TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ muốn giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên | |
Hàn Quốc kéo dài danh sách đen viện trợ tài chính cho Triều Tiên |
Cuộc gặp giữa Đại diện đặc biệt Hàn Quốc về các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên Lee Do-hoon và người đồng cấp Nhật Bản Kenji Kanasugi diễn ra trước thềm cuộc đàm phán liên Triều đầu tiên sau 2 năm, dự kiến vào ngày 9/1 tới tại làng đình chiến Panmunjeom ở biên giới hai miền Triều Tiên.
Trước khi tiến hành đàm phán với Triều Tiên, Hàn Quốc đã thúc đẩy sự phối hợp ngoại giao với các nước đối tác nhằm tìm cách giải quyết bế tắc hiện nay trong vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đặc phái viên Hàn Quốc Lee Do-hoon và người đồng nhiệm Nhật Bản Kenji Kanasugi trong một cuộc gặp song phương tại Seoul, tháng 10/2017. |
Trước đó, ông Lee đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản để chia sẻ thông tin về tình hình hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên, và hội đàm trực tiếp với người đồng cấp Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Theo kế hoạch, ông Lee sẽ thăm Mỹ vào ngày 10/1 tới để thảo luận với người đồng cấp Mỹ Joseph Yun về kết quả cuộc đàm phán liên Triều ngày 9/1 cũng như các động thái tiếp theo.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc lần này, sau cuộc gặp Đặc phái viên Lee, ông Kanasugi - quan chức phụ trách các vấn đề châu Á của Nhật Bản sẽ hội đàm với ông Kim Yong-kil, Chủ nhiệm văn phòng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc phụ trách các vấn đề Đông Bắc Á. Hai bên sẽ trao đổi quan điểm về các bước đi tiếp theo của Hàn Quốc sau khi một nhóm đặc trách của Chính phủ Hàn Quốc kết luận rằng thỏa thuận với Nhật Bản năm 2015 về vấn đề "phụ nữ mua vui" thời chiến đã không phản ánh tiếng nói của các nạn nhân.
Theo thỏa thuận ngày 28/12/2015, Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhất trí giải quyết "lần cuối và không thay đổi" đối với vấn đề phụ nữ mua vui, theo đó Tokyo xin lỗi về những hành động tàn bạo thời chiến và nhất trí góp 1 tỷ Yen (8,9 triệu USD) vào quỹ hỗ trợ các nạn nhân.
Tuy nhiên, thỏa thuận này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nạn nhân và các nhóm dân sự ở Hàn Quốc, cho rằng lời xin lỗi của Nhật Bản không đủ chân thành và Chính phủ Hàn Quốc chưa tham vấn các nạn nhân trước khi ký thỏa thuận. Một số người kêu gọi đàm phán lại, hoặc thậm chí hủy bỏ thỏa thuận trên.
Mỹ để ngỏ khả năng đơn phương giải quyết vấn đề Triều Tiên Trong trường hợp cần thiết, Tổng thống Donald Trump sẽ đơn phương giải quyết mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên. |
Mỹ - Hàn cam kết theo đuổi giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên Ngày 17/11, Đặc phái viên của Hàn Quốc và Mỹ khẳng định rằng hai bên đang tìm cách giải quyết “hòa bình” vấn đề hạt ... |
Canada ủng hộ giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên Ngày 1/11, Bộ trưởng Các vấn đề toàn cầu của Canada, bà Chrystia Freeland cho rằng, cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên cần giải ... |