Đại sứ Mỹ và bộ ria mép gây phẫn nộ xứ kim chi

TGVN. Vẻ ngoài của Đại sứ Mỹ Harry B. Harris Jr., người mang hai dòng máu Mỹ và Nhật Bản, khiến không ít người dân Hàn Quốc liên tưởng đến hình ảnh thời thuộc địa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dai su my va bo ria mep gay phan no xu kim chi Đại sứ quán Hoa Kỳ trao tặng "Món quà cuộc sống" dịp Tết Nguyên Đán
dai su my va bo ria mep gay phan no xu kim chi Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius: Kinh tế số ở Việt Nam mở ra cơ hội mới
dai su my va bo ria mep gay phan no xu kim chi
Đại sứ Harry B. Harris Jr. khẳng định diện mạo của ông là sự lựa chọn cá nhân, không liên quan đến các vấn đề lịch sử trong quan hệ Nhật - Hàn. (Nguồn: Getty Image)

Quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn vốn đang nhiều sóng gió, nay lại nảy sinh một thách thức ngoại giao đầy hy hữu: Bộ ria mép của Đại sứ Mỹ.

Vẻ ngoài của ông Harry B. Harris Jr. đã trở thành đề tài chế giễu và phẫn nộ của nhiều người dân Hàn Quốc. Tâm lý thù ghét Nhật Bản vẫn ăn sâu vào tâm trí dân tộc. Trong giai đoạn thuộc địa từ năm 1910-1945, nhiều quan chức cai trị do Nhật Bản cử sang bán đảo Triều Tiên cũng để cùng kiểu râu này.

"Bộ râu mép của tôi, vì một số lý do, đã trở thành vấn đề đáng chú ý tại nước này”, ông Harris, một quan chức hải quân Mỹ về hưu, ngày 16/1 phải lên tiếng biện minh cho vẻ ngoài của mình. “Tôi bị chỉ trích bởi truyền thông nơi đây, đặc biệt là trên mạng xã hội, vì xuất xứ sắc tộc của mình, vì tôi là một người Mỹ gốc Nhật”, nhà ngoại giao 63 tuổi chia sẻ với báo giới tại Seoul.

Ông Harris được chỉ định là Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc vào tháng 7/2018. Nhà ngoại giao nhấn mạnh quyết định để râu mép không liên quan gì đến nguồn gốc Nhật Bản của mình. Ông cạo râu trong phần lớn thời gian biên chế hải quân và chỉ bắt đầu chọn cho mình diện mạo mới để đánh dấu quyết định về hưu.

Quyết định bổ nhiệm ông Harris đến Seoul được công bố giữa lúc quan hệ Nhật - Hàn đang khủng hoảng vì các tranh cãi liên quan đến giai đoạn Đế quốc Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Nhiều người dân Hàn Quốc xem việc Đại sứ Mỹ có gốc gác Nhật Bản là "cú tát" vào thể diện quốc gia.

Một trong những câu hỏi đầu tiên cho ông Harris khi lần đầu đặt chân đến Hàn Quốc cũng là về bộ râu mép của ông. Một số người Hàn Quốc nghĩ đây là sự "sỉ nhục" được tính toán từ trước.

“Mẹ ông Harris là người Nhật. Chỉ cần bấy nhiêu là đủ cho chúng ta ghét ông ấy. Ông ấy sẽ chọn về phe ai nếu phải đứng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản”, một blogger trên mạng xã hội Hàn Quốc chia sẻ vào tháng 12/2019.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang kiên quyết đòi Hàn Quốc tăng gấp 5 lần đóng góp thường niên cho chi phí đồn trú của khoảng 28.500 quân Mỹ. Kể từ khi nhậm chức, Đại sứ Harris không ngừng thúc đẩy những yêu sách từ Washington trong vấn đề này.

Ông cũng truyền tải những thông điệp gây áp lực từ Washington, yêu cầu Seoul rút lại quyết định xé bỏ thỏa thuận chia sẻ tình báo quân sự với Tokyo. Giới chức Mỹ nhìn nhận thỏa thuận này mang ý nghĩa chiến lược để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên.

Trong cùng ngày 16/1, Đại sứ Harris tiếp tục có phát biểu can thiệp vào vấn đề liên Triều. Ông cho rằng Seoul cần có sự tham vấn của Washington nếu có những trao đổi mới với Bình Nhưỡng.

dai su my va bo ria mep gay phan no xu kim chi
Bộ ria mép mang đến khá nhiều phiền toái cho Đại sứ Harris. (Nguồn: AFP)

Một trong các vấn đề được quan tâm là khả năng Hàn Quốc cho du khách sang Triều Tiên, đã được Tổng thống Moon Jae In đề cập vào tuần này. Theo Đại sứ Harris, việc tham vấn nhằm đảm bảo các lệnh trừng phạt Triều Tiên được đảm bảo.

Những bình luận như thế đã tạo ra hình ảnh một đại sứ Mỹ có phần kiêu ngạo và lấn quyền đối với người dân Hàn Quốc.

Lee Sang Min, người phát ngôn chính phủ Hàn Quốc, ngày 17/1 nhấn mạnh chính sách với Triều Tiên là “một vấn đề chủ quyền” của Hàn Quốc. Nhiều quan chức cấp cao tại Seoul cũng chỉ trích ông Harris “can thiệp vào vấn đề nội bộ” và “hành xử như một quan tổng đốc”.

Tuy nhiên, ẩn sau sự hoài nghi của người Hàn Quốc về vị đại sứ Mỹ chủ yếu vẫn là vấn đề sắc tộc. Ông Harris không mất quá nhiều thời gian để nhận ra chỉ cần một kiểu râu đặc trưng và lý lịch gia đình cũng đủ kích động tâm lý thù ghét Nhật Bản trong lòng người dân Hàn Quốc.

Những màn công kích nhắm vào Đại sứ Mỹ đã chuyển sang khía cạnh đời tư nhiều hơn. Tháng 10/2019, cảnh sát Hàn Quốc phải bắt giữ hơn 10 nhà hoạt động là sinh viên đột nhập vào nhà riêng của Đại sứ Harris, phản đối việc Mỹ đòi Hàn Quốc san sẻ thêm chi phí đồn trú quân đội. Nhóm sinh viên yêu cầu ông Harris phải rời khỏi Hàn Quốc. Các hãng truyền thông địa phương săm soi từng nhận định và đăng tải trên Twitter của nhà ngoại giao.

“Bộ râu mép đang gắn liền với hình ảnh nước Mỹ thời gian qua thiếu tôn trọng và thậm chí tìm cách chèn ép Hàn Quốc. Ông Harris thường bị dè bỉu giống quan tổng đốc hơn là một đại sứ”, Korea Times cho biết.

Trong một cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Seoul tháng trước, nhiều nhà hoạt động trẻ tuổi bày tỏ sự phẫn nộ bằng cách “nhổ râu đại sứ” được gắn trên tấm áp phích lớn in hình ông Harris.

Cho rằng thái độ thù ghét này là bất công cho mình, đại sứ Mỹ nhấn mạnh việc để râu mép vào đầu thế kỷ XX không chỉ phổ biến ở Nhật Bản mà còn tại phương Tây và nhiều nhà lãnh đạo kháng chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Trả lời phỏng vấn Korea Times cuối năm 2019, Đại sứ Harris chia sẻ vấn đề lý lịch của ông chỉ gây chú ý trong sự nghiệp đúng hai lần, tại Hàn Quốc hiện nay và trước đó là Trung Quốc.

Khi ông còn giữ vị trí chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, ông thường mạnh mẽ chỉ trích các động thái hung hăng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc đáp lại bằng cách công kích gốc gác Nhật Bản của vị tư lệnh Mỹ.

“Tôi hiểu rõ sự thù hằn mang tính lịch sử giữa hai nước. Nhưng tôi không phải là Đại sứ Mỹ gốc Nhật tại Hàn Quốc. Tôi là Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc. Thật sai lầm khi lấy vấn đề lịch sử gán ghép cho tôi chỉ vì sự trùng hợp hi hữu về cách tôi được sinh ra”, Đại sứ Harris nói ông cũng không có ý định thay đổi kiểu râu của mình.

dai su my va bo ria mep gay phan no xu kim chi

Đại sứ Mỹ tại EU thừa nhận có sự 'đổi chác', Tổng thống Trump gặp bất lợi

TGVN. Đêm qua (20/11, theo giờ Hà Nội), diễn biến mới trong phiên điều trần luận tội Tổng thống Trump tại Hạ viện đã đi ...

dai su my va bo ria mep gay phan no xu kim chi

Đại sứ Mỹ tại EU: Tổng thống Trump nói không muốn đổi chác, muốn ông Zelensky làm điều đúng đắn

TGVN. Các nhà điều tra thuộc Hạ viện Mỹ đã công bố thêm những bản ghi chép trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống ...

dai su my va bo ria mep gay phan no xu kim chi

Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine cảm thấy bị đe dọa bởi ngôn từ của Tổng thống Trump

TGVN. Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch đã nói với các điều tra viên rằng, bà cảm thấy bị đe dọa bởi những ...

(theo Zing.vn)

Đọc thêm

Thua Bournemouth, các cầu thủ MU nổi giận trong phòng thay đồ

Thua Bournemouth, các cầu thủ MU nổi giận trong phòng thay đồ

Theo lời trung vệ Lisandro Martinez, các cầu thủ MU rất tức giận với bàn thua đầu tiên trong trận đấu với Bournemouth.
Tổng thống Ukraine nêu điều kiện khó chấp nhận, Thủ tướng một nước châu Âu 'tức tốc' tới Nga, ngỏ lời mua khí đốt

Tổng thống Ukraine nêu điều kiện khó chấp nhận, Thủ tướng một nước châu Âu 'tức tốc' tới Nga, ngỏ lời mua khí đốt

Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine hoàn toàn chấm dứt và quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?
Quy định sử dụng và quản lý giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định sử dụng và quản lý giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là nội dung của quy định về sử dụng và quản lý giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT ban hành ngày 15/11/2024.
Top 10 bàn thắng đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

Top 10 bàn thắng đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

Xuân Son lọt đề cử bàn thắng đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024 với pha lập công nâng tỷ số lên 4-0 ở trận đấu đội tuyển Việt Nam ...
Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm nhớ lại những kỷ niệm một thời hoạt động sôi nổi khi tờ báo mới đổi ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12 ghi nhận đồng USD đã phục hồi đạt trên mốc 108, trong khi đồng EUR giảm.
Khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam' tại Thái Lan

Khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam' tại Thái Lan

Ngày 23/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan & Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam Hạnh Phúc - Happy Vietnam'.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Nhóm và nỗ lực hoàn thành tốt trọng trách của mình.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động