Nhỏ Bình thường Lớn

Đặc sắc lễ hội đình làng Cống Vị (Hà Nội)

Ngày 20/2 (mùng 11 tháng Giêng Âm lịch), UBND phường Cống Vị và Ban Quản lý di tích Đình Cống Vị đã tổ chức lễ hội đình làng Cống Vị, kỷ niệm 998 năm ngày sinh Đức Thành hoàng Lệ Mật - Thành hoàng làng Cống Vị, cầu cho quốc thái, dân an.
Đặc sắc Lễ hội Đình làng Cống Vị giữa lòng Hà Nội
Đội tế lễ nam của làng Cống Vị. (Ảnh: Minh Hòa)

Tham dự có đại diện UBND quận Ba Đình, các tổ chức đoàn thể UBND, người dân phường Cống Vị, đại diện các phường lân cận cùng nhiều du khách thập phương.

Phát biểu tại lễ hội, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường Cống Vị Phan Hùng Nam cho biết, Thành hoàng Hoàng Phúc Trung vốn quê làng Lệ Mật, nay thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 16 tuổi, dưới thời vua Lý Thái Tông, ông được làm chức giám quan. Một lần công chúa dạo thuyền bị ngã sông, ông đã dũng cảm vớt được xác công chúa. Nhà vua thưởng nhiều vàng lụa và ban chức tước, song ông chỉ xin được đem dân nghèo từ trang Lệ Mật về cày cấy ở 13 trại phía Tây kinh thành, gọi là Thập tam trại. Cống Vị là một trong 13 trại nông nghiệp thời ấy. Ông mất năm Kỷ Hợi (1059), đời vua Lý Thánh Tông và được dân lập đền thờ.

Đặc sắc Lễ hội Đình làng Cống Vị giữa lòng Hà Nội
Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường Cống Vị Phan Hùng Nam phát biểu tại lễ hội. (Ảnh: Minh Hòa)

Theo bà Chu Thanh Loan, Phó Chủ tịch phường Cống Vị, Trưởng Ban quản lý di tích đình Cống Vị, đình đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1999. Thành hoàng Hoàng Phúc Trung được sắc phong là Thượng đẳng tối linh đại vương tôn thần, có công di dân, lập làng, khai phá vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long. Vì vậy, lễ hội đình làng Cống Vị là một trong những ngày trọng đại và tâm linh nhất đối với người dân trong làng.

Đặc sắc Lễ hội Làng Cống Vị giữa lòng Hà Nội
Đông đảo người dân tham dự lễ hội. (Ảnh: Minh Hòa)

Đây không chỉ là dịp để con cháu xa xứ trở về quê hương, mà còn là cơ hội để tưởng nhớ ông bà và tổ tiên, những người đã có công đi khai hoang, mở đất. Lễ hội được tổ chức theo đúng văn hóa truyền thống, bảo đảm văn minh và tiết kiệm, đồng thời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân trong làng. Ngoài ra, lễ hội cũng là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu, tạo sự đoàn kết và gắn kết trong cộng đồng.

Đặc sắc Lễ hội Làng Cống Vị giữa lòng Hà Nội
Đại biểu được mời trầu têm cánh phượng. (Ảnh: Minh Hòa)

Trong hai ngày lễ hội, người dân trong làng thực hiện nghi thức cúng tế và diễu hành đền thờ Thành hoàng Lệ Mật: đốt hương, dâng trà, đánh trống và nghệ biểu diễn, hát xẩm,chầu văn... biểu thị sự cầu mong cho một năm mới may mắn và bình an.

Đặc sắc Lễ hội Làng Cống Vị giữa lòng Hà Nội
Đội nhạc công biểu diễn tại buổi lễ. (Ảnh: Minh Hòa)

Hà Nội hiện có 221 lễ hội tại khu vực nội thành, với nhiều quận như Ba Đình, Cầu Giấy, Long Biên, Hà Đông, Nam Từ Liêm... Trong số 19 lễ hội của Hà Nội được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, có 9 lễ hội nằm ở khu vực nội thành.

Đáng kể trong số đó là lễ hội làng Lệ Mật, lễ hội đình Trường Lâm ở quận Long Biên, lễ hội đình Chèm, lễ hội bơi Đăm ở quận Bắc Từ Liêm, lễ hội chùa Láng ở quận Đống Đa và Hội thề Trung hiếu tại đền Đồng Cổ ở quận Tây Hồ. Trong số này, lễ hội đình làng Cống Vị, một trong 13 trại (thập tam trại) của Thành hoàng Hoàng Phúc Trung (Nguyễn Quý Công), nằm ở quận Ba Đình.

Đặc sắc Lễ hội Làng Cống Vị giữa lòng Hà Nội
Ban tổ chức và đội tế lễ nam nữ chụp ảnh kỷ niệm. (Ảnh: Minh Hòa)
Đặc sắc Lễ hội Làng Cống Vị giữa lòng Hà Nội
Lễ dâng hương. (Ảnh: Minh Hòa)
Lùng Tùng - lễ hội xuống đồng của người Thái ở Lai Châu

Lùng Tùng - lễ hội xuống đồng của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp ...

Hoàng thành Thăng Long tái hiện nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình xưa

Hoàng thành Thăng Long tái hiện nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình xưa

Mới đây, tại khu Di sản Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra Lễ dâng hương, khai Xuân tưởng nhớ các bậc tiên đế, các ...

Sôi động lễ hội Xuân của đồng bào dân tộc Dao ở Sa Pa, Lào Cai

Sôi động lễ hội Xuân của đồng bào dân tộc Dao ở Sa Pa, Lào Cai

Tại lễ hội, người dân và du khách được khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Dao ...

Lễ hội giao lưu Việt Nam Gunma 2024 - Cùng nhau đón Tết

Lễ hội giao lưu Việt Nam Gunma 2024 - Cùng nhau đón Tết

Đại sứ Phạm Quang Hiệu đánh giá cao và cảm ơn Thống đốc, chính quyền tỉnh Gunma đã tổ chức sự kiện rất có ý ...

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Cần tạo 'sức đề kháng' đối với những hành vi lệch chuẩn trong lễ hội truyền thống

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Cần tạo 'sức đề kháng' đối với những hành vi lệch chuẩn trong lễ hội truyền thống

Nếu xây dựng được môi trường văn hóa tích cực, hướng chân - thiện - mỹ, sẽ tạo “sức đề kháng” đối với những hành ...