Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79: Thông điệp của những nhà lãnh đạo thế giới tại phiên thảo luận chung cấp cao

155 người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của các quốc gia thành viên, cùng đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực đã đến dự phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Mỹ, đã diễn ra lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khoá 79 với chủ đề "Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai". Trong ảnh: Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khoá 79 Philemon Yang chủ trì phiên khai mạc khóa họp, ông nhấn mạnh, hợp tác quốc tế là công cụ để giải quyết các vấn đề toàn cầu và kiến tạo một tương lai tốt hơn cho tất cả người dân trên thế giới. (Nguồn: Reuters)

Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Thành phố New York điều động các lực lượng, thắt chặt an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho sự kiện quan trọng và nổi bật nhất thế giới này. (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Phiên họp có sự tham dự của 155 người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của các quốc gia thành viên LHQ, cùng đại diện lãnh đạo các tổ chức quốc tế và khu vực. Một số chủ đề quan trọng được nêu bật tại sự kiện, bao gồm cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza, biến đổi khí hậu và cải tổ Hội đồng Bảo an... (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79

Phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký LHQ António Guterres cảnh báo về cạnh tranh địa chính trị, các cuộc xung đột chưa có hồi kết, biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí mới nổi như "kho thuốc súng" đang chực chờ phát nổ, đẩy thế giới vào thảm hoạ. Ông Guterres khẳng định, cộng đồng quốc tế có thể vượt qua những thách thức đó nếu giải quyết được triệt để các nguyên nhân gốc rễ gây chia rẽ toàn cầu là tình trạng bất bình đẳng, vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. (Nguồn: Reuters)

Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm đã có bài phát biểu với thông điệp mạnh mẽ và toàn diện về "Củng cố chủ nghĩa đa phương, cùng hành động để kiến tạo tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững cho mọi người dân" tại phiên thảo luận chung đầu tiên. (Nguồn: TTXVN)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Trước đó, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã diễn ra trong hai ngày 22-23/9. Tại hội nghị, các đại biểu đều nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy cải tổ mạnh mẽ, toàn diện các thể chế đa phương, tăng cường vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển trong các thể chế tài chính toàn cầu, góp phần huy động đủ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79. (Nguồn: TTXVN)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Tổng thống Mỹ Joe Biden có bài phát biểu tại lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khoá 79, trong đó đề cập quan hệ Mỹ-Việt Nam cùng loạt vấn đề quốc tế hiện nay. Trong bài phát biểu, ông Biden tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa Israel với phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas (Dải Gaza), cũng như với nhóm vũ trang Hezbollah (Lebanon). Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: "Chiến tranh toàn diện không có lợi cho bất kỳ ai, ngay cả khi tình hình leo thang, giải pháp ngoại giao vẫn có thể thực hiện được". (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Tổng thống Colombia Gustavo Petro đề cập xung đột tại Dải Gaza, biến đổi khí hậu. (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Theo Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu, các quốc gia nhỏ như Maldives "tin tưởng vào sự hỗ trợ" của các thành viên LHQ để đạt được các mục tiêu phát triển và khí hậu. Ông cũng kêu gọi các nước lớn và các nước phát thải carbon nhiều nhất đáp ứng các cam kết tài chính giúp những quốc gia đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời gia hạn nguồn tài trợ đó khi Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ năm 2024 (COP29), diễn ra vào tháng 11. (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Trong bài phát biểu, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố nước này sẵn sàng chấm dứt thế bế tắc với phương Tây về vấn đề hạt nhân, đồng thời kêu gọi kết thúc cuộc xung đột Nga-Ukraine thông qua đối thoại. Tổng thống Pezeshkian cũng đề nghị cộng đồng quốc tế cần ngay lập tức thúc đẩy để đảm bảo đạt được lệnh ngừng bắn vĩnh viễn ở Dải Gaza và chấm dứt các hành động làm gia tăng căng thẳng của Israel ở Lebanon trước khi xung đột lan ra khắp khu vực và thế giới. (Nguồn: AP)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Theo Tổng thống Guatemala Bernardo Arevalo, nguyên nhân gốc rễ của vấn đề di cư và biến đổi khí hậu cần phải được giải quyết. (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva kêu gọi đấu tranh chống lại bất bình đẳng toàn cầu và cải cách LHQ. Ông cho rằng, LHQ "sắp bước sang tuổi 80" nhưng "Hiến chương LHQ chưa bao giờ trải qua quá trình cải cách toàn diện". Tổng thống Brazil nhấn mạnh: "Không có sự cân bằng giới tính ở những vị trí cao nhất, vị trí tổng thư ký chưa bao giờ do một phụ nữ nắm giữ". Bên cạnh đó, ông Lula cũng kêu gọi các nước thực hiện các cam kết toàn cầu về khí hậu, đồng thời tuyên bố sẽ "không dung thứ" cho tội ác về môi trường và tình trạng phá rừng vẫn tiếp diễn ở Brazil. (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd nhấn mạnh, việc bảo vệ thường dân trong xung đột "phải được cả Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng coi trọng hơn". (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an. Ông cho rằng, đây phải là "một cơ quan đại diện hơn và toàn diện hơn". (Nguồn: Reuters)
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79: Thông điệp của những nhà lãnh đạo thế giới tại phiên thảo luận chung cấp cao
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chào đón đại diện của Palestine tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Ông nói: "Tôi hy vọng bước đi lịch sử này sẽ là bước ngoặt cuối cùng trên con đường đưa Palestine trở thành thành viên Liên hợp quốc". Ông cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ hành động để chấm dứt xung đột tại Dải Gaza. (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas dẫn đầu phái đoàn Palestine, lần đầu tiên tham gia với tư cách quốc gia quan sát viên. Trước đó, đại diện Palestine, Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mohammad Mustafa đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tương lai. (Nguồn: Reuters)
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 79.
Bên trong phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79
Thủ tướng Justin Trudeau dẫn đầu phái đoàn Canada tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao tại Đại hội đồng LHQ khóa 79.
Liên minh Kinh tế Á-Âu nỗ lực trở thành quan sát viên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc

Liên minh Kinh tế Á-Âu nỗ lực trở thành quan sát viên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc

Liên minh Kinh tế Á-Âu đặc biệt quan tâm đến chương trình nghị sự của Liên hợp quốc trong lĩnh vực phát triển bền vững.

Tổng thống Iran sẽ nói gì tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc?

Tổng thống Iran sẽ nói gì tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc?

Phát biểu trước khi lên đường đi Mỹ dự phiên họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), Tổng thống Iran ...

Mỗi quốc gia đều đóng một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại

Mỗi quốc gia đều đóng một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại

Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam về tương lai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh hoà bình, ổn định là nền tảng ...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, ...

Ba Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào-Campuchia gặp gỡ nhân dịp khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc

Ba Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào-Campuchia gặp gỡ nhân dịp khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ đặc biệt với Lào và Campuchia và ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Việc nâng cấp cặp cửa khẩu Lóng Sập-Pa Hang sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho giao lưu, hợp tác phát triển giữa Sơn La và ...
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất ...
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên

G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên

Tại G20, các nhà lãnh đạo đã đồng thuận ý tưởng hợp tác để đảm bảo đánh thuế hiệu quả giới siêu giàu.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động