Nhỏ Bình thường Lớn

Chiến tranh thương mại: Mỹ - Trung có thể thỏa hiệp nhờ “đậu nành”

Mỹ liên tiếp ra đòn, Trung dồn dập đáp trả. Căng thẳng chưa hề có dấu hiệu lắng xuống, bởi cả hai đều cho là chưa phải thời điểm để nhượng bộ. Tuy nhiên, “hạt đậu nành nhỏ bé” rất có thể trở thành “Đại sứ hòa bình” trong ít tháng tới. 
TIN LIÊN QUAN
chien tranh thuong mai my trung co the thoa hiep nho dau nanh ​Mỹ áp thuế từ 58,75-172,51% đối với sản phẩm vành thép Trung Quốc
chien tranh thuong mai my trung co the thoa hiep nho dau nanh Các biện pháp trả đũa thuế quan của Trung Quốc đối với Mỹ bắt đầu có hiệu lực

Đúng vậy, áp lực từ thị trường đậu nành rất có thể sẽ là lý do để Trung Quốc theo sát từng động thái của Mexico và chịu xuống nước, hạ nhiệt “căng thẳng” với Mỹ trong vài tháng tới.

Đậu nành bị mắc kẹt

Đậu nành vốn là sản phẩm đứng đầu danh sách các loại hàng hóa bị mắc kẹt giữa cuộc giao tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Vào đầu tháng 7, để trả thù cho một khoản thuế tương tự của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 34 tỷ USD, Trung Quốc đã quyết định đánh thuế 25% đối với hàng trăm loại hàng hóa hàng khác nhau nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có đậu nành. Đây là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc, với giá trị 12,4 tỷ USD vào năm ngoái.

chien tranh thuong mai my trung co the thoa hiep nho dau nanh
Đậu nành nhập khẩu được bốc dỡ tại một cảng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: China Daily)

Tại thị trường Mỹ, giá đậu nành đã giảm khoảng 22% kể từ hồi tháng Tư. Có lẽ không có một nhóm người Mỹ nào phải chịu thiệt hại nặng nề bởi miếng đòn từ “bạn hàng” Trung Quốc, như người trồng đậu nành. Họ là hàng trăm nghìn nông dân chủ yếu sống tại các “bang đỏ” rộng lớn (red states - bang ủng hộ đảng Cộng hòa) và đã bầu cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, đậu nành của Mỹ đang giúp “nuôi dưỡng” một tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh ở Trung Quốc, nơi mà lợn thịt sử dụng đậu nành làm thức ăn đã trở thành một mặt hàng phổ biến và thiết yếu trên thị trường. Nhu cầu thị trường sẽ trở nên cấp thiết hơn vào mùa thu này, khi đậu nành từ Brazil – một nhà sản xuất lớn khác của thế giới trở nên khan hiếm.

Theo Mike Dawson - Nhà phân tích của Công ty chuyên nghiên cứu về nông nghiệp Sterling Marketing, “vào quý IV này, thị trường Trung Quốc chắc chắn sẽ “cháy” đậu tương Mỹ”. “Tôi nghĩ rằng, khi thời điểm đó đến gần hơn… Trung Quốc sẽ trở nên thân thiện hơn nhiều” với một thỏa thuận thương mại.

Chủ tịch Hiệp hội Đậu nành Mỹ John Heisdorffer và cũng là một nông dân trồng đậu nành và ngô ở Tiểu bang Lowa đã nói rằng, ông ấy đang rất hy vọng điều đó sẽ xảy ra.

Giới chuyên gia cho rằng, hiện người mua đậu nành ở  Trung Quốc có rất ít lựa chọn, bởi nguồn cung từ Mỹ đang bị hạn chế, trong khi đó thứ hạt này thường xuyên có cầu lớn trên thị trường, bởi nó còn được sử dụng vào nhiều việc khác, chẳng hạn như sản xuất dầu ăn. Nếu mức thuế 25% không sớm được gỡ bỏ, nó có thể đẩy lạm phát ở Trung Quốc lên mức cao nhất trong bốn tháng tới. Lạm phát vẫn thường là một vấn đề khá nóng bỏng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Thời gian ủng hộ

Thời điểm nhu cầu đậu nành trên thị trường Trung Quốc tăng cao sẽ trùng với các cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Theo nhận định của chuyên gia John LaForge - người đứng đầu bộ phận tài sản của Tập đoàn Đầu tư tài chính toàn cầu Wells Fargo, Bắc Kinh hy vọng có thể góp thêm áp lực làm giảm bớt lượng người ủng hộ đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump ở các bang đỏ, bằng cách làm tổn thương các nông dân ở đây.

chien tranh thuong mai my trung co the thoa hiep nho dau nanh
Cả Trung Quốc và Mỹ đều không cho rằng đây là thời điểm để nhượng bộ đối phương. (Nguồn: Sky)

"Chỉ vài tháng nữa là tới cuộc bầu cử giữa kỳ, chúng tôi hy vọng, Trung Quốc sẽ giữ nguyên áp lực trên" LaForge đã viết như vậy trong một lưu ý đối với khách hàng của mình. "Bởi vì, chẳng bao lâu nữa... chúng ta có thể sẽ thấy giá đậu nành và các nhà xuất khẩu sản phẩm này của Mỹ sẽ được Chính phủ trợ giá."

Tổng thống Trump vừa đạt thỏa thuận thương mại mới với Mexico, dù Canada chưa tham gia hiệp ước này thì đây vẫn là “điềm xấu” với Trung Quốc. Bởi thỏa thuận này sẽ tăng cường vị thế của Mỹ trong việc cứng rắn hơn với nền kinh tế thứ hai thế giới. Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đã được “hâm nóng” vào tuần trước, nhưng vẫn “dậm chân tại chỗ”. Theo giới phân tích, cả Mỹ và Trung Quốc đều không cho rằng đây là thời điểm để nhượng bộ đối phương. Và các quan chức Chính quyền Trump cũng cho biết, Tổng thống Mỹ đã dự báo trước về các cuộc đàm phán tiếp theo.

Những bất bình của Washington đối với Trung Quốc được cho là lớn hơn rất nhiều so với Mexico, bởi nó liên quan đến những vấn đề nổi cộm mà Tổng thống Trump cho là không thể chấp nhận như trộm cắp tài sản trí tuệ, hay chuyển giao công nghệ bắt buộc. Chính phủ Mỹ đang triển khai kế hoạch áp thuế bổ sung đối với 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc và đồng thời xác định bổ sung thêm 200 tỷ USD hàng hóa trở thành mục tiêu chịu thuế lên tới 25%, từ hóa chất, hải sản tới máy hút bụi và xe đạp. Một khi được triển khai, kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD này sẽ đánh dấu một bước leo thang mạnh trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bạn hàng đậu nành số 1

Hạt đậu nành rất có thể sẽ tạo nên bước đột phá, hạ nhiệt căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washinton, vì một lý do có tính bắc cầu. Theo số liệu của Wells Fargo, Trung Quốc vốn là thị trường tiêu thụ 1/3 lượng đậu nành của thế giới. Ở nước này, đậu nành được sử dụng là thức ăn chính cho lợn. Mà thịt lợn lại là một thực phẩm một yếu trong chế độ ăn uống của người dân. Và Trung Quốc với số dân nhiều nhất thế giới, cũng là nơi tiêu thụ nhiều thịt lợn nhất.

"Người Trung Quốc cần thịt lợn, và lợn thì cần phải được cho ăn", ông LaForge kết luận.

Tuy nhiên, nông nghiệp Trung Quốc mới chỉ tự sản xuất được khoảng 12% trong tổng số 112 triệu tấn đậu nành tiêu thụ hàng năm, theo dữ liệu của Sterling và Wells Fargo. Phần còn lại, Trung Quốc phải nhập khẩu chủ yếu là từ Mỹ và Brazil, hai nhà sản xuất hàng đầu đang cùng nhau tạo ra 68% nguồn cung đậu nành trên thế giới. Mỹ dẫn đầu với 120,4 triệu tấn, tiếp theo là Brazil với 108 triệu tấn. Nhưng Brazil dẫn đầu về xuất khẩu, năm ngoái nước này đã bán 51 triệu tấn cho thị trường Trung Quốc, Mỹ xuất khẩu 33 triệu tấn, đứng ở vị trí tiếp theo.

Kể từ tháng Tư, khi các nhà đầu tư bắt đầu dự đoán về mức thuế 25% mà Trung Quốc đánh vào đậu nành Mỹ, giá mặt hàng này tại Mỹ đã giảm từ 10,54 USD xuống còn 8,2 USD, khi Trung Quốc chuyển các giao dịch nhập khẩu đậu nành từ Mỹ sang Brazil. Kết quả là, giá đậu nành của Brazil tăng vọt, tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn chi phí mua đậu tương của Mỹ sau thuế 25%.

Ở phần còn lại của thị trường, giá cao và nguồn cung hạn chế từ Brazil đã buộc các nước khác tăng cường mua đậu nành Mỹ. Nhưng tổng xuất khẩu mặt hàng này của Mỹ vẫn giảm khoảng 4% trong 12 tháng qua, so với năm trước.

chien tranh thuong mai my trung co the thoa hiep nho dau nanh
Một chiếc xe tải chở thức ăn gia súc được làm từ đậu tương ở Trung Quốc. (Nguồn: CNN)

Nông dân trồng đậu nành, đã phải chịu thiệt khá lớn bởi tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, thậm chí là thua lỗ trong một vụ mùa bội thu, khiến họ trở nên bức xúc hơn lúc nào, Chủ tịch Hiệp hội Đậu nành Mỹ cho biết. Ông này cho biết, nếu bế tắc vẫn tồn tại tới đầu năm sau, một số nhà sản xuất có thể bị buộc phải đóng cửa. Một gói viện trợ của liên bang trị giá 12 tỷ USD cho nông dân trồng đậu nành Mỹ bị tổn thương bởi cuộc chiến thương mại được kỳ vọng sẽ bù đắp được khoảng 37% mất mát do giá dảm.

57% đậu tương Mỹ đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vào năm ngoái, theo số liệu từ Wells Fargo.

Thị trường Trung Quốc sẽ sớm cần đậu nành Mỹ

Trên thực tế, vụ thu hoạch đậu nành của Brazil kéo dài từ tháng Hai đến tháng Năm, còn vụ thu hoạch của Mỹ diễn ra từ tháng Chín đến tháng Mười Hai. Vào cuối năm nay, Brazil sẽ không thể có đủ đậu nành để cung cấp cho Trung Quốc, chuyên gia LaForge phân tích. Người tiêu dùng Trung Quốc sẽ phải tiếp tục mua hàng từ Mỹ ở mức giá cao hơn rất nhiều nếu phải cộng thêm 25% thuế, hoặc với giá thấp hơn nếu căng thẳng được giải quyết.

Chưa có gì đảm bảo rằng, sự khan hiếm đậu nành trên thị trường sẽ gây áp lực khiến Bắc Kinh phải "xuống  nước"  trong các cuộc đàm phán thương mại với Washington, ít nhất là trong tương lai gần. Bởi Chính phủ Trung Quốc có thể giúp người dân kéo dài thời gian tránh mua đậu nành Mỹ, bằng cách bán cho họ hạt giống từ kho dự trữ khẩn cấp. Tuy nhiên, đó sẽ chỉ là một giải pháp tạm thời. Bởi hiện tại, Trung Quốc đang có khoảng 500 triệu con lợn, chiếm hơn một nửa đàn lợn của thế giới.

chien tranh thuong mai my trung co the thoa hiep nho dau nanh Chĩa "mũi dùi" vào Trung Quốc - Sự chuyển hướng mạo hiểm của ông Trump

Không còn coi Triều Tiên là mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng dồn sự ...

chien tranh thuong mai my trung co the thoa hiep nho dau nanh Mỹ tiếp tục công bố danh sách 200 tỷ USD hàng Trung Quốc bị đánh thuế

Tối 10/7 theo giờ địa phương, tức sáng 11/7 theo giờ Hà Nội, Mỹ đã bất ngờ công bố danh sách hàng hóa nhập khẩu ...

Minh Anh (theo Usatoday)

Tin cũ hơn

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu? Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng' Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?