Đại diện Thanh niên Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Giải trừ quân bị ở Geneva

Văn An
Nhân ngày quốc tế Thanh niên 12/8, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva (Thụy Sỹ), Hội nghị Giải trừ quân bị đã tiến hành Phiên họp toàn thể đặc biệt với chủ đề “Thanh niên và Giải trừ quân bị” bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại diện thanh niên Việt Nam phát biểu trực tuyến tại Hội nghị.
Đại diện thanh niên Việt Nam phát biểu trực tuyến tại Hội nghị.

Đoàn Việt Nam gồm đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva và 1 đại diện thanh niên Việt Nam tham dự Phiên họp thông qua hình thức trực tuyến.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đại diện thanh niên tham dự và phát biểu tại diễn đàn này.

Phiên họp là sáng kiến của Chủ tịch luân phiên Canada nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về tầm quan trọng, ý nghĩa của các hoạt động giải trừ quân bị.

Tham dự và phát biểu tại Phiên họp có Phó Tổng thư ký kiêm Đại diện cấp cao của LHQ về giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu; Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về thanh niên Jayathma Wickramanayake và 4 đại diện chương trình “Quán quân thanh niên về giải trừ quân bị” (Youth Champions for disarmament - Youth4disarmament) đến từ Canada, Uganda, Lebanon và Việt Nam, cùng một số đại diện thanh niên khác của Hàn Quốc, Czech, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Australia.

Tại Phiên họp, đại diện thanh niên các nước đã chia sẻ quan điểm, suy nghĩ về sự tham gia, giáo dục, định hướng... của giới trẻ hiện nay trong vấn đề giải trừ quân bị.

Chị Phùng Trang Linh, sinh viên Đại học Ngoại thương, 01 trong 10 quán quân của chương trình Youth4disarmament.
Chị Phùng Trang Linh, sinh viên Đại học Ngoại thương, 01 trong 10 quán quân của chương trình Youth4disarmament.

Chị Phùng Trang Linh, sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, 1 trong 10 quán quân của chương trình Youth4disarmament, có bài phát biểu với chủ đề “Sự tham gia của thanh niên trong giải trừ quân bị”.

Đại diện Việt Nam khẳng định thanh niên có nhiều đóng góp đối với các vấn đề giải trừ quân bị và chia sẻ một số suy nghĩ về những khó khăn, thách thức cản trở sự tham gia toàn diện của thanh niên trong vấn đề giải trừ quân bị, từ đó kiến nghị một số giải pháp khắc phục.

Cụ thể: Thứ nhất, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thanh niên cần có nhiều nền tảng tương tác đa dạng và sâu rộng hơn để tham gia giải trừ quân bị, cần phải xem xét đa dạng hóa, mở rộng hơn nữa sự tham gia tương tác của thanh niên đến từ các quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, từ đó nâng cao nhận thức về giá trị thực sự của giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí.

Thứ hai, thanh niên phải là lực lượng tiên phong kêu gọi thay đổi tư duy đối với các định kiến về giới vẫn đang kìm hãm sự tham gia của phụ nữ trong việc kiểm soát, không phổ biến vũ khí và giải trừ quân bị.

Thứ ba, trong bối cảnh Hội nghị Giải trừ quân bị đang gặp “bế tắc” đàm phán trong một thời gian rất dài, thanh niên các nước trên thế giới - lực lượng tham gia Hội nghị trong tương lai - cần nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác, cùng làm việc trong các tổ chức, cơ chế về giải trừ quân bị, qua đó, tạo tiền đề cho sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, hướng tới phá vỡ bế tắc, cùng nỗ lực cho mục tiêu chung là giải trừ và không phổ biến vũ khí.

Kết thúc bài phát biểu, đại biểu Việt Nam nhấn mạnh thanh niên thế giới nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng - đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh đều ý thức rất rõ giá trị của hòa bình và mong muốn được đóng góp phần nhỏ để bảo vệ tương lai.

Đại biểu Việt Nam bày tỏ hy vọng sự tham gia hiệu quả của tầng lớp thanh niên trong thời gian tới sẽ giúp xây dựng một cơ chế giải trừ quân bị hiệu quả, góp phần vào hòa bình, an ninh quốc tế và phát triển bền vững.

Đại diện thanh niên Việt Nam phát biểu trực tuyến tại Hội nghị,
Đại diện thanh niên Việt Nam phát biểu trực tuyến tại Hội nghị,

Hội nghị Giải trừ quân bị là diễn đàn đàm phán đa phương toàn cầu duy nhất về giải trừ quân bị với 65 quốc gia thành viên, đại diện hầu hết các khu vực, các nhóm nước với nhiều trình độ phát triển khác nhau. Việt Nam lần đầu tiên tham gia các cuộc họp của hội nghị năm 1993 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1996.

Chương trình Youth4disarmament là sáng kiến của Văn phòng Giải trừ quân bị Liên hợp quốc (UNODA) vào năm 2019, nhằm kết nối các thanh niên đến từ nhiều khu vực địa lý khác nhau với các chuyên gia để học hỏi, trao đổi về công việc của Liên hợp quốc và những thách thức đối với an ninh quốc tế hiện nay.

Chương trình đã chọn ra 10 thanh niên xuất sắc từ 6515 ứng cử viên đăng ký, gồm đại diện Anh, Lebanon, Đức, Nigeria, Ai Cập, Uganda, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Nam Phi và Việt Nam.

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva phát động quyên góp ủng hộ Quỹ phòng chống Covid-19

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva phát động quyên góp ủng hộ Quỹ phòng chống Covid-19

Toàn bộ cán bộ, nhân viên và các cơ quan bên cạnh Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã ủng hộ Quỹ phòng, chống Covid-19 ...

Thanh niên Việt Nam tại Nga ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống dịch Covid-19

Thanh niên Việt Nam tại Nga ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống dịch Covid-19

Ngày 29/6, tại trụ sở Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cán sự Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại Nga đã trao ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Nga tăng trưởng mạnh mẽ, châu Âu khởi động điều tra ứng dụng Lite của TikTok (Trung Quốc)… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang là thứ quan trọng nhất với bạn nhé!
Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động