Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Hoàng Hà
Thế giới đang ngày càng đa cực với sự suy yếu của chủ nghĩa đa phương. Quyền lực chính trị trở lại thống trị quan hệ quốc tế. Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại diện cấp cao Borrell: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu
Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell. (Nguồn: Daily Sabah)

Ngày 15/4, trang web của Cơ quan đối ngoại EU (EEAS) đăng tải bài viết của lãnh đạo cơ quan này, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell, có tựa đề “Ba phương hướng hành động để bảo vệ châu Âu tốt hơn”.

Tin liên quan
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ? Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Trong bài viết, ông Borrell đánh giá, thế giới đang ngày càng đa cực với sự suy yếu của chủ nghĩa đa phương. Quyền lực chính trị quay trở lại thống trị quan hệ quốc tế. Tất cả các hình thức tương tác đều được vũ khí hóa, cho dù đó là thương mại, đầu tư, tài chính, thông tin hay di cư.

Theo ông, những điều trên đều ám chỉ một sự thay đổi mô hình về sự hội nhập của châu Âu và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.

Để làm được điều này, nhà ngoại giao đề xuất, EU cần hành động dứt khoát 3 nhiệm vụ gồm tăng cường an ninh kinh tế, đưa quốc phòng vào trọng tâm chính sách và nỗ lực ngăn chặn việc “chống phương Tây”.

Tăng cường an ninh kinh tế

Theo ông Borrell, sự phụ thuộc quá mức vào nhiều mặt hàng quan trọng tại một số quốc gia sẽ khiến châu Âu gặp nguy hiểm, lưu ý rằng, khu vực này đã “chìm trong ảo tưởng quá lâu về việc thương mại ôn hòa đủ đem lại hòa bình trên toàn cầu”.

Đó là lý do tại sao EU quyết định “giảm rủi ro” cho nền kinh bằng cách hạn chế sự phụ thuộc quá mức, thực hiện các hành động đặc biệt đối với nguyên liệu thô cũng như các thành tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số.

Khẳng định sử dụng chiến lược "giảm rủi ro" chứ không phải "tách rời", ông Borrell nhấn mạnh, liên minh luôn mở cửa cho thương mại và đầu tư, đồng thời mong muốn duy trì như vậy. Theo đó, EU muốn tăng cường liên kết thương mại và đầu tư với Mỹ Latinh hoặc châu Phi nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Đề cập Trung Quốc, bài viết lưu ý, EU cần giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh trên các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là những trọng tâm của quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, khối cần thực hiện vấn đề cấp bách là cân bằng lại quan hệ thương mại cũng như tự bảo vệ mình khỏi "cạnh tranh không lành mạnh".

Cho rằng EU và Trung Quốc có sự khác nhau về các giá trị và hệ thống chính trị, song ông Borrell khẳng đinh, liên minh này không muốn quay lại tình trạng đối đầu phe khối mà cần thiết hợp tác với Bắc Kinh để giải quyết những thách thức toàn cầu chính hiện nay, trong đó có biến đổi khí hậu.

Đặt quốc phòng vào trung tâm chính sách

Nhấn mạnh an ninh quan trọng hơn so với quốc phòng, song quan chức ngoại giao hàng đầu EU vẫn lưu ý, quốc phòng sẽ là cốt lõi của bất kỳ chiến lược an ninh nào.

Đề cập chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang tiến hành ở Ukraine, ông Borrell cho rằng, vào thời điểm mà sự can thiệp của Mỹ ở châu Âu ngày càng ít chắc chắn hơn, chiến dịch này đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với EU.

Theo đó, nếu Nga giành chiến thắng ở quốc gia láng giềng Trung Đông sẽ là một “tín hiệu nguy hiểm” gửi tới liên minh, khi mà khối này đã ủy thác an ninh cho Mỹ quá lâu và cho phép giải trừ quân bị trong im lặng qua 3 thập niên.

EU sẽ không còn có thể chỉ dựa trên nền tảng thị trường nội khối và kinh tế để đảm bảo hòa bình cho liên minh, mà cần một sự thay đổi mô hình về phòng thủ châu Âu.

Bài viết cho rằng, hiện nay, khối này phải đảm nhận trách nhiệm chiến lược của mình, có khả năng tự bảo vệ và xây dựng một trụ cột châu Âu vững chắc bên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

EU cần thực hiện bước nhảy vọt này trong một khoảng thời gian rất ngắn, không phải vì có ý định tham chiến, mà ngược lại, muốn ngăn chặn điều đó bằng việc sở hữu các phương tiện đáng tin cậy.

Điều này không có nghĩa là tạo ra lực lượng quân đội châu Âu mà là chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, với việc mỗi nước thành viên phải nỗ lực tăng lên hơn 2% GDP cho lĩnh vực này, đồng thời cùng nhau chi tiêu để lấp đầy những phần còn thiếu, tránh trùng lặp và tăng khả năng tương tác.

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu
EU phải đảm nhận trách nhiệm chiến lược của mình và có khả năng tự bảo vệ, xây dựng một trụ cột châu Âu vững chắc bên trong NATO, nhưng không có nghĩa là xây dựng quân đội riêng của khối. (Nguồn: Getty Images)

Ngoài ra, theo ông Borrell, EU rất cần một bước nhảy vọt cho ngành công nghiệp quốc phòng, lưu ý rằng, kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022, khối này đã mua 78% thiết bị mới từ bên ngoài nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc gửi đủ đạn dược cho Kiev dù đã đạt được những tiến bộ quan trọng.

Bên cạnh đó, liên minh 27 quốc gia thành viên còn phải đối mặt với những thách thức đáng kể về chất lượng trong các công nghệ quân sự mới như máy bay không người lái (UAV) hoặc trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhà ngoại giao EU cho rằng, một bài học lớn rút ra từ xung đột Ukraine là “ưu thế công nghệ là chìa khóa”.

Nỗ lực ngăn chặn việc “chống phương Tây”

Không chỉ ở Ukraine, EU cũng đang chứng kiến cuộc xung đột khác ở vùng lân cận, đó là Dải Gaza. Ngoài ra, Iran với cuộc tấn công trả đũa Israel hồi cuối tuần trước cũng khiến nguy cơ xung đột lan rộng ra toàn Trung Đông.

Ông Borrell cho rằng, trong xung đột ở Trung Đông, phản ứng của EU “đã gây nghi ngờ về khả năng trở thành một chủ thể địa chính trị hiệu quả của châu Âu”.

Nhà ngoại giao thừa nhận, cho đến nay, khối này cùng cộng đồng quốc tế vẫn chưa thể chấm dứt giao tranh và thảm họa nhân đạo ở Dải Gaza, giải phóng con tin Israel và bắt đầu thực hiện có hiệu quả giải pháp hai nhà nước, vốn là con đường duy nhất mang lại hòa bình bền vững cho khu vực.

Trong khi đó, ảnh hưởng hạn chế của EU đối với cuộc xung đột này sẽ tác động trực tiếp đến tương lai của khối, lý do không phải thiếu các phương tiện mà là sự chia rẽ ngay trong liên minh về tình hình Gaza. Điều này đã khiến khối “phải trả giá đắt trong thế giới Arab” cũng như tại nhiều nước ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi, đặc biệt là vùng Sahel.

Vì vậy, EU cần hành động dứt khoát trong những tháng tới để ngăn chặn việc củng cố liên minh của “phần còn lại chống phương Tây”, bao gồm cả hậu quả của cuộc xung đột ở Trung Đông.

Theo ông Borrell, để chống lại mối đe dọa này một cách hiệu quả, khối cần tuân thủ nguyên tắc của mình bằng cách sử dụng các công cụ khi những nguyên tắc đó bị vi phạm và "sự quyết đoán mà EU thể hiện ở Ukraine sẽ dẫn đường cho liên minh ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới”.

Iran trả đũa Israel: Cộng đồng quốc tế đọc 'câu thần chú' quen thuộc, hai 'đương sự' nới lỏng hạn chế

Iran trả đũa Israel: Cộng đồng quốc tế đọc 'câu thần chú' quen thuộc, hai 'đương sự' nới lỏng hạn chế

Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật dư luận quốc tế xoay quanh vụ tấn công trả đũa trực tiếp chưa từng có của ...

Iran và Israel 'đấu khẩu' tại HĐBA, Ngoại trưởng Nga liên hệ với Tehran nói gì?

Iran và Israel 'đấu khẩu' tại HĐBA, Ngoại trưởng Nga liên hệ với Tehran nói gì?

Ngày 14/4, các đại sứ của Iran và Israel tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tranh cãi nhau gay gắt tại ...

Iran trả đũa Israel: Tehran báo một tin khiến EU hài lòng, Mỹ xem xét 'đòn' đáp trả dù không muốn bị cuốn vào xung đột

Iran trả đũa Israel: Tehran báo một tin khiến EU hài lòng, Mỹ xem xét 'đòn' đáp trả dù không muốn bị cuốn vào xung đột

Iran tuyên bố, Israel đã vi phạm lằn ranh đỏ của nước này, khiến nước Cộng hòa Hồi giáo không có cách nào khác ngoài ...

Hungary bày cách tránh leo thang căng thẳng ở 'chảo lửa' Trung Đông; Phe đối lập tuyên bố Israel mất khả năng răn đe Iran

Hungary bày cách tránh leo thang căng thẳng ở 'chảo lửa' Trung Đông; Phe đối lập tuyên bố Israel mất khả năng răn đe Iran

Budapest cho biết, các nước lớn trên toàn cầu phải cư xử “có trách nhiệm” và hỗ trợ giảm bớt căng thẳng Iran-Israel.

Ảnh ấn tượng (8-14/4): Nga chưa bao giờ từ chối giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, quốc gia Baltic sát cánh Ukraine gia nhập EU và NATO

Ảnh ấn tượng (8-14/4): Nga chưa bao giờ từ chối giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, quốc gia Baltic sát cánh Ukraine gia nhập EU và NATO

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin giải thích lý do tấn công cơ sở điện của Kiev, ông Zelensky thăm Latvia, Thủ tướng Nhật Bản ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố sẵn sàng từ chức

Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố sẵn sàng từ chức

Tổng thống Ukraine tuyên bố, ông sẵn sàng từ bỏ chức vụ nếu điều đó mang lại hòa bình cho đất nước đang chìm trong xung đột này.
Thủ tướng Lào thăm, làm việc tại Cảng Tân Cảng-Cát Lái

Thủ tướng Lào thăm, làm việc tại Cảng Tân Cảng-Cát Lái

Ngày 23/2, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã đến thăm, làm việc tại Cảng Tân Cảng-Cát Lái thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân.
Thái Lan: Nổ bom ngay trước chuyến thăm tới tỉnh miền Nam của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Thái Lan: Nổ bom ngay trước chuyến thăm tới tỉnh miền Nam của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Ngày 23/2, một số vụ nổ bom đã xảy ra tại các tỉnh miền Nam Thái Lan, trong đó có vụ nổ xảy ra trước khi cựu Thủ tướng Thaksin ...
Giá vàng hôm nay 24/2/2025: Giá vàng có thể 'rớt' khỏi đỉnh, lộ diện mức quan trọng về mặt tâm lý, thị trường cần thêm thời gian

Giá vàng hôm nay 24/2/2025: Giá vàng có thể 'rớt' khỏi đỉnh, lộ diện mức quan trọng về mặt tâm lý, thị trường cần thêm thời gian

Giá vàng hôm nay 24/2/2025 ghi nhận các chuyên gia trong ngành ngày càng thận trọng về triển vọng ngắn hạn.
Giá tiêu hôm nay 24/2/2025: Thị trường tăng, nông dân có tiềm lực tài chính mạnh và đại lý tiếp tục thu mua tích trữ

Giá tiêu hôm nay 24/2/2025: Thị trường tăng, nông dân có tiềm lực tài chính mạnh và đại lý tiếp tục thu mua tích trữ

Giá tiêu hôm nay 24/2/2025 tại thị trường trong nước tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.000 đồng/kg.
Bầu cử Đức: Người dân bắt đầu đi bỏ phiếu, thăm dò cho thấy sự dịch chuyển sang cánh hữu

Bầu cử Đức: Người dân bắt đầu đi bỏ phiếu, thăm dò cho thấy sự dịch chuyển sang cánh hữu

Ngày 23/2, cử tri Đức đã đi bỏ phiếu bầu cử liên bang. Thăm dò cho thấy phe bảo thủ của ông Friedrich Merz đang chiếm ưu thế.
Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố sẵn sàng từ chức

Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố sẵn sàng từ chức

Tổng thống Ukraine tuyên bố, ông sẵn sàng từ bỏ chức vụ nếu điều đó mang lại hòa bình cho đất nước đang chìm trong xung đột này.
Thái Lan: Nổ bom ngay trước chuyến thăm tới tỉnh miền Nam của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Thái Lan: Nổ bom ngay trước chuyến thăm tới tỉnh miền Nam của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Ngày 23/2, một số vụ nổ bom đã xảy ra tại các tỉnh miền Nam Thái Lan, trong đó có vụ nổ xảy ra trước khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra tới.
Bầu cử Đức: Người dân bắt đầu đi bỏ phiếu, thăm dò cho thấy sự dịch chuyển sang cánh hữu

Bầu cử Đức: Người dân bắt đầu đi bỏ phiếu, thăm dò cho thấy sự dịch chuyển sang cánh hữu

Ngày 23/2, cử tri Đức đã đi bỏ phiếu bầu cử liên bang. Thăm dò cho thấy phe bảo thủ của ông Friedrich Merz đang chiếm ưu thế.
Campuchia và Thái Lan mở rộng truy quét các hang ổ lừa đảo trực tuyến

Campuchia và Thái Lan mở rộng truy quét các hang ổ lừa đảo trực tuyến

Campuchia và Thái Lan đang hợp tác mở rộng chiến dịch truy quét quyết liệt các trung tâm lừa đảo trực tuyến trong khu vực và giải cứu được nhiều người.
Nga khẳng định đối đầu 'gần như toàn bộ NATO' trong xung đột ở Ukraine

Nga khẳng định đối đầu 'gần như toàn bộ NATO' trong xung đột ở Ukraine

Theo Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, xung đột ở Ukraine cho thấy tính hiệu quả của quân đội Nga dù phải đối đầu với gần như toàn bộ NATO.
Singapore tăng cường hợp tác với Trung Quốc, lên kế hoạch ứng phó biến động

Singapore tăng cường hợp tác với Trung Quốc, lên kế hoạch ứng phó biến động

Singapore tăng cường hợp tác với Trung Quốc nhân kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao và nước này cũng lên kế hoạch ứng phó với biến động thế giới.
3 năm xung đột Nga-Ukraine: Cánh cửa hòa bình đã rộng mở

3 năm xung đột Nga-Ukraine: Cánh cửa hòa bình đã rộng mở

Ba năm trước, một sự kiện làm rung chuyển thế giới thời hậu 'chiến tranh lạnh' bất ngờ nổ ra khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự chưa từng có vào Ukraine
Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp lịch sử giữa hai ngoại trưởng Nga - Mỹ kéo dài hơn bốn giờ ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia đã đạt được một số kết quả bước đầu...
ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có phương thức hiệu nghiệm của riêng mình

ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có phương thức hiệu nghiệm của riêng mình

ASEAN đã chứng minh rằng bất chấp sự đa dạng và quan điểm khác nhau, sự đồng thuận vẫn là nguyên tắc cơ bản.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Mối giao tình giữa hai nhà lãnh đạo cùng nhiều lợi ích song trùng là động lực thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn tiến về phía trước.
Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách 'ấm áp'.
Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Chuyến 'du Xuân' của Thủ tướng Thái Lan được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả cụ thể, mà trước mắt là vấn đề sầu riêng và an toàn du lịch...
Hành động vì khí hậu: Đường dài chông gai

Hành động vì khí hậu: Đường dài chông gai

Thỏa thuận Paris năm 2015 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, sau gần một thập kỷ, thế giới vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Vì sao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bị tỷ phú Elon Musk cho 'lên thớt'?

Vì sao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bị tỷ phú Elon Musk cho 'lên thớt'?

Chương trình máy bay chiến đấu F-35 có khả năng bị cắt giảm khi Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu điều tra sổ sách.
Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Hội nghị An ninh Munich năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đầy biến động, phân mảnh và khó lường.
Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Nga từng tin tưởng rằng, Thỏa thuận Minsk-2, ký kết cách đây 10 năm trước tại Belarus, là cơ hội lịch sử để chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine.
Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới mới.
Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Paris về Việt Nam vẫn nguyên giá trị.
Phiên bản di động