Nhỏ Bình thường Lớn

Da đen và da vàng

Ở nước ta hiện nay, với chính sách mở cửa và kinh tế thị trường, hôn nhân với người nước ngoài không còn là điều cấm kỵ như trước.
TIN LIÊN QUAN
da den va da vang “Có một nơi để về, đó là Nhà”
da den va da vang Ngày Gia đình Việt Nam trong không gian Làng Văn hóa

Nhưng có những gia đình chưa chấp nhận sự thay đổi ấy, bố mẹ trong thâm tâm vẫn muốn dâu rể là người Việt. Ngay cả ở nước Mỹ, thành kiến đối với hôn nhân dị chủng đâu phải dễ tiêu tan, mặc dầu sự phân biệt chủng tộc đã bị đẩy lùi khá xa từ thập kỷ 60 với những phong trào rầm rộ đấu tranh cho quyền công dân do mục sư da đen Luther King lãnh đạo.

da den va da vang
Ở nước ta hiện nay, hôn nhân với người nước ngoài không còn là điều cấm kỵ như trước.

Tôi nghĩ đến điều này sau khi say mê đọc xong cuốn Bánh mì bột ngô và Dim Sum (Cornbread and Dim Sum) do nữ tác giả da đen J.A.Sue (tức Jackie) vừa gửi tặng. Sách được tổ chức IP (Liên hiệp các nhà xuất bản độc lập) chọn là một trong 10 cuốn hay nhất năm 2004. Bánh mỳ bột ngô là thức ăn phổ biến của người da đen. Dim sum là món bánh hấp điển hình cho các loại điểm tâm, ăn nhẹ Trung Quốc (như bánh bao). Ở Mỹ, có nhiều cửa hàng dim sum. Trong bữa tiệc cưới con gái của tác giả da đen J.A.Sue (Jackie) và người chồng Trung Quốc là Frank, thức ăn có cả bánh mỳ bột ngô lẫn các món dim sum, điều đó tượng trưng cho sự thành công của cuộc hôn nhân dị chủng của bố mẹ, gắn bó keo sơn qua hơn ba chục năm chung sống.

Mỹ có khoảng 270 triệu dân, da trắng 84%, da đen 12%, da vàng chỉ có 3,3%. Giữa các màu da vẫn có thành kiến với nhau, sự phân biệt chủng tộc của người da trắng đối với da đen nặng nề hơn với người da vàng rất nhiều. Hôn nhân da trắng da đen không phải là phổ biến, da đen lấy da vàng hiếm có mà lại thành công mới là điều lạ!

Vì thế, cuốn hồi ký của bà Jackie Sue về cuộc hôn nhân của vợ chồng bà gợi được sự tò mò, lại được sự hoan nghênh, như nhận định của một số nhà văn Mỹ, là do kể về một chuyện tình có thật qua các thử thách chủng tộc và thời gian, những cảnh sống qua nhiều thời điểm và nhiều nơi, một giọng kể bình thường, chân thật.

Chuyện cô gái da đen nghèo do lao động nghiêm túc trở thành một viên chức cao cấp trong ngành bưu điện, tìm được hạnh phúc trong tình yêu và sự giúp đỡ tận tình của người chồng thứ ba là người Trung Quốc. Người chồng thứ nhất lấy Jackie năm 18 tuổi, khi người ông nuôi Jackie ăn học qua đời, phải lấy chồng vội vàng vì bố mẹ không có điều kiện nuôi con. Chồng là một người da đen vô nghề nghiệp, cục súc, một hôm tát cô, cô bỏ đi. Ba năm sau, cô lấy người chồng thứ hai, một hạ sĩ hải quân da đen. Mối tình lãng mạn bị cắt đứt vì vợ chồng luôn xa cách nhau, chồng lại đâm rượu chè, đưa gái về nhà ngủ. Jackie bỏ đi California, làm bưu điện, gửi con gái lại cho mẹ trông, do đó gặp Frank, người Trung Quốc, cùng làm việc trong ngành. Frank tỏ tình, hai người yêu nhau, quyết tâm lấy nhau.

Vượt qua mọi khó khăn, họ cùng thành công trong tình yêu và nghề nghiệp, sinh được một cô con gái là Candace, hiện đã có chồng. Đại gia đình của hai bên mới đầu khủng khỉnh, qua thời gian và diễn biến cuộc đời, đã hòa hợp với nhau. Một tình yêu dựa vào sự tôn trọng nhau và tin nhau tuyệt đối. Ở phương Tây, chủ nghĩa cá nhân cao vậy mà Frank sẵn sàng đón con riêng của Jackie về nuôi, chăm sóc như chính con mình sinh ra. Khi bà mẹ vợ bơ vơ vì ông chồng chết, Frank lại đón bà về ở cùng mặc dù biết bà này dị ứng với văn hóa Trung Hoa. Jackie cảm kích trước tấm lòng hào hiệp của chồng.

Cản trở lớn nhất là do chủ quan: Jackie rất phân vân trước một nền văn hóa dị biệt “Anh hãy nói cho em biết về mẹ của anh. Anh đã kể gì về em cho mẹ anh chưa? Anh có biết bố anh (cũng trong ngành bưu điện) có cho bà biết là em da đen không? Anh chỉ khẽ khàng: Em nghĩ gì cũng có thể không hay. Anh đã tự quyết định hạnh phúc của mình, em đừng thắc mắc nữa! Rồi anh ôm tôi trong vòng tay che chở”.

Còn biết bao cản trở khách quan trong xã hội phân biệt chủng tộc, có khi chỉ một cái liếc mắt, nụ cười, lời nói, cử chỉ khinh thị khiến ruột gan đau xót. Frank đến ở nhà Jackie thuê ở khu da đen. Chủ nhà da đen biết tin, gọi điện đuổi ngay, không cho “Tàu” ở. Những người bạn Trung Quốc thì không tán thành anh lấy vợ da đen. Bà mẹ Jackie nhận lời đến ăn ở nhà bố mẹ Frank, không chịu được cách ứng xử và kiểu ăn Quảng Đông, đã nôn mửa ra. Một nhân viên da trắng đón khách ở một bữa tiệc thượng lưu tỏ ý khinh miệt khi hai đôi vợ chồng da đen, da vàng đến dự…

Tình yêu của vợ chồng họ đã phá tan hàng rào chủng tộc nhờ sự kết hợp của triết lý truyền thống Trung Quốc với nghị lực năng động của nền văn hóa Mỹ da đen.

da den va da vang Chuyện tình đẹp của các "đại gia" công nghệ

Các “đại gia” công nghệ được công chúng biết đến với sự nghiệp thăng hoa, tình yêu đẹp và cuộc sống hôn nhân lãng mạn.

da den va da vang Những lý do để có cuộc hôn nhân bền vững

Khoa học đã chứng minh rằng, những mối quan hệ lâu dài thường được xây dựng dựa trên sự tử tế và tính rộng lượng ...

da den va da vang Kết hôn đang ngày càng lỗi thời?

Dù nhiều người không quan tâm, nhưng một xu hướng hiện đang diễn ra tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới: Ngày càng có ...

Hữu Ngọc