Đặc phái viên ASEAN Erywan Yusof cho biết "thực sự chưa chính thức yêu cầu" chính quyền quân quản của Myanmar cho phép tiếp cận bà Suu Kyi. (Nguồn: Reuters) |
Cũng theo ông Erywan Yusof, ông sẽ lên kế hoạch chuẩn bị tốt trước một cuộc gặp như vậy và thay vào đó sẽ ưu tiên giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang bùng phát tại quốc gia thành viên này do đại dịch Covid-19.
Trả lời phỏng vấn ngày 7/8, Bộ trưởng Ngoại giao thứ 2 của Brunei nêu rõ: "Chúng tôi phải hoàn thành rất nhiều cuộc tham vấn trước, điều này sẽ cần một chút thời gian và rồi chúng tôi sẽ tới Myanmar... Việc đi tới đó là hết sức cấp bách, nhưng đó phải là một chuyến thăm được chuẩn bị kỹ lưỡng".
Ông cho biết "thực sự chưa chính thức yêu cầu" chính quyền quân quản của Myanmar cho phép tiếp cận bà Suu Kyi, người hiện đang bị giam giữ sau một cuộc đảo chính hồi tháng 2 vừa qua.
Ông Erywan cung cho biết muốn tiếp xúc và thuyết phục tất cả các bên thù địch trong cuộc khủng hoảng chính trị của Myanmar tiến tới đối thoại. Ông nêu rõ: "Những gì chúng tôi muốn là họ bắt đầu đối thoại, ít nhất là bắt đầu".
Việc bổ nhiệm nhà ngoại giao Brunei đã được các ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN nhất trí hôm 4/8 sau khi các nhà lãnh đạo của khối đồng ý tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ở Indonesia hồi tháng 4 về một "Đồng thuận 5 điểm" để giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng do cuộc đảo chính ở Myanmar.