Cuộc đua vaccine là những tín hiệu đáng mừng khi thế giới vẫn còn đắm chìm trong đại dịch, đồng thời cũng là động lực cho các nhà khoa học và công ty dược phẩm tung ra nhiều sản phẩm chất lượng, mang lại nhiều lựa chọn và đa dạng giá thành hơn.
Vaccine AstraZeneca sẽ sản xuất trên cơ sở phi lợi nhuận. (Nguồn: National Interest) |
Lợi thế hơn Pfizer và Moderna?
Việc công bố dữ liệu về loại vaccine từ công ty dược phẩm sinh học AstraZeneca đã giúp sản phẩm này trở thành ứng cử viên thứ ba đầy hứa hẹn trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Mỹ. Theo đánh giá sơ bộ, vaccine AstraZeneca có một số lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh là Pfizer và Moderna.
AstraZeneca đã công bố phân tích sơ bộ về dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 3 trên 23.000 tình nguyện viên từ Vương quốc Anh và Brazil. Những kết quả này cho thấy, vaccine thử nghiệm có hiệu quả ngăn chặn Covid-19 từ 70% đến 90%, tùy thuộc vào liều lượng vaccine được sử dụng.
Mặc dù tỉ lệ hiệu quả thấp hơn so với kết quả được báo cáo từ các ứng cử viên vaccine Pfizer hoặc Moderna, loại vaccine này vẫn nằm trong top những sản phẩm đầy hứa hẹn giúp nhân loại vượt qua đại dịch.
Song, vaccine AstraZeneca đem lại các lợi thế như: hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cúm từ 40% đến 60% và đặc biệt là không ai trong số những người tham gia tiêm chủng cần nhập viện hoặc ghi nhận những phản ứng nặng nề, sau khi tiêm thử nghiệm, cũng như sự khác biệt lớn về hiệu quả giữa hai liều lượng đã thử nghiệm của vaccine AstraZeneca.
Ứng cử viên đầy hứa hẹn
Theo phác đồ ban đầu, vaccine AstraZeneca dự kiến tiêm hai liều ở cánh tay, cách nhau bốn tuần. Một trong số ít thông tin chi tiết mà AstraZeneca đưa ra là, trong số 131 trường hợp đã được tiêm vaccine, chỉ có 30 trường hợp được phát hiện nhiễm Covid-19. Điều đó chứng minh rằng vaccine có hiệu quả 70% về tổng thể.
Tuy nhiên, có chỗ khác lạ, theo AstraZeneca chia sẻ thông tin: Giai đoạn đầu của thử nghiệm, nhóm 2.741 tình nguyện viên tham gia được tiêm nửa liều, sau đó một tháng tăng lên liều lượng đầy đủ thì ghi nhân được hiệu quả 90%. Trong khi đó hiệu quả chỉ đạt 62% trong nhóm 8.895 người tình nguyện nhận đủ cả hai liều với liều lượng như nhau.
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra giải thích cụ thể về việc khi tiêm nửa liều, sau đó tiêm liều đầy đủ, vaccine lại hoạt động tốt hơn. Nhiều người nhận định có thể là vì vaccine được phát triển trên một loại virus cảm cúm phổ biến nên nếu tiêm đầy đủ thì hệ thống miễn dịch có thể tấn công và tiêu diệt nó ngay lập tức khi liều lượng quá lớn.
Cũng có thể việc tăng liều dần dần sẽ tạo phản ứng bảo vệ giống như nhiễm virus corona tự nhiên. Bắt đầu với liều đầu tiên thấp hơn có thể là cách tốt hơn để thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động. Sau đó phản ứng miễn dịch mạnh hơn, hiệu quả hơn thì tăng cường liều đầy đủ thứ hai.
Với những kết quả này, dự kiến sẽ có 60.000 người ghi danh tham gia thử nghiệm này trên khắp nới trên thế giới. AstraZeneca hiện đang nỗ lực đạt được công nhận của FDA để sớm sản xuất đại trà tại Mỹ.
Sử dụng virus cảm lạnh đột biến trên tinh tinh
Vaccine AstraZeneca là một ví dụ điển hình về một cách tiếp cận mới trong việc phát triển nhanh chóng vaccine chống lại virus corona lây nhiễm cho hàng chục triệu người trên toàn thế giới.
Vaccine AstraZeneca hoạt động như một mồi nhử để kích thích hệ thống miễn dịch chống lại mầm bệnh. Các loại vaccine thông thường phát triển dựa theo phương pháp làm yếu đi hoặc biến đổi protein gây bệnh của chúng. Nhưng những phương pháp này có thể mất nhiều thời gian để phát triển vaccine mới.
Thay vì tạo ra các virus yếu hơn hoặc dùng công nghệ mRNA mã hóa protein đột biến theo cách Moderna và Pfizer đã làm, vaccine dùng virus bị biến đổi gen gây cảm lạnh ở tinh tinh, nhưng hiếm khi lây sang người. Loại virus này được sửa đổi cấu trúc AND để đảm bảo rằng loại virus này không thể gây hại ở người. Theo thỏa thuận với Đại học Oxford, AstraZeneca chịu trách nhiệm phát triển, sản xuất và phân phối vaccine AstraZeneca trên toàn thế giới.
Không yêu cầu lưu trữ quá lạnh
Mặc dù xuất hiện muộn hơn, với hiệu quả thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, vaccine của AstraZeneca có thể được ưa chuộng hơn vì nó có thể được bảo quản, vận chuyển và xử lý ở điều kiện lạnh tiêu chuẩn từ 2-7 độ C (tương đương nhiệt độ của tủ lạnh) ít nhất sáu tháng.
Trong khi vaccine của Moderna và Pfizer/BioNTech yêu cầu nhiệt độ cấp đông mới có thể bảo quản tốt thì vaccine AstraZeneca sẽ dễ sử dụng hơn ở các phòng khám bình thường, đặc biệt là ở vùng nông thôn Mỹ và các nước đang phát triển.
Một lợi thế quan trọng khác của vaccine AstraZeneca là AstraZeneca đã hợp tác với COVAX, một tổ chức toàn cầu nhằm phân phối vaccine giá rẻ cho những người có thu nhập trung bình, đã đồng ý sản xuất vaccine này trên cơ sở phi lợi nhuận thời gian đại dịch vẫn chưa chấm dứt nên kỳ vọng giá thành sẽ thấp hơn các loại vaccine khác.
Tuy nhiên, giống như tất cả các ứng cử viên vaccine khác để đối phó với Covid-19, vaccine của AstraZeneca ccó các báo cáo về sự cố nhiễm trùng, độ bền hoặc hiệu quả ở các nhóm tuổi khác nhau trên những người tham gia thử nghiệm.