Nhỏ Bình thường Lớn

Đại hội XIII của Đảng: Kinh tế Việt Nam 2016-2020 với vị thế và cơ đồ hoàn toàn mới

TGVN. Giai đoạn 2016-2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội, được dư luận trong và ngoài nước ghi nhận. Chưa bao giờ Việt Nam có cơ đồ và vị thế như ngày hôm nay.
Đại hội XIII của Đảng: Kinh tế Việt Nam 2016-2020 với vị thế và cơ đồ hoàn toàn mới
Kinh tế Việt Nam 2016-2020 - Vị thế và cơ đồ hoàn toàn mới.

Trong "bầu trời u ám" kinh tế thế giới năm 2020, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào. Chắc chắn những thành công đó không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả tổng hợp và thước đo hiệu quả khả năng tự chủ, tự cường, phản ứng chính sách và phản ứng thị trường đồng bộ cùng một quá trình phấn đấu lâu dài của Đảng, Chính phủ và Nhà nước, cũng như toàn thể cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam.

Câu chuyện huyền thoại

Theo Dự thảo Báo cáo Chính trị tháng 10/2020 trình Đại hội XIII của Đảng: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 5,9%/năm trong giai đoạn 2011-2015, đạt 6,8%/năm trong giai đoạn 2016-2019, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 5,9%/năm.

Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011-2020, tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới . Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020.

Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín dụng; từng bước dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020.

Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020, tính chung 10 năm 2011-2020 đạt 39,0%, vượt mục tiêu Chiến lược đề ra (35%). Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 5,8%/năm. Hiệu quả đầu tư được nâng lên; hệ số ICOR giảm từ gần 6,3 giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,1 giai đoạn 2016-2019.

Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống ổn định ở mức khoảng 4%/năm giai đoạn 2016-2020.

Lạm phát cơ bản giảm từ 13,6% năm 2011 xuống khoảng 2,5% năm 2020. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung cho lĩnh vực sản xuất, nhất là các ngành ưu tiên.

Tin liên quan
Báo Nhật bàn về câu chuyện bứt phá ngoạn mục của Việt Nam và ‘câu thần chú’ vượt qua đại dịch Báo Nhật bàn về câu chuyện bứt phá ngoạn mục của Việt Nam và ‘câu thần chú’ vượt qua đại dịch

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng 3,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 517 tỷ USD năm 2019. Xuất khẩu tăng bình quân khoảng 14%/năm, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Thị trường xuất khẩu được mở rộng; nhiều doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu; góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xuất siêu liên tục từ 2016-2020.

Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư; dự trữ ngoại hối tăng từ 12,4 tỉ USD năm 2010 lên 28 tỷ USD năm 2015 và đạt trên 90 tỷ USD vào năm 2020.

Tỉ lệ nợ công so với GDP tăng từ 51,7% cuối năm 2010 lên 63,7% năm 2016, do huy động thêm nguồn lực để thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng. Từ năm 2017, nhờ giảm bội chi ngân sách nhà nước, siết chặt quản lý vay và bảo lãnh chính phủ, nợ công bắt đầu giảm; tỉ lệ nợ công đến năm 2019 giảm còn 55% GDP, năm 2020 nợ công tăng lên 56,8%, nhưng vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.

Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực... tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ tiết kiệm so với GDP giai đoạn 2011-2020 bình quân đạt khoảng 29% .

Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện. Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2020 đạt gần 15 triệu tỷ đồng (tương đương 682 tỷ USD), tăng bình quân 10,6%/năm, trong đó vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ là 3,1 triệu tỷ đồng (144 tỉ USD), chiếm 20,8% tổng đầu tư xã hội.

Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng đầu tư xã hội, tăng từ 36,1% năm 2010 lên 45,7% năm 2020. Một số tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân đã tham gia đầu tư, hoàn thành nhiều công trình, dự án lớn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều dự án hạ tầng theo phương thức đối tác công - tư (PPP) được triển khai thực hiện, nhất là trong lĩnh vực giao thông .

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh; đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Tổng số vốn đăng ký giai đoạn 2011-2020 đạt trên 278 tỉ USD; vốn thực hiện đạt 152,3 tỉ USD, tăng gần 6,9%/năm, chiếm 22,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250 USD trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm 2019, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia của Liên hợp quốc (so với 11 nước năm 1954); có quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư với trên 224 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đến năm 2020, Việt Nam đã ký 15 hiệp định FTA, đang đàm phán 2 FTA, có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn diện; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; có 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường…

Theo UNDP, Việt Nam đã tạo ra một "câu chuyện huyền thoại” trong công cuộc giảm nghèo với chỉ số HDI năm 2019 là 0,63, xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước tức nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới.

Tin liên quan
Các tổ chức quốc tế dự báo thế nào về kinh tế Việt Nam năm 2021? Các tổ chức quốc tế dự báo thế nào về kinh tế Việt Nam năm 2021?

Trong danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Forbes Asia 2019 công bố danh sách, có 7 doanh nghiệp của Việt Nam. Cũng trong danh sách tỷ phú USD thế giới được Forbes vinh danh, đã có 5 tỷ phú USD đến từ Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã hướng tới đột phá trong sản xuất công nghiệp và công nghệ với những dự án đầy tham vọng với hy vọng vươn ra thị trường quốc tế.

Việt Nam được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018; năng lực cạnh tranh của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018.

Quyết tâm và mục tiêu mới cho giai đoạn tới

Trong giai đoạn tới, về tổng thể, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến bất thường, kinh tế nước ta có độ mở lớn và chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường.

Theo cảnh báo của ADB, Việt Nam cũng cần cảnh giác trước những nguy cơ toàn cầu do đại dịch Covid-19 kéo dài; sự gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính; đồng thời, cần nỗ lực nhiều hơn trong cải thiện thu nhập hộ gia đình và doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp và năng lực tự chủ kinh tế...

Đại hội XIII của Đảng: Kinh tế Việt Nam 2016-2020 với vị thế và cơ đồ hoàn toàn mới
Theo Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021: Việt Nam phấn đấu GDP tăng khoảng 6%.

ADB cho rằng, Việt Nam cần có những bước đi nhất quán cũng như sự điều phối rõ ràng để ứng phó với đại dịch, các chính sách cần ưu tiên bảo vệ mạng sống và điều kiện sống cho người dân, đặc biệt là những nhóm dễ chịu tác động và đảm bảo người lao động trở lại làm việc và các doanh nghiệp nối lại hoạt động trong môi trường an toàn. Đây đều là những điều kiện thiết yếu để bảo đảm kinh tế khu vực sẽ dần hồi phục một cách toàn diện và bền vững.

Về triển vọng, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô và đang trong xu hướng phục hồi theo hình chữ V; đặc biệt, được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có triển vọng tốt, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như 3 thập niên qua thì đến năm 2045, kỷ niệm mốc lịch sử 100 năm Việt Nam độc lập (1945-2045), quy mô GDP của Việt Nam ước sẽ đạt khoảng 2.500 tỷ USD, còn thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 18.000 USD.

Theo Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021: Việt Nam phấn đấu GDP tăng khoảng 6%. GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%.

Giai đoạn 2021-2025, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều sâu, hoàn thiện mô hình tăng trưởng đồng bộ trên cả phương diện kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và kinh tế - sinh thái, thúc đẩy phát triển trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế.

Định hướng tầm nhìn và khát vọng phát triển cho cho Việt Nam dựa trên nguyên tắc lấy thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, phản ánh quy luật phát triển ở Việt Nam và khai thác có hiệu quả những thành tựu phát triển của thế giới, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiến bộ của nhân loại về phát triển toàn diện con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm, do con người và giải phóng con người,... phù hợp với triết lý phát triển của dân tộc Việt Nam và với bản chất nhân văn cao đẹp của chủ nghĩa xã hội.

Thực tiễn đã chứng minh, mức độ thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam tỷ lệ thuận với tinh thần cách mạng và quyết tâm chính trị trong triển khai đổi mới có hiệu quả tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân.

TIN LIÊN QUAN
Báo Lào: Đại hội XIII là dấu mốc phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
Mãi mãi niềm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam
Toàn văn Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng
Dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm đến Đại hội XIII của Đảng
Toàn văn Diễn văn khai mạc của Thủ tướng tại Đại hội XIII của Đảng

Tin cũ hơn

Giá heo hơi hôm nay 7/11: Tăng nhẹ tại khu vực miền Bắc và miền Trung; Giá thịt heo ở Mỹ giảm Giá heo hơi hôm nay 7/11: Tăng nhẹ tại khu vực miền Bắc và miền Trung; Giá thịt heo ở Mỹ giảm
Giá tiêu hôm nay 7/11/2024: Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới Giá tiêu hôm nay 7/11/2024: Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới
Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87 Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87
Giá cà phê hôm nay 6/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh trong ngày bầu cử Mỹ, robusta 'lấy lại' gần 100 USD, cà phê Việt đang trở về đúng vị trí Giá cà phê hôm nay 6/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh trong ngày bầu cử Mỹ, robusta 'lấy lại' gần 100 USD, cà phê Việt đang trở về đúng vị trí
Đẩy mạnh giao thương, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành Thực phẩm và Đồ uống Đẩy mạnh giao thương, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành Thực phẩm và Đồ uống
Giá xăng dầu hôm nay 6/11: 'Nín thở' chờ tin bầu cử Tổng thống Mỹ Giá xăng dầu hôm nay 6/11: 'Nín thở' chờ tin bầu cử Tổng thống Mỹ
Giá heo hơi hôm nay 6/11: Miền Bắc ổn định, miền Trung và Nam biến động trái chiều; giá thịt heo ở Mỹ giảm Giá heo hơi hôm nay 6/11: Miền Bắc ổn định, miền Trung và Nam biến động trái chiều; giá thịt heo ở Mỹ giảm
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc
Giá cà phê hôm nay 5/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm 20%, dao động mạnh trong vụ thu hoạch, doanh nghiệp và nông dân nên làm gì? Giá cà phê hôm nay 5/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm 20%, dao động mạnh trong vụ thu hoạch, doanh nghiệp và nông dân nên làm gì?
Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ