Đại sứ Na Uy: Việt Nam có cách chống dịch 'chạm đến trái tim'

Hà Phương
Trả lời phỏng vấn TG&VN, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen đã chia sẻ những kinh nghiệm chống dịch Covid-19 của Na Uy. Đồng thời, Đại sứ đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và đoàn kết của Việt Nam trước khó khăn từ dịch bệnh, cho rằng "bí kíp" của Việt Nam là sự sẻ chia và tình người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Na Uy: Việt Nam có cách chống dịch 'chạm đến trái tim'
Đại sứ Na Uy đánh giá cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của Việt Nam trong chống dịch Covid-19. (Ảnh: KT)

Thưa Đại sứ, truyền thông quốc tế gần đây đưa tin tình hình Covid-19 ở Na Uy đã được cải thiện và Na Uy đang cân nhắc mở cửa trở lại biên giới. Đại sứ có thể chia sẻ về những kinh nghiệm chống dịch của Na Uy có thể áp dụng cho công tác chống dịch ở Việt Nam?

Đúng là một năm rưỡi qua là một khoảng thời gian thật khó khăn đối với toàn thế giới do đại dịch Covid-19. Khi tôi viết bài về tình hình Covid-19 tháng 4 năm ngoái, lúc đó chỉ có 2 triệu ca mắc Covid-19 được ghi nhận trên thế giới. Hiện tại, con số này đã lên gần 200 triệu.

Cũng như Việt Nam, Na Uy đã hành động rất nhanh chóng để ngăn ngừa virus lây lan trong nước, hạn chế nguồn lây từ nước ngoài, đồng thời tăng cường dịch vụ y tế. Các chính sách kiểm soát chủ yếu tập trung vào ba mục tiêu: hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu tác động kinh tế, và khắc phục hậu quả tâm lý xã hội, đặc biệt là đối với các bạn trẻ.

Học sinh sinh viên hầu hết đều phải học trực tuyến từ năm ngoái. Sự cách ly với xã hội đã ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của các em. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi khi năm học mới bắt đầu tháng 8 này là mở cửa trở lại trường học và đảm bảo các hoạt động bình thường nhất có thể cho các em.

Các biện pháp phòng chống dịch của chúng tôi thường xuyên được điều chỉnh, khi thì thắt chặt lúc thì nới lỏng tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới, đặc biệt là khi có bùng phát dịch ở các địa phương.

Thủ đô Oslo và một số vùng lân cận bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 nên phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất. Các cơ quan y tế đã kiểm soát rất thành công các ổ dịch địa phương bằng cách thường xuyên cảnh báo việc đi lại đồng thời điều chỉnh các biện pháp kiểm soát cho phù hợp.

Ngay từ khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Na Uy tháng 3/2020, Chính phủ đã áp dụng ngay các biện pháp kiểm soát để ngăn không cho dịch bệnh lây lan: tuyên truyền các cảnh báo y tế để tránh lây nhiễm, xét nghiệm và truy vết, cách ly kiểm dịch, đóng cửa hàng quán, hạn chế đi du lịch nước ngoài, và hạn chế người nước ngoài nhập cảnh vào Na Uy.

Mặc dù không phải là thành viên EU nhưng Na Uy đã phối kết hợp rất chặt chẽ với các nước châu Âu trong phòng chống dịch, thực hiện chương trình tiêm chủng, chính sách hộ chiếu vaccine và sắp tới là mở cửa trở lại cho du lịch quốc tế.

Khi vaccine không đủ, Chính phủ cần có một chiến lược tiêm chủng quốc gia rõ ràng và linh hoạt, ưu tiên cho các nhóm dễ bị tổn thương cũng như các địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19.

Về chính sách tiêm vaccine, Na Uy ưu tiên cho đội ngũ nhân viên y tế, nhóm người cao tuổi và có bệnh nền. Chúng tôi nhận thấy hầu hết các ca tử vong và bệnh nặng do Covid-19 đều liên quan đến nhóm đối tượng này. Tới nay, Na Uy đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 đầy đủ cho người cao tuổi và có bệnh nền.

Theo tôi, khi vaccine không đủ, Chính phủ cần có một chiến lược tiêm chủng quốc gia rõ ràng và linh hoạt, ưu tiên cho các nhóm dễ bị tổn thương cũng như các địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19.

Hiện tại, Na Uy đang chủ trương khuyến khích những người trẻ đi tiêm chủng vì tỷ lệ nhiễm bệnh ở nhóm này đang có nguy cơ gia tăng. Mặc dù triệu chứng nhiễm Covid-19 ở thanh thiếu niên không nặng, song nếu bị mắc Covid-19, họ có thể lây cho các nhóm dễ bị tổn thương.

Khi biến thể Delta đang trở nên phổ biến, tiêm chủng hàng loạt sẽ là giải pháp then chốt để ngăn chặn dịch bệnh không chỉ ở Na Uy mà trên toàn thế giới.

Cũng phải kể đến các quyết sách mà Chính phủ Na Uy đã áp dụng để khắc phục hậu quả kinh tế của đại dịch cũng như ảnh hưởng của nó tới doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ, vận tải, khách sạn, nhà hàng, du lịch, hàng không,…

Văn hóa cũng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp cứng rắn như cấm biểu diễn, cấm tổ chức các sự kiện lễ hội và hòa nhạc trong một thời gian dài. Các biện pháp này hiện đã được nới lỏng và hy vọng sẽ có một số sự kiện văn hóa được tổ chức trong hè.

Tin liên quan
Đại sứ Na Uy: Việt Nam đã Đại sứ Na Uy: Việt Nam đã 'biến nguy thành cơ' trước dịch bệnh Covid-19

Tuy nhiên, đối với nhiều người, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm qua thực sự là một năm kinh tế tồi tệ ngay cả khi Chính phủ đã có các gói hỗ trợ kinh tế cho người sử dụng lao động và người lao động, nhất là trong các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Gần đây, mối lo ngại về những tác động tâm lý xã hội của giãn cách xã hội kéo dài đã khiến Chính phủ suy nghĩ lại về các biện pháp này. Đây là điều hết sức cần thiết bởi việc giãn cách đã có những tác động tiêu cực tới người trẻ do không được đến trường và phải làm việc ở nhà quá lâu.

Ở hầu hết các quốc gia, người dân đã mệt mỏi với đại dịch, thậm chí kiệt sức, mong mỏi được trở lại cuộc sống bình thường. Về lâu dài, tâm lý tiêu cực này sẽ ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới đời sống của mỗi người dân và của cả một đất nước. Cái khó là làm sao để cân bằng hài hòa giữa mục tiêu kiểm soát dịch bệnh và mở cửa trở lại.

Rất may là so với hồi đầu, chúng tôi hiện đã có kiến thức và nhiều kinh nghiệm kiểm soát dịch hơn. Nhưng phải khiêm tốn thừa nhận rằng, với đại dịch này, sẽ không thể kiểm soát nó một cách mau lẹ.

Giống như các nước Bắc Âu khác, hệ thống y tế quốc gia của Na Uy do nhà nước quản lý, bảo hiểm phổ cập toàn dân thông qua tiền thuế. Để đối phó với Covid-19 về lâu dài, xét nghiệm và tiêm chủng là giải pháp cơ bản. Hiện chúng tôi đang tập trung thực hiện chương trình tiêm chủng. 33% dân số Na Uy đã được tiêm chủng đầy đủ, 65% đã được tiêm mũi 1.

Ở Na Uy, hầu như không có nhiều người e ngại về việc tiêm vaccine. 90% dân số đều đồng ý khi được đề nghị tiêm phòng. Đây là một tín hiệu tốt để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Đại sứ Na Uy: Việt Nam có cách chống dịch 'chạm đến trái tim'
Đại sứ Na Uy: Hy vọng 6 tháng cuối năm Việt Nam sẽ nhận được nhiều vaccine hơn. (Ảnh: KT)

Trong bối cảnh tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam, Đại sứ có lời khuyên nào cho công tác phòng chống dịch của Việt Nam không?

Trước hết, cần phải khen ngợi Việt Nam về những thành công của các bạn trong việc kiểm soát dịch bệnh suốt một thời gian dài với số ca lây nhiễm và tử vong do Covid-19 rất thấp. Bằng nhiều cách, Na Uy cũng đang thực hiện giống Việt Nam ở chỗ coi trọng việc xét nghiệm và truy vết.

Hiện tại, tiêm vaccine là mục tiêu quan trọng để đối phó với biến thể Delta dễ lây lan hơn. Tiêm chủng là giải pháp giúp đạt được miễn dịch cộng đồng.

Ngay từ đầu, Na Uy đã coi việc phát triển, sản xuất và phân phối vaccine Covid-19 trên toàn thế giới là một ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi đề cao việc phân phối và tiếp cận vaccine công bằng và bình đẳng cho mọi quốc gia.

Các biến thể mới của virus ngày càng khó đoán định, vì thế cần có một cơ chế phản ứng hiệu quả mang tính toàn cầu. Na Uy đã góp hơn 500 triệu USD vào ACT-A (ACT Accelerator) - Chương trình Hợp tác Toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19.

ACT-A được thành lập tháng 3/2020 với trụ cột là cơ chế COVAX - sáng kiến ​​toàn cầu nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng và nhanh chóng đối với vaccine Covid-19 cho mọi quốc gia. Na Uy và Nam Phi hiện đang là đồng chủ tịch của ACT-A.

Tôi rất vui vì Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ cơ chế COVAX. Nguồn vaccine viện trợ qua COVAX đã và đang đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam.

Ai cũng biết vaccine là hy vọng, nhưng quan trọng hơn cả là phải đảm bảo tiếp cận công bằng với vaccine để những người nghèo khổ nhất và dễ bị tổn thương nhất cũng có thể tiếp cận. Đại dịch Covid-19 tác động đến trẻ em gái, trẻ em trai, phụ nữ và đàn ông theo các cách khác nhau. Do đó, các biện pháp ứng phó với đại dịch cần cân nhắc cả góc độ giới, để đảm bảo các biện pháp áp dụng không phân biệt đối xử.

Chỉ khi đó, chúng ta mới không bỏ lại ai phía sau. Thật không may, nhu cầu vaccine trên thế giới đang vượt quá khả năng cung cấp. Điều này cũng đang ảnh hưởng đến sự sẵn có vaccine ở Việt Nam. Hy vọng, 6 tháng cuối năm Việt Nam sẽ nhận được nhiều vaccine hơn.

Đại sứ nghĩ sao về ý nghĩa, vai trò của “ngoại giao vaccine” trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay? Tính “nhân văn”, tính “lan tỏa” của “ngoại giao vaccine” có giá trị như thế nào, thưa Đại sứ?

Tôi sẽ nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế trong phòng chống đại dịch. Bản chất là sự sẻ chia. Đại dịch đã cho chúng ta thấy một điều: chúng ta đều phụ thuộc vào nhau và cùng với nhau chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn. Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã nói “Các thách thức toàn cầu cần phải có các giải pháp toàn cầu”. Chúng tôi tin rằng cùng nhau đầu tư để ngăn chặn đại dịch Covid-19 không chỉ là việc làm đúng đắn về mặt đạo đức mà còn là việc làm thông minh.

Ai cũng biết vaccine là hy vọng, nhưng quan trọng hơn cả là phải đảm bảo tiếp cận công bằng với vaccine để những người nghèo khổ nhất và dễ bị tổn thương nhất cũng có thể tiếp cận.

Như đã đề cập ở trên, Na Uy đã rất chủ động đi đầu trong các nỗ lực đảm bảo ứng phó hiệu quả với đại dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tốc độ hiện còn chậm, và hợp tác quốc tế cần tập trung vào việc tăng cường khả năng tiếp cận và năng lực sản xuất vaccine. Ngoài các khoản tiền đóng góp cho COVAX, Na Uy cũng đã nhường lại một phần ba số vaccine của mình trong cơ chế này cho các nước nghèo hơn.

Việt Nam luôn là một đối tác quốc tế có trách nhiệm. Các bạn đã chủ động chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực, cung cấp các dịch vụ, thiết bị và hỗ trợ điều trị y tế cho các nước khác cũng như đóng góp 500.000 USD cho cơ chế COVAX.

Chính phủ Việt Nam luôn nhất quán trên các diễn đàn đa phương, như Liên hợp quốc (LHQ), kêu gọi sự đoàn kết và hợp tác quốc tế để cùng nhau ứng phó với đại dịch. Ở những thời điểm như thế này, mỗi nghĩa cử sẻ chia đều rất cần thiết và được trân trọng.

Covid-19 lây lan xuyên biên giới. Đại dịch này không phải của riêng ai. Đoàn kết quốc tế là yếu tố then chốt để ứng phó với đại dịch.

Sống và làm việc tại Việt Nam, Đại sứ cảm nhận như thế nào về tinh thần đoàn kết của người Việt trong đại dịch Covid-19? Có những hình ảnh/câu chuyện nào để lại ấn tượng sâu sắc trong Đại sứ?

Covid-19 đặt ra những thách thức chưa từng có cho mỗi quốc gia, tác động tàn khốc tới cuộc sống và sinh kế của bao con người, làm gián đoạn nghiêm trọng đời sống xã hội và nền kinh tế của mỗi nước.

Nhưng trong bối cảnh đại dịch, ta được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động về tình người, về sự sẽ chia bất chấp những khác biệt về quốc tịch và ngôn ngữ. Tôi thực sự xúc động khi đọc những bản tin về đội ngũ y bác sĩ và những cán bộ ở tuyến đầu chống dịch của Việt Nam đang chống dịch ngày đêm, sẵn sàng đi tới những điểm nóng để hỗ trợ hết mình.

Những câu chuyện này nói lên rất nhiều về sức mạnh của người Việt Nam. Chắc hẳn không ai có thể quên câu chuyện về các bác sỹ Việt Nam đã dốc hết sức lực trong 100 ngày để cứu sống viên phi công người Anh bị nhiễm Covid-19 hồi tháng 3 năm ngoái. Bệnh nhân số 91 này đã trở thành tiêu điểm của cả truyền thông trong nước và quốc tế.

Và câu chuyện mới nhất xảy ra tháng 6 năm nay. Theo đề nghị của LHQ, lần đầu tiên Việt Nam đã tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân Covid-19 là cán bộ của LHQ, theo chương trình MEDEVAC.

Câu chuyện này không chỉ đánh dấu mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và LHQ mà nó còn chạm đến trái tim của các nhân viên LHQ trong khu vực và cả những người nước ngoài và các nhà ngoại giao ở Việt Nam như tôi.

Đó là biểu tượng của sự thiện chí và tinh thần đoàn kết quốc tế của Việt Nam, điều có ý nghĩavô vùng quan trọng trong những thời điểm khắc nghiệt này.

Việt Nam tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm của Tổng thống Nga bổ nhiệm Đại sứ tại Việt Nam

Việt Nam tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm của Tổng thống Nga bổ nhiệm Đại sứ tại Việt Nam

Chiều ngày 29/6, tại Bộ Ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Việt Dũng, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước đã tiếp nhận bản sao Thư ...

Việt Nam tham dự cuộc họp lần thứ 6 Ủy ban Hợp tác chung theo lĩnh vực ASEAN-Na Uy

Việt Nam tham dự cuộc họp lần thứ 6 Ủy ban Hợp tác chung theo lĩnh vực ASEAN-Na Uy

Ngày 31/5, đã diễn ra cuộc họp lần thứ 6 Ủy ban Hợp tác chung theo lĩnh vực ASEAN-Na Uy theo hình thức trực tuyến. ...

(thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu?

Xin hỏi đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn có bị xử phạt không? Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu? ...
Chuyển nhượng cầu thủ: MU dự tính chiêu mộ tiền đạo Newcastle Bruno Guimaraes

Chuyển nhượng cầu thủ: MU dự tính chiêu mộ tiền đạo Newcastle Bruno Guimaraes

MU sẵn sàng trả mức phí cao cho tiền vệ Bruno Guimaraes trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè nhằm tăng cường sức mạnh hướng đến cuộc đua danh hiệu.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay đi ngang ở cả ba miền. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg, đang dừng ...
Nhan sắc rạng rỡ của diễn viên Nguyễn Ngọc Thúy Diễm

Nhan sắc rạng rỡ của diễn viên Nguyễn Ngọc Thúy Diễm

Diễn viên Nguyễn Ngọc Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim khiến fan bất ngờ với nhan sắc rạng rỡ cùng phong cách thời trang quyến rũ.
Thanh niên Ngoại giao tham gia Giải bóng đá giao hữu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương

Thanh niên Ngoại giao tham gia Giải bóng đá giao hữu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương

Ngày 17/3, đã diễn ra Giải bóng đá giao hữu giữa Uỷ ban kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov

Sáng ngày 18/3, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Bakhtiyor Saidov.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định phân công, điều động cán bộ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định phân công, điều động cán bộ

Ngày 18/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định phân công, điều động cán bộ.
Tiếp tục triển khai các chương trình phong phú, đa dạng củng cố quan hệ Việt Nam-Brazil

Tiếp tục triển khai các chương trình phong phú, đa dạng củng cố quan hệ Việt Nam-Brazil

Tối ngày 15/3 tại thủ đô Brasília, đã diễn ra chương trình gặp gỡ hữu nghị Việt Nam-Brazil.
Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Từ 16-17/3/2024, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc ...
Đại sứ Hoàng Sỹ Cường trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa

Đại sứ Hoàng Sỹ Cường trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi kiêm nhiệm Zimbabwe Hoàng Sỹ Cường trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên Tổng thống Zimbabwe Mnangagwa.
Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng thông tin về việc hỗ trợ đưa thi hài Đại phó Đặng Duy Kiên, thuyền viên tàu True Confidence bị tập kích.
Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục để các thuyền viên được về nước nhanh chóng, an toàn.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Theo thông tin sơ bộ, trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, 1 thuyền viên đã tử vong và 3 thuyền viên trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Một công dân Việt Nam được cho là bị sát hại tại Higashiomo, Shiga, Nhật Bản. Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 1 nghị phạm và đang tiếp tục điều tra.
Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland thông tin về 7 người nhập cư trong xe tải được cho là công dân Việt Nam tại cảng East Sussex, Vương quốc Anh.
Công tác bảo hộ công dân: Vững tinh thần phục vụ, sẵn tấm lòng sẻ chia

Công tác bảo hộ công dân: Vững tinh thần phục vụ, sẵn tấm lòng sẻ chia

Công tác bảo hộ công dân đã và đang là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ muôn màu sắc, Philippines có nề văn hóa vô cùng đặc sắc. Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa tại đây.
Phiên bản di động