Đại dịch Covid-19 làm tồi tệ thêm tình trạng đói kém toàn cầu, hơn 11% dân số bị cuốn vào cảnh 'thiếu ăn'

Chu An
TGVN. Hơn 11% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh đói kém trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 khiến thực trạng vốn đang diễn biến xấu qua từng năm này trở nên tồi tệ hơn trong năm 2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 14/7: 5 nước ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới, Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông
Covid-19 ở Việt Nam sáng 14/7: Thêm 1 ca mắc mới, hơn 13.300 người vẫn đang cách ly
dai dich covid 19 lam toi te them tinh trang doi kem toan cau hon 11 dan so bi cuon vao canh doi an
Hơn 11% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh đói kém trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 khiến thực trạng vốn đang diễn biến xấu qua từng năm này trở nên tồi tệ hơn trong năm 2020. (Nguồn: News247plus)

Đây là nội dung chính của báo cáo thường niên "Thực trạng An ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới" của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 14/7.

Các nền kinh tế thế giới trì trệ và thảm họa thiên nhiên gia tăng khiến ngày càng nhiều người rơi vào tình trạng đói kém, trong khi thực phẩm dinh dưỡng vẫn quá đắt đỏ đối với nhiều người trên thế giới. Thực trạng này không chỉ khiến tình trạng thiếu ăn thêm nghiêm trọng mà còn làm gia tăng tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành và trẻ nhỏ do các chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng.

Báo cáo của LHQ chỉ ra sau nhiều thập kỷ liên tục giảm, số người đói kém trên thế giới bắt đầu có xu hướng tăng từ năm 2014. Nghiên cứu chỉ ra con người không chỉ cần đủ thực phẩm mà còn cần thực phẩm đủ dinh dưỡng, dẫn chứng những hậu quả nghiêm trọng về y tế và môi trường do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng gây ra.

Năm 2019, gần 690 triệu người, tương đương 8,9% dân số thế giới, ở trong tình trạng đói kém, tăng thêm 10 triệu người chỉ trong vòng một năm và thêm 60 triệu người trong 5 năm qua. Nếu xu hướng này tiếp diễn, thế giới sẽ không thể đạt mục tiêu xóa bỏ đói nghèo vào năm 2030 được đặt ra cách đây 5 năm.

Báo cáo của LHQ ước tính vào năm 2030, hơn 890 triệu người chịu ảnh hưởng của tình trạng đói kém, tương đương 9,8% dân số toàn cầu.

Kết quả tổng hợp số người mất an ninh lương thực cả ở mức trung bình và nghiêm trọng trong năm 2019 cho thấy con số này tăng từ 690 triệu lên 2 tỷ người "không được tiếp cận thường xuyên những nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng và đầy đủ.

Đại dịch Covid-19, vốn tác động mạnh tại những quốc gia có tỷ lệ nghèo đói cao, có thể khiến thế giới có thêm 83 triệu đến 132 triệu người rơi vào cảnh thiếu ăn trong năm 2020. Ngay từ khi đại dịch chưa xảy ra, tình trạng đói kém trên toàn cầu đã diễn biến xấu.

Khoảng 25% dân số châu Phi có thể rơi vào cảnh đói kém vào năm 2030, cao hơn nhiều so với mức 19,1% hiện tại, một tỷ lệ vốn đã cao gấp đôi trung bình toàn cầu.

Tại châu Á, số người đói kém giảm khoảng 8 triệu người từ năm 2015, nhưng châu lục này vẫn là nơi tập trung hơn 50% tổng số người suy dinh dưỡng của toàn thế giới.

Các xu hướng tại khu vực Mỹ Latinh và Caribbe cũng xấu đi. So với năm 2015, số người đói kém ở khu vực này trong năm 2019 đã tăng thêm 9 triệu người

Báo cáo chỉ ra nguyên nhân chính khiến hàng triệu người trên thế giới rơi vào cảnh nghèo đói, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng là vì người dân không đủ tiền chi trả cho những bữa ăn lành mạnh.

Ở hầu hết các khu vực trên thế giới, tình trạng béo phì ở người trưởng thành có xu hướng nghiêm trọng hơn, với khoảng 3 triệu người không đủ tiền để đảm bảo các chế độ ăn lành mạnh gồm hoa quả, rau củ và thức ăn giàu protein. Hơn 57% dân số ở miền Nam sa mạc Sahara, châu Phi và Nam Á không đủ tiền để theo các chế độ ăn lành mạnh.

Tại những quốc gia thu nhập thấp, người dân phụ thuộc vào những loại thực phẩm giàu tinh bột như các loại ngũ cốc và củ, có giá thành chỉ bằng 60% những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng lại không đủ những loại protein và các vitamin cũng như khoáng chất quan trọng để tăng sức đề kháng.

Đặc biệt, báo cáo chỉ ra 21,3% trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới, tương đương 144 triệu trẻ, chậm tăng trưởng vì thiếu dinh dưỡng, hầu hết ở châu Phi và châu Á. Có 6,9% trẻ trong nhóm này suy nhược cơ thể vì mất cân bằng dinh dưỡng và 5,6% mắc chứng thừa cân. Trong nhóm trẻ thừa cân, có 45% là trẻ châu Á, 24% là trẻ châu Phi.

Những thói quen tiêu thụ thực phẩm hiện tại được cho là sẽ khiến thế giới phải chi trả khoảng 1.300 tỷ USD chi phí y tế vào năm 2030. Và việc áp dụng các chế độ ăn lành mạnh hơn có thể giúp giảm tới 97% chi phí này. Báo cáo dẫn chứng thế giới có thể chỉ cần phải chi chưa đến 100 triệu USD cho chi phí y tế nếu áp dụng chế độ ăn chay. Ngoài ra, các chi phí liên quan tới khí thải gây hiệu ứng nhà kính do hệ thống sản xuất thực phẩm hiện nay gây ra cũng có thể giảm nếu con người lựa chọn những chế độ ăn khác.

Báo cáo kêu gọi thế giới cần khẩn cấp tái cân bằng các chính sách nông nghiệp và các biện pháp kích thích bởi giá thành các thực phẩm lành mạnh hoàn toàn có thể giảm nếu điều chỉnh các yếu tố như đa dạng hóa thực phẩm và chính sách dự trữ lương thực vốn đang thiên về dự trữ ngũ cốc.

Báo cáo do các cơ quan gồm Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Chương trình lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp thực hiện.

Dịch Covid-19: Hong Kong chuẩn bị 'lâm trận', Malaysia và Singapore nhất trí mở cửa biên giới, Mỹ phát hiện gen 'khóa chặt' virus

Dịch Covid-19: Hong Kong chuẩn bị 'lâm trận', Malaysia và Singapore nhất trí mở cửa biên giới, Mỹ phát hiện gen 'khóa chặt' virus

TGVN. Hong Kong (Trung Quốc) sẽ áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội mới từ giữa đêm 14/7. Đây sẽ là những biện ...

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản: Trung Quốc hành động đơn phương cưỡng ép ở Biển Đông

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản: Trung Quốc hành động đơn phương cưỡng ép ở Biển Đông

TGVN. Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa công bố Sách Trắng Quốc phòng năm 2020 dày 597 trang với 4 phần: môi trường an ninh xung quanh, ...

Dịch Covid-19: Virus 'đụng' trúng Ngoại trưởng Bolivia, cảnh báo kịch bản xấu nhất ở Anh, Campuchia thêm 9 ca bệnh

Dịch Covid-19: Virus 'đụng' trúng Ngoại trưởng Bolivia, cảnh báo kịch bản xấu nhất ở Anh, Campuchia thêm 9 ca bệnh

TGVN. Ngày 13/7, Ngoại trưởng của Chính phủ lâm thời Bolivia Karen Longaric Rodriguez đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây ...

(theo UN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Phiên bản di động