Triển lãm là hoạt động tạo cơ hội cho các nhà sưu tập cổ vật trong nước giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công việc sưu tầm cổ vật.
Triển lãm 'Cổ vật hội tụ' sẽ kéo dài đến ngày 21/7. (Nguồn: TTXVN) |
Theo đó, 29 nhà sưu tập trong nước giới thiệu 147 cổ vật được chế tác dưới thời Nguyễn, được sử dụng trong cung đình lẫn dân gian do triều đình Huế chế tác, các cơ sở sản xuất trong nước thực hiện (đồ gốm Cây Mai, đồ gỗ…) hoặc đặt hàng, mua từ nước ngoài để sử dụng (pháp lam, đồ sứ…).
Các sưu tập hiện vật hội tụ đa dạng về chất liệu (vàng, bạc, bạc khảm vàng, ngọc, sứ ký kiểu, gỗ…), chức năng sử dụng (sinh hoạt, tế tự, trang trí, tiêu khiển…) và phong phú về loại hình, nguồn gốc xuất xứ (đồ sứ ký kiểu và pháp lam dưới thời Nguyễn, các dòng gốm Cây Mai, các hiện vật có niên đại thế kỷ XIX…).
Đây là triển lãm cổ vật đầu tiên hội tụ các nhà sưu tập cổ vật ở ba miền đất nước như Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế.
| Giữ lửa Tuồng trên phố cổ Hà Nội Có dịp trải nghiệm phố đi bộ gần Hồ Gươm vào mỗi tối thứ Sáu và Chủ nhật hàng tuần, bạn sẽ thấy ở một ... |
| Phở dưới góc nhìn di sản văn hoá Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức tọa đàm khoa học 'Phở trong bối cảnh đương đại ... |
| Hiệu quả thiết thực từ dự án 'Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam' Được triển khai trong vòng hai năm, từ 2022-2024, dự án "Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam" cho thấy kết quả tổng ... |
| Hai tháng Hè ý nghĩa cùng nghệ thuật hát bội Công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có một mùa Hè ý nghĩa hơn khi được tìm hiểu và thực hành hát bội – ... |
| Việt Nam tăng cường hợp tác song phương với UNESCO và các quốc gia thành viên Lãnh đạo UNESCO và Trưởng đoàn của các quốc gia đều đánh giá cao vai trò và đóng góp quan trọng, hiệu quả của Việt ... |