Đại dịch Covid-19 ‘tô đậm’ tình trạng nghèo đói toàn cầu

Kim Huyền
Những làn sóng liên tục của đại dịch Covid-19, kết hợp với các cuộc khủng hoảng do xung đột và biến đổi khí hậu đang khiến hàng chục triệu người rơi vào cảnh đói nghèo và khó khăn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong gần 2 năm qua, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra khiến cuộc sồng của hàng triệu người vốn đang trong cảnh “giật gấu vá vai” ngày càng trở nên khó khăn trầm trọng. Hiện nay, hàng loạt các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại châu Phi đang bị đẩy vào tình trạng nghèo đói cùng cực.

Chấu Phi là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. (Nguồn: NY Times)
Chấu Phi là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. (Nguồn: NY Times)

Khủng hoảng chưa từng thấy

Theo phân tích từ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), so với giai đoạn trước đại dịch, có khoảng 150 triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Con số này đã tăng lên đến khoảng 270 triệu người trong năm 2021. Số người trên bờ vực của nạn đói trong giai đoạn nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng đói cũng tăng từ 34 triệu lên đến 41 triệu.

Báo cáo chung giữa WFP và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng: “tình hình xung đột leo thang, gián đoạn kinh tế do Covid-19 và khủng hoảng khí hậu sẽ làm gia tăng mức độ mất an ninh lương thực tại 23 điểm nóng trên thế giới trong 4 tháng tới”. Các điểm nóng được liệt kê chủ yếu ở châu Phi cùng các nước ở Trung Mỹ, Afghanistan và Triều Tiên.

Chỉ số đói nghèo toàn cầu đang có xu hướng tăng trong nhiều năm nay. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước nghèo phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, từ đối phó với các nhóm vũ trang đến tình trạng đói nghèo cùng cực. Đồng thời, các thảm họa tự nhiên như hạn hán và lũ lụt dồn dập khiến các quốc gia không kịp ứng phó.

Nhưng trong hai năm qua, các cú sốc kinh tế do hậu quả của đại dịch cũng phần nào đẩy nhanh cuộc khủng hoảng lương thực. Báo cáo gần đây nhất của Oxfam cho biết, giá lương thực toàn cầu đã tăng đột biến tới 40%, mức tăng cao nhất trong hơn 10 năm.

Giờ đây, nạn đói đã trở thành yếu tố gia tăng khoảng cách giàu-nghèo giữa các quốc gia giàu có và các quốc gia nghèo, đang chìm sâu vào các khủng hoảng

Ông Amer Daoudi, Giám đốc điều hành cao cấp của WFP nhấn mạnh: “Tôi chưa bao giờ thấy tình hình trên toàn cầu tồi tệ như lúc này. Thông thường chỉ có một vài khủng hoảng, như xung đột, đói kém diễn ra cùng một lúc. Nhưng hiện giờ, tất cả các cuộc khủng hoảng lớn đều xảy ra đồng thời trên toàn cầu. "

Tác động đa chiều

Nam Phi, quốc gia từng được coi là có nền kinh tế vững vàng hàng đầu châu Phi nhưng cũng đang phải đối mặt với nạn đói hoành hành.

Tại Duncan, một ngôi làng rộng lớn ở tỉnh Eastern Cape, hàng chục nghìn gia đình đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Trước khi đại dịch ập tới, ngôi làng với những mái nhà nhỏ luôn xôn xao khi những người công nhân tấp nập đi làm mỗi sáng. Họ thường phải di chuyển trên những chiếc xe buýt nhỏ đến thành phố East London, trung tâm công nghiệp của tỉnh Eastern Cape. Công việc lắp ráp ô tô, dệt may và chế biến thực phẩm đã mang lại thu nhập ổn định cho các gia đình ở đây.

Trong căn nhà 2 phòng ngủ, sống chung với cha và chị gái sinh đôi, cô Anelisa Langeni, 32 tuổi, chia sẻ: “chúng tôi luôn có đầy đủ đồ ăn”.

Gần 40 năm qua, cha cô làm công việc vận máy móc tại nhà máy của Mercedes-Benz. Đến khi nghỉ hưu, ông đã tiết kiệm đủ để xây thêm hai ngôi nhà trên mảnh đất của họ. Ồng hy vọng, việc cho thuê nhà sẽ mang lại sự ổn định tài chính cho các con của mình.

Đại dịch đã làm đảo lộn những kế hoạch đó. Trong vòng vài tuần kể từ đợt phong tỏa đầu tiên, những người thuê nhà đã mất việc làm và không thể trả tiền thuê nhà được nữa.

Khi cô Langeni bị sa thải khỏi công việc phục vụ bàn tại một nhà hàng hải sản và chị gái cô mất việc tại một cửa hàng bánh pizza nổi tiếng, họ chỉ còn cách sống dựa vào khoản lương hưu chỉ vỏn vẹn 120 USD/tháng của cha mình. Nhưng bất hạnh ập đến, hồi tháng 7, cha cô đã mất do mắc Covid-19.

Không tìm được việc làm, cô tìm đến hai người hàng xóm lớn tuổi để nhờ giúp đỡ. Hai nhà chia sẻ từng bữa ăn với những nguyên liệu đạm bạc như ngô và bắp cải, đều mua bằng tiền trợ cấp của chồng. Một hàng xóm khác cũng chia sẻ đồ ăn mỗi tuần sau khi con gái cô đến thăm và tiếp tế hàng hóa.

Cư dân Rietbron, ở Eastern Cape, xếp hàng để nhận các bưu kiện thực phẩm từ một tổ chức phi chính phủ vào tháng Năm. (Nguồn: NY Times)
Cư dân thành phố Rietbron, tỉnh Eastern Cape, Nam Phi xếp hàng để nhận các bưu kiện thực phẩm từ một tổ chức phi chính phủ vào tháng Năm. (Nguồn: NY Times)

Trong năm qua, Nam Phi đã hứng chịu 3 làn sóng dịch, cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn trụ cột trong gia đình, khiến các gia đình mất khả năng mua thực phẩm. Các trường học bị đóng cửa đồng nghĩa với việc khoảng 9 triệu học sinh không được cung cấp những bữa ăn trưa miễn phí.

Ngoài ra, các lệnh hạn chế nghiêm ngặt khiến các chợ bán hàng lề đường buộc phải đóng cửa, buộc người dân ở khu vực đói kém phải đi xa hơn mới có thể mua được thực phẩm tại các siêu thị đắt tiền.

Ước tính có khoảng 3 triệu người Nam Phi mất việc làm, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên 32,6% - mức cao kỷ lục kể từ khi chính phủ nước này bắt đầu thu thập dữ liệu hàng quý từ năm 2008. Ở các vùng nông thôn, tình trạng hạn hán kéo dài nhiều năm đã khiến hàng triệu gia súc bị chết và làm giảm thu nhập của nông dân.

Năm ngoái, chính phủ Nam Phi cũng đã cung cấp các gói cứu trợ, như 24 USD tiền trợ cấp hàng tháng và các khoản trợ cấp xã hội khác. Dù vậy, vào cuối năm vẫn có gần 40% số người dân Nam Phi bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà còn tiếp tục đẩy nhiều quốc gia vào tình trạng đói nghèo. Oxfam cho biết, cứ mỗi phút lại có tới 11 người chết vì đói khát và suy dinh dưỡng, trong bối cảnh tỉ lệ những người phải sống trong các điều kiện đói nghèo tăng vọt kể từ khi đại dịch bùng phát. Trong khi đó, ước tính chỉ có khoảng 7 người tử vong/phút vì dịch Covid-19.

Bà Abby Maxman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Oxfam Mỹ kêu gọi các quốc gia cần phải chấm dứt cuộc khủng hoảng đói nghèo này, bằng cách thúc đẩy chấm dứt các cuộc xung đột, cung cấp nguồn tài chính quan trọng để cứu sống nhiều mạng người ở hiện tại và giúp các cộng đồng xây dựng tương lai an toàn hơn.

Tăng trưởng xanh ở châu Phi: Đi sau về trước

Tăng trưởng xanh ở châu Phi: Đi sau về trước

Nhờ lợi thế đến sau cùng điều kiện thuận lợi, các quốc gia châu Phi đang có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ trong xây ...

Châu Phi và chặng đường gian nan để tự chủ nguồn vaccine Covid-19

Châu Phi và chặng đường gian nan để tự chủ nguồn vaccine Covid-19

Châu Phi đang thực hiện một bước đi táo bạo trong việc tự sản xuất vaccine Covid-19 và rất có thể là cả vaccine cho ...

(theo New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động