNN. Các thỏa thuận này có trị giá khoảng 1,62 tỷ USD, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đánh giá về quá trình chuyển đổi này, Giáo sư Chen Zhiwu của Đại học Yale (Mỹ) cho biết, các DNNN lớn tại Trung Quốc đang thống trị ngành mà nó hoạt động, tài sản của nhà nước thường bị thất thoát vì các doanh nghiệp chỉ chăm lo phục vụ một số nhóm lợi ích, thay vì tìm cách hoạt động hiệu quả. Chủ tịch của một số DNNN thậm chí có cấp bậc cao hơn cả người đứng đầu cơ quan giám sát. Cơ chế thì không tạo nên sự thi đua giữa các doanh nghiệp. Các thực thể kinh tế của nhà nước cũng hiếm khi bị tuýt còi vì vi phạm luật chống độc quyền.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Zhiwu, các DNNN ở Trung Quốc không được ủng hộ cổ phần hóa hay cải cách, vì như thế nghĩa là tầm ảnh hưởng đối với nền kinh tế của một số người đang được hưởng lợi sẽ bị giảm sút. Nhưng với những hỗn loạn trên thị trường tài chính trong một năm vừa qua và sự bấp bênh trong điều chỉnh chính sách, nhiều chuyên gia cho rằng kịch bản Trung Quốc đẩy mạnh tư nhân hóa không còn là điều bất khả thi.
Theo The Economist, hiện có những lực đẩy buộc Trung Quốc phải biến kịch bản trên trở thành sự thật. Trung Quốc đã và đang phải trả một cái giá khá đắt để trợ cấp nguồn vốn giá rẻ cho các DNNN làm ăn thua lỗ. Trong vòng 20 năm (từ năm 1985 đến 2005), chính phủ nước này đã phải chi hơn 300 tỷ USD để trợ cấp cho những DNNN lớn nhất. Nhưng cuối cùng, cũng chính những doanh nghiệp này trở thành những “quả bom nợ” trực chờ phát nổ. Nền kinh tế chững lại hoặc nguy cơ về một cú sốc tài chính khác sẽ buộc các lãnh đạo Trung Quốc phải xem xét lại thái độ nước đôi đối với việc cổ phần hóa như hiện nay.
Tuy nhiên, nếu thời hạn cuối năm 2017 là sự thật, các chuyên gia của The Economist cảnh báo về việc cổ phần hóa vội vã có khả năng tạo ra những “bố già phiên bản Trung Quốc”, khiến phần lớn tài sản của nhà nước rơi vào tay một số cá nhân biết tận dụng mối quan hệ. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, Bắc Kinh cũng cần phải có nỗ lực cổ phần hóa mạnh mẽ, dài hơi và minh bạch để thị trường có đủ thời gian “hấp thụ”.
Nghiên cứu những kinh nghiệm cổ phần hóa “đau đớn” của chính Trung Quốc, cựu chuyên gia tại Goldman Sachs Group Fred Hu rút ra kết luận những cải cách DNNN nửa vời sẽ không thể đem lại hiệu quả gì cho nền kinh tế Trung Quốc. Một kế hoạch công phu, thu hút được các nhà đầu tư chiến lược sẽ giúp Trung Quốc có thể thành công ngay tại thị trường vốn nội địa. Nếu điều này thực sự xảy ra và đi kèm với cải cách thể chế, kinh tế Trung Quốc sẽ có một bước tiến rất lớn.
Fred Hu gọi đây là “cuộc đấu giá lớn nhất hành tinh”. Bằng cách cho phép khu vực tư nhân tham gia vào các thỏa thuận chuyển đổi nợ-vốn, có thể nói Trung Quốc sẽ bắn một mũi tên mà trúng ba đích, vừa đẩy nhanh tiến trình giảm vay nợ của các DNNN, vừa tăng cường quản trị doanh nghiệp trong khu vực nhà nước, và thêm nữa còn nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trung Quốc nối dài “chuỗi ngọc trai” Mới đây, Trung Quốc đã triển khai một số lượng binh sĩ tới Cộng hòa Djibouti, căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ... |
Bắc Kinh biến rác thải thành nguồn năng lượng Ngày 3/6, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý Đô thị Bắc Kinh Tôn Tân Quân cho biết, phần lớn rác thải sinh hoạt chưa qua ... |
Những dự án khổng lồ trên “Con đường tơ lụa mới" Với những dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ xây dựng ở nước ngoài, Trung Quốc đang nuôi hy vọng làm sống lại Con đường ... |