TIN LIÊN QUAN | |
Quảng Ngãi sẵn sàng đón sóng đầu tư | |
Thái Bình - Địa chỉ đầu tư tin cậy |
Chu tich UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đón Quốc vương Campuchia tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. |
Cảng Tiên Sa, với năng lực khai thác lên đến 8 triệu tấn/năm, kết nối với các trục giao thông đường bộ và đường sắt trọng yếu, là cửa ngõ ra biển của toàn tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC), sẵn sàng đưa hàng hóa của các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong tương lai, Cảng Liên Chiểu sẽ đi vào hoạt động, nâng cao năng lực vận tải biển của thành phố. Bên cạnh đó, Sân bay quốc tế Đà Nẵng, với 41 đường bay quốc tế trực tiếp, công suất thiết kế của cả nhà ga quốc nội và quốc tế phục vụ 10 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm, hiện nay đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Đây là những điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của thành phố.
Sự trọn vẹn của các yếu tố “Thiên thời-Địa lợi-Nhân hòa” đã đưa thành phố Đà Nẵng trong hơn 20 năm (kể từ khi tách tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng năm 1997) trở thành thành phố hiện đại, sôi động và là đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 10-11%/ năm. Cơ cấu kinh tế đã chuyển mạnh theo định hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng, nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thành phố đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước, được tạp chí New York Times (Mỹ) bình chọn đứng thứ 15 trong danh sách 52 điểm phải đến trên thế giới năm 2019, được tạp chí du lịch nổi tiếng Live and Invest Overseas bình chọn và công bố trong top 10 điểm đến đáng sống ở nước ngoài năm 2018.
Trong nhiều năm liền, thành phố đứng trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đà Nẵng cũng là một trung tâm giáo dục, đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung-Tây Nguyên và thứ ba cả nước (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), với 15 trường đại học, học viện, 17 trường cao đẳng, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả khu vực miền Trung và một số địa phương Lào.
Về y tế, với 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường với hơn 900 phòng khám chữa bệnh tư, cùng với sự hình thành của Khoa Y Dược thuộc Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế của khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước, cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sẵn sàng tham gia hội nhập với khu vực ASEAN trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Đi đôi với việc tập trung phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực trong các hoạt động đối ngoại, xây dựng hình ảnh và nâng tầm vị thế của thành phố trong khu vực và trên trường quốc tế. Tính đến cuối năm 2019, thành phố đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 41 địa phương của cả 5 châu lục, tham gia nhiều mạng lưới, diễn đàn quốc tế của các đô thị, trong đó có Hội nghị thượng đỉnh các thành phố thế giới (WCS), Hội nghị thượng đỉnh các thành phố châu Á-Thái Bình Dương (APCS), chủ động xúc tiến nhiều chương trình hợp tác hiệu quả. Thành phố thường được lựa chọn là điểm đến của nhiều lãnh đạo cấp cao và tàu quân sự các nước trên thế giới trong các chuyến thăm chính thức đến Việt Nam.
Nhờ điều kiện cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, Đà Nẵng đã được Trung ương tin tưởng giao trọng trách tổ chức các sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng như Tuần lễ cấp cao APEC 2017, và sắp đến là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-New Zealand. Đây cũng là kết quả của cả quá trình hội nhập và thể hiện vai trò của một thành phố năng động và đầy trách nhiệm qua việc tham gia tổ chức các Hội nghị quan trọng của ASEAN như Hội nghị hẹp Bộ trưởng ngoại giao, Hội nghị các quan chức cấp cao lần thứ 3 (SOM 3) năm 2010, Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và CNTT ASEAN lần thứ 15 (TELMIN 2015), Hội nghị Quan chức cấp cao giao thông vận tải ASEAN lần thứ 48 (STOM 48)...
Gần đây, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thành phố đã chủ động hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống dịch, viện trợ vật tư bảo hộ y tế cho các địa phương có quan hệ hữu nghị và hợp tác, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế theo phương châm đối ngoại của Nhà nước và truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc.
Lễ khai mạc Hội chợ quốc tế thương mại, du lịch và đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây-Đà Nẵng 2019. |
Để tiếp tục xây dựng và phát triển Đà Nẵng xứng tầm với vị thế và tiềm năng của thành phố, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) đã xác định mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á vào năm 2045.
Hiện thực hóa mục tiêu đó, thành phố Đà Nẵng đang tập trung điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030 với tầm nhìn đến năm 2045, đồng thời chú trọng phát triển 05 lĩnh vực mũi nhọn: Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; (5) Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.
Với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại của đô thị nói chung và của khu công nghệ cao, các khu công nghiệp nói riêng, cùng với những chính sách ưu đãi thỏa đáng, thủ tục hành chính không ngừng được cải cách mạnh mẽ, sự cam kết đồng hành của lãnh đạo thành phố đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, thành phố Đà Nẵng sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các đối tác ASEAN đến đầu tư kinh doanh, hợp tác cùng có lợi, tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố.
Đặc biệt, trong thời gian tới, thành phố mong muốn được hợp tác với các nhà đầu tư trong nhiều dự án quan trọng như Di dời Ga đường sắt, Cảng Liên Chiểu, Hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn, Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Trường đua ngựa, Khu phi thuế quan, Trung tâm giải trí ngầm, Bến du thuyền quốc tế,...
Trên nền tảng những thành quả đã đạt được trong những năm qua, với quyết tâm và nỗ lực của chính quyền và nhân dân thành phố, cùng với sự chung tay góp sức của bạn bè quốc tế, ước mơ về một thành phố tươi đẹp, đáng sống chắc chắn sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa.
| Đầu tư tạo tác động kép bất kể tình trạng suy thoái kinh tế do Covid-19 TGVN. Theo Tổng Giám đốc Điều hành Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới Philippe Le Houérou, ... |
| Long An - ‘địa chỉ đỏ’ để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam TGVN. Chiến lược đầu tư hạ tầng và chính sách hợp lý đã giúp Long An trở thành điểm sáng thu hút đầu tư trực tiếp ... |
| Yên Bái-ASEAN: Cùng gặt hái thêm nhiều 'trái ngọt' TGVN. Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Trung du miền núi phía Bắc, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà ... |